IPC là gì? Hướng dẫn thực hành phòng tránh lây nhiễm

Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân viên y tế và các bệnh nhân nói chung đó là không thể kiểm soát tốt sự lây lan nhiễm trùng trong các cơ sở y tế. Do đó, việc phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trung là ưu tiên hàng đầu đối với các bệnh viện, phòng khám. Vậy IPC là gì? Và vì sao lại quan trọng. Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết sau đây.

1. IPC là gì?

IPC là viết tắt của Infection prevention and control – Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đây là một phương pháp tiếp cận thực tế, khoa học và giải pháp thiết thực nhằm ngăn ngừa bệnh nhân và nhân viên y tế bị tổn hại sức khỏe do nhiễm trùng hoặc việc kháng thuốc kháng sinh. IPC chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực y tế vì có liên quan đến nhân viên y tế và bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

IPC – Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng
IPC – Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng

Xem thêm: Sự nhầm lẫn giữa kiểm định và hiểu chuẩn thiết bị y tế

2. Tại sao IPC là quan trọng?

Việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của IPC sẽ giúp nhân viên y tế và bệnh nhân tránh được các rủi ro liên quan đến những biến chứng về chăm sóc sức khỏe. Ví dụ phổ biến nhất về biến chứng là nhiễm trùng trong quá trình chăm sóc sức khỏe (HAIs – Healthcare acquired infections). Một chương trình IPC phù hợp sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro cho cả các bệnh nhân và nhân viên y tế.

Theo thống kê từ trung tâm Kiểm soát dịch bệnh CDC Mỹ, HAIs gây ảnh hưởng từ 5 đến 10% số bệnh nhân nhập viện tại Quốc gia này mỗi năm, lấy đi tính mạng của 99.000 người và gây ra ước tính 20 tỷ đô chi phí chăm sóc sức khỏe. Từ đây, có thể thấy IPC đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc y tế.

Vai trò quan trọng của IPC
Vai trò quan trọng của IPC

✍ Xem thêm: Quy trình kiểm định máy X-Quang

3. Thực hành IPC

Vai trò của IPC là phá vỡ chuỗi lây nhiễm. Do đó, nó được sử dụng và thực hành nhằm giảm thiểu tối đa sự lây truyền vi khuẩn, vi sinh sinh vật trong tất cả các cơ sở chăm sóc y tế. Như đã biết, IPC giúp bảo vệ nhân viên y tế và bệnh tránh khỏi các tác nhân lây nhiễm. Vì vậy IPC được khuyến nghị áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân trong các sở y tế kể cả khi mới chỉ chẩn đoán nghi ngờ hoặc đã xác định được bệnh của họ.

Các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn:

a. Vệ sinh tay

Yêu cầu nhân viên y tế thực hiện vệ sinh tay bằng các chất rửa có cồn hoặc xà phòng cho các chỉ định lâm sàng sau:

– Trước khi chạm vào bệnh nhân hoặc trước khi thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu vô trùng ;

– Trước khi di chuyển từ nơi làm việc đến cơ quan;

– Sau khi chạm vào bệnh nhân;

– Sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể hoặc các bề mặt bị ô nhiễm;

– Ngay sau khi tháo găng tay.

Cũng cần đảm bảo các dụng cụ vệ sinh tay luôn có thể sử dụng ở tất cả các khu vực chăm sóc bệnh nhân.

b. Làm sạch môi trường

Yêu cầu vệ sinh định kỳ và có kế hoạch đối với các bề mặt trong môi trường chăm sóc bệnh nhân. Nhanh chóng làm sạch và khử khuẩn các bề mặt dính vết máu hoặc các vật liệu có khả năng lây nhiễm khác.

Chọn các chất khử trùng đã được đăng ký với Bộ Y tế có hoạt tính diệt vi sinh chống lại các mầm bệnh có nhiều khả năng làm ô nhiễm môi trường chăm sóc bệnh nhân.

Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng đúng cách các sản phẩm làm sạch và khử trùng (ví dụ: pha loãng, thời gian tiếp xúc, tính tương thích của vật liệu, bảo quản, thời hạn sử dụng, sử dụng và thải bỏ an toàn).

c. An toàn trong tiêm và cấp phát thuốc

Cần đảm bảo vô trùng khi chuẩn bị và sử dụng thuốc. Chỉ sử dụng kim và ống tiêm cho một bệnh nhân. Các hộp đựng thuốc cùng ống tiêm cần được thay mới ngay cả khi lấy liều bổ sung cho cùng một bệnh nhân. Đảm bảo các lọ, ống tiêm, túi hoặc chai đựng các dung dịch một liều hoặc dùng một lần chỉ sử dụng cho một bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bộ truyền dịch (ví dụ ống tiêm tĩnh mạch) cũng chỉ được sử dụng cho một người bệnh.

d. Đánh giá rủi ro với việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) thích hợp

Đảm bảo lựa chọn và sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp dựa trên bản chất các tiếp xúc với bệnh nhân và khả năng tiếp xúc với máu, chất dịch cơ thể và các chất lây nhiễm. Cần mang găng tay, đeo khẩu trang, mặc áo bảo hộ, kính bảo hộ phù hợp để giảm khả năng tiếp xúc với các chất dịch, máu trong quá trình thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm.

Không sử dụng áo choàng, găng tay, khẩu trang khi thực hiện chăm sóc cho nhiều bệnh nhân. Tuyệt đối không giặt găng tay với mục đích tái sử dụng.

e. Giảm thiểu phơi nhiễm

Tuân thủ các quy tắc để giảm khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong các cơ sở y tế như đeo khẩu trang, vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch muối loãng, giữ khoảng cách tối thiểu,…

Kịp thời nhắc nhở bệnh nhân và người nhà thực hiện việc vệ sinh tay khi tiếp xúc với các dịch tiết đường hô hấp. Cung cấp ngay cho họ các vật dụng như khẩu trang, khăn giấy và dụng cụ vệ sinh tay. Ngoài ra, tại các cửa ra vào của cơ sở y tế cần phát cho khách các tài liệu hướng dẫn, bảng chỉ dẫn cách giảm thiểu phơi nhiễm.

f. Quản lý chất thải y tế

Làm sạch, khử trùng, tiệt trùng các thiết bị y tế có thể tái sử dụng (ví dụ: máy đo đường huyết và các thiết bị chăm sóc y tế) trước khi sử dụng cho bệnh nhân khác. Cần tham khảo ý kiến và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất các thiết bị này trong việc vệ sinh chúng. Đảm bảo khoảng cách giữa thiết bị sạch và bẩn đề ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo.

Vệ sinh tay là một trong những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm 
Vệ sinh tay là một trong những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm 

Trên đây là nội dung về  IPC và tầm quan trọng của phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng. Ngoài ra, Quý khách hàng có thắc mắc và cần tư vấn các vấn đề liên quan đến kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị y tế thì hãy liên hệ với Vinacontrol CE HCM  qua số hotline 1800 646 820 (miễn phí cước) và email vncehcm@gmail.com hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820