Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng – Hỗ trợ công bố hợp quy

Theo Thông tư số 19/2019/TT-BXD Bộ Xây Dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng mang số hiệu QCVN 16:2019/BXD. Theo đó, các nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc nhóm 2 phải được chứng nhận và công bố hợp quy trước khi thương mại trên thị trường tại Việt Nam.

1. Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng hay còn gọi là chứng nhận chất lượng sản phẩm vật liệu là quá trình đánh giá chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng của Quý Doanh nghiệp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy (như Vinacontrol CE HCM).

Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là một hoạt động bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng trước khi lưu thông và sử dụng trong các công trình xây dựng.

Mọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu đều phải thực hiện kê khai đúng chủng loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với danh mục sản phẩm quy định.

Vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận chất lượng
Vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận chất lượng

2. Danh mục vật liệu xây dựng cần chứng nhận hợp quy?

Danh mục các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD được chia thành 06 nhóm, cụ thể như sau:

► Nhóm 1: Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông

  • Xi măng pooc lăng;
  • Xi măng pooc lăng hỗn hợp;
  • Xi măng pooc lăng bền sun phát;
  • Xi măng pooc lăng hỗ hợp bền sun phát;
  • Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xin măng;
  • Xỉ hạt lò cao nghiền mịn dùng cho bê tông và vữa;
  • Tro bay dùng cho bê tông và vữa xây;
  • Tro bay dùng cho xi măng;
  • Thạch cao photpho dùng để sản xuất xi măng.

► Nhóm 2: Kính xây dựng

  • Kinh nổi;
  • Kính phẳng tôi nhiệt;
  • Kinh dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp;
  • Kính hộp gắn kín cách nhiệt.

 Xem thêm: Chứng nhận hợp quy kính xây dựng

► Nhóm 3: Gạch, đá ốp lát

  • Gạch ốp lát;
  • Gạch ốp lát tự nhiên;
  • Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ.

 Xem thêm:  Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát tự nhiên

► Nhóm 4: Cát xây dựng

  • Cát tự nhiên dùng cho bê tông và sữa;
  • Cốt liệu lớn (Đá dăm, sỏi và sỏi dăm) dùng cho bê tông và vữa;
  • Cát nghiền cho bê tông và vữa.

 Xem thêm:  Chứng nhận hợp quy cát xây dựng

► Nhóm 5: Vật liệu xây

  • Gạch đát xét nung;
  • Gạch bê tông;
  • Sản phẩm bê tông khi chưng áp;
  • Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùng ép.

► Nhóm 6: Vật liệu xây dựng khác

  • Tấm sóng aminăng xi măng;
  • Amiăng crizôtin để sản xuất tấm sóng aminăng xi măng;
  • Tấm thạch cao;
  • Panel thạch cao có sợi gia cường;
  • Sơn tường dạng nhũ tương – Sơn phủ;
  • Ống và phụ tùng Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho mục đích cấp và thoát nước;
  • Ống và phụ tùng Polyetylen (PE) dùng cho mục đích cấp nước và thoát nước;
  • Ống và phụ tùng nhựa Polypropylen (PP) dùng cho mục đích cấp và thoát nước;
  • Ống và phụ tùng bằng chất dẻo (PVC-U; PP; PE) thành kết cấu dùng cho mục đích thoát nước chôn ngầm trong điều kiện không chịu áp;
  • Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm;
  • Thanh định hình (profile) poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi;
  • Hệ thống ống nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi thủy tinh trên cơ sở nhựa polyeste không no (GRP) sử dụng trong cấp nước chịu áp và không chịu áp.
Các sản phẩm vật liệu xây dựng cần chứng nhận hợp quy
Các sản phẩm vật liệu xây dựng cần chứng nhận hợp quy

 Xem thêm: Danh mục vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy

3. Quy trình hợp quy vật liệu xây dựng

Dưới đây là quy trình chứng nhận chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng với 2 hình thức: sản phẩm được sản xuất trong nước và sản phẩm được nhập khẩu:

 Đối với sản phẩm vật liệu được sản xuất trong nước

Quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm trong nước. Các sản phẩm hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy. Quy trình như sau:

   Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vinacontrol CE HCM;

   Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá;

   Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này);

   Bước 4: Vinacontrol CE HCM tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;

   Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;

   Bước 6: Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp quy;

   Bước 7: Công bố hợp quy tại Sở ban ngành (Vinacontrol CE HCM sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này).

Hệ thống phòng thử nghiệm vật liệu xây dựng luôn đáp ứng yêu cầu khách hàng
Hệ thống phòng thử nghiệm vật liệu xây dựng luôn đáp ứng yêu cầu khách hàng

Lưu ý: Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước khi thực hiện chứng nhận hợp quy cần phải có chứng chỉ ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

 Đối với sản phẩm vật liệu nhập khẩu 

Sảm phẩm vật liệu nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.

   Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vinacontrol CE HCM;

   Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu);

   Bước 3: Vinacontrol tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng);

   Bước 4: Vinacontrol CE HCM cấp giấy chứng nhận hợp quy.

 Xem thêm: Hoạt động công bố hợp quy vật liệu xây dựng

4. Vì sao nên chọn Vinacontrol CE chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

  • Vinacontrol CE HCM  là tổ chức chứng nhận được được Bộ Xây Dựng chỉ định đánh giá chứng nhận hợp quy nhóm sản phẩm hàng hóa Vật liệu xây dựng QCVN 16:2019/BXD theo Quyết định số 148/QĐ- BXD.
  • Cam kết tuân thủ đầy đủ theo quy chuẩn chứng nhận và đảm bảo thời gian đánh giá, ra chứng chỉ nhanh gọn nhất;
  • Thủ tục nhanh chóng, đảm bảo mức chi phí hợp lý, tối ưu và phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp;
  • Các chuyên gia đánh giá của Vinacontrol CE HCM được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chứng nhận;
  • Với hơn 60 năm kinh nghiệm, chứng chỉ hợp quy vật liệu xây dựng ở Vinacontrol CE đảm bảo uy tín và được đánh giá cao trên toàn cầu, giúp Quý Doanh Nghiệp thuận tiện sử dụng khi làm việc với đối tác trong nước lẫn đối tác nước ngoài.
  • Vinacontrol CE HCM hoạt động trên ba miền Bắc, Trung, Nam sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện hoạt động đánh giá nhanh chóng và hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu mọi lúc mọi nơi.
  • Vinacontrol CE HCM có các hoạt động chứng nhận bổ trợ cho điều kiện cấp chứng chỉ ISO 9001 giúp Quý Doanh Nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, cụ thể như: Chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, Kiểm định, Quan trắc môi trường, Thử nghiệm…
  • Bên cạnh đó, Quý Doanh Nghiệp sẽ được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, câu hỏi bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm tại Vinacontrol CE HCM.

5. Thắc mắc của doanh nghiệp về hợp quy vật liệu xây dựng

5.1 Thời gian và chi phí thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng trong bao lâu?

Trả lời: Chi phí chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng: tùy thuộc vào phương thức và sản phẩm vật liệu xây dựng cần chứng nhận của mỗi Doanh Nghiệp. Thời gian đánh giá cấp chứng nhận: 10 – 15 ngày (chưa tính thời gian tư vấn và thời gian thử nghiệm). 

5.2 Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn bao lâu?

Trả lời: Giấy chứng nhận hợp quy được cấp cho từng chủng loại sản phẩm, có thời hạn tối đa ba (03) năm. Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép cung cấp sản phẩm ra thị trường không hạn chế về số lượng.

5.3 Doanh nghiệp nào cần chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng?

Trả lời:

+ Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

+ Các tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện việc đánh giá, chứng nhận hợp quy, sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

+ Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

5.4 Mức xử phạt đối với các doanh nghiệp không thực hiện chứng nhận hợp quy liệu xây dựng là bao nhiêu?

Trả lời:  Theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP và Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định: Các doanh nghiệp, tổ chức không chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được nêu trong QCVN 16:2019/BXD, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa chưa chứng nhận và công bố hợp quy, sử dụng giả mạo dấu và các kết quả hợp quy, sẽ bị xử phạt lên đến 300.000.000 đồng cho các vi phạm trên.

6. Khách hàng tiêu biểu của Vinacontrol CE HCM

6.1 Công ty CP Falcon Coatings Việt Nam

Vào tháng 7/2022, Vinacontrol CE HCM đã thực hiện cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm “Sơn tường dạng nhũ tương” của công ty Falcon Coatings Việt Nam. Nói về Falcons Coatings, đây là công ty chuyên sản xuất sơn nước trang trí cao cấp, sơn giải pháp, chống thấm tường, chống thấm sàn, bột bả và nhiều loại sản phẩm khác phục vụ ngành xây dựng, trang trí nội thất.

Giấy chứng nhận hợp quy của công ty Falcon Coatings Việt Nam do Vinacontrol CE HCM cấp
Giấy chứng nhận hợp quy của công ty Falcon Coatings Việt Nam do Vinacontrol CE HCM cấp

6.2 Công ty cổ phần Hacera

Vào tháng 3/2022, Vinacontrol CE HCM đã thực hiện cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm “Gạch gốm ốp lát ép bán khô” của công ty CP Hacera. Với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng và xây dựng nói chung. Hacera đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường với chất lượng vật liệu đảm bảo, tuân thủ các quy chuẩn Quốc gia.

Giấy chứng nhận hợp quy của Công ty CP Hacera do Vinacontrol CE HCM cấp
Giấy chứng nhận hợp quy của Công ty CP Hacera do Vinacontrol CE HCM cấp

6.3 Công ty CP nhà máy nhôm Việt Đức

Công ty Cổ phần Nhà máy Nhôm Việt Đức được đầu tư, thành lập vào năm 2020, là đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp thanh nhôm định hình cao cấp kết hợp công nghiệp hiện đại và gia công sản phẩm phục vụ các công trình xây dựng, công nghiệp, thương mại… Công ty luôn nỗ lực đem lại những sản phẩm chất lượng, đa dạng mẫu mã và đồng thời đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc tế ISO IS9001:2015, IS14001:2015, QCVN16:2019/BXD. Vào tháng 12/2021, Vinacontrol CE HCM đã thực hiện cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm “Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm” cho Nhôm Việt Đức.

Giấy chứng nhận hợp quy của Công ty CP nhà máy nhôm Việt Đức do Vinacontrol CE HCM cấp
Giấy chứng nhận hợp quy của Công ty CP nhà máy nhôm Việt Đức do Vinacontrol CE HCM cấp

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ và tư vấn về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng của Vinacontrol CE HCM vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800.646.820, email vncehcm@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820