Thiết bị nâng là thiết bị quan trọng, dễ xảy ra tai nạn gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Vì thế, kiểm định thiết bị nâng là yêu cầu bắt buộc trước khi đưa vào sử dụng theo chỉ định của Bộ Ban ngành theo quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là đơn vị uy tín, có đầy đủ năng lực thực hiện kiểm định thiết bị nâng.
Nội Dung Bài Viết
1. Kiểm định thiết bị nâng
1.1 Kiểm định thiết bị nâng là gì?
Thiết bị nâng là các thiết bị nâng hạ dùng để vận chuyển hàng hóa trong các đơn vị, xí nghiệp. Bao gồm: xe nâng, cần trục, cầu trục, xe nâng người, thang máy, thang cuốn….
Vậy kiểm định thiết bị nâng (hay còn gọi Kiểm định an toàn thiết bị nâng) là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.2 Cơ sở pháp lý quy định
Theo đó, kiểm định thiết bị nâng là quy định bắt buộc trước khi đưa vào sử dụng theo chỉ định theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong và có đầy đủ năng lực kiểm định các thiết bị nâng theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Chỉ định số 1057/QĐ-LĐTBXH ngày 04/11/2022.
1.3 Chu kỳ kiểm định thiết bị nâng
Kiểm định thiết bị nâng chia làm 3 hình thức như sau:
- Kiểm định lần đầu: thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị nâng, nhằm sữa chữa và khắc phục kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn lao động;
- Kiểm định định kỳ: sau khi lần kiểm định đầu hết hạn, sẽ tiến hành lần kiểm định này;
- Kiểm định bất thường: Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị nâng.
– Thời hạn kiểm định thiết bị nâng phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của thiết bị, mức độ hao mòn, quá trình sử dụng… Từ đó, kiểm định viên sẽ đưa ra quyết định thời hạn kiểm định và đưa ra các đề nghị khắc phục các nguy cơ gây mất an toàn.
>>> XEM THÊM: Kiểm định an toàn – Danh mục thiết bị cần phải kiểm định an toàn
2. Danh mục các thiết bị nâng cần kiềm định?
Sau đây là danh mục các thiết bị nâng thông dụng cần phải kiểm định, cụ thể như sau:
- Kiểm định cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục đường sắt, cần trục chân đế.
- Kiểm định cầu trục các loại: Cầu trục lăn, cầu trục treo.
- Kiểm định cổng trục các loại: Cổng trục, bán cổng trục.
- Kiểm định pa lăng: Pa lăng điện, pa lăng kéo tay có trọng tải nâng từ 1.000 kg trở lên.
- Kiểm định tời: Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; tời tay có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên; tời nâng người làm việc trên cao.
- Kiểm định bàn nâng, sàn nâng, sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao.
- Kiểm định xe nâng: Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên; Xe nâng người, xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động lực thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
- Kiểm định vận thăng: Máy vận thăng nâng hàng, máy vận thăng nâng hàng kèm người, máy vận thăng nâng người;
- Kiểm định thang máy các loại:
- Kiểm định thang cuốn, băng tải chở người.
3. Lợi ích khi thực hiện kiểm định thiết bị nâng
Kiểm định thiết bị nâng là minh chứng cho việc tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cùng các lợi ích to lớn khác, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thiết bị nâng đạt chất lượng, từ đó năng suất lao động đạt hiệu quả tốt nhất;
- Giảm thiểu rủi ro, hư hỏng thiết bị, kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục, kịp thời thay mới;
- Sử dụng dấu kiểm định trên các thiết bị nâng, là bằng chứng pháp lý cung cấp cho Khách hàng về chất lượng;
- Tạo uy tín cho cơ sở, xí nghiệp, dễ dàng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
4. Quy trình kiểm định thiết bị nâng
4.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng quy trình kiểm định xe nâng:
- TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 4755-1989: Cần trục – Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực;
- TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
- TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 5179-90: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
4.2 Điều kiện kiểm định thiết bị nâng
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
- Hồ sơ kỹ thuật thiết bị;
- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện để tiến hành kiểm định;
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động đáp ứng để vận hành thiết bị.
4.3 Các bước kiểm định thiết bị nâng
Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
- Các chế độ thử tải – phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
5. Tổ chức kiểm định thiết bị nâng hàng đầu Việt Nam
- Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là một trong những tổ chức kiểm định hàng đầu tại Việt Nam, với 64 năm kinh nghiệm, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là một tổ chức uy tín và được nhiều người biết đến. Chứng nhận do Vinacontrol CE HCM cấp được lưu hành và đánh giá cao trên toàn thế giới.
- Vinacontrol CE HCM có đầy đủ năng lực chứng nhận theo Chỉ định số 1757/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ngày 04/11/2022;
- Cam kết tuân thủ đầy đủ theo đúng chỉ định và đảm bảo tiết kiệm thời gian, ra chứng nhận nhanh gọn nhất;
- Thủ tục nhanh chóng, mức chi phí hợp lý, tối ưu và phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp;
- Các kỹ thuật viên của Vinacontrol CE HCM được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm định;
- Bên cạnh hoạt động kiểm định thiết bị nâng, Vinacontrol CE HCM còn có các dịch vụ kiểm định bổ trợ khác như: Kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị máy; móc, Kiểm định/Hiệu chuẩn thiết bị đo lường, Kiểm định theo yêu cầu…
Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ kiểm định thiết bị nâng của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh. Quý khách hàng có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ miễn phí, chi tiết và nhanh chóng nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Tổ chức Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol
- Địa chỉ:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, P. 13, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: 41 Nguyễn Thượng Hiền, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: 66 Lô A6-A8 đường 30 tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
- Hotline: 1800.646.820
- Email: vncehcm@vnce.com.vn
- Website: https://vinacontrolce.vn/
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
Tin tức liên quan
Kiểm định thang máy theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH năm 2024
Kiểm định phòng sạch | Các quy định trong hoạt động này
Kiểm định bồn chứa hóa chất – Xăng dầu
Kiểm định cần bơm bê tông | Kiểm định Vinacontrol
Kiểm định bãi đỗ xe tự động
Kiểm định nồi hơi (lò hơi) – Kiểm định Vinacontrol CE Hồ Chí Minh