Kiểm định tời điện là thủ tục bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp phải thực hiện và tuân thủ theo quy định pháp luật về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Sau đây là các thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần hiểu và ghi nhớ để thực hiện hoạt động kiểm định một cách hợp pháp và hiệu quả nhất.
Nội Dung Bài Viết
1. Kiểm định tời điện là gì?
Kiểm định tời điện là hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật theo một quy trình kiểm định cụ thể được thực hiện bởi tổ chức kiểm định hợp pháp nhằm đánh giá, kiểm tra, xác nhận tính phù hợp trạng thái của tời điện với các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.

Máy Tời điện được kiểm đinh phải đạt được các yêu cầu theo những tiêu chuẩn sau:
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- TCVN 6780-2: 2009: Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng;
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.
- TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
- TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
- QCVN 01: 2011/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò.
2. Tại sao phải kiểm định an toàn máy tời điện?
Thứ nhất, Đảm bảo an toàn cho người vận hành cũng như tránh thiệt hại cơ sở vật chất do tai nạn;
Thứ hai, Tuân thủ các quy định hiện hành bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm định an toàn khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH;
Thứ ba, Đảm bảo hoạt động của thiết bị diễn ra bình thường, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả;
Thứ tư, Kiểm định và nhận được chứng chỉ kiểm định được coi là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm; tạo niềm tin cùng uy tín cho doanh nghiệp.

3. Khi nào cần phải kiểm định tời điện?
Cần thực hiện kiểm định thiết bị trong các trường hợp sau:
3.1.Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.2.Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.3.Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
✍ Xem thêm: Thông tin cần biết khi Kiểm định cần trục | Chi phí thấp
4. Quy trình kiểm định tời điện
Kiểm định tời điện được thực hiện theo Quy trình kiểm định: QTKĐ: 14-2016/BLĐTBXH. Quy trình gồm các bước cơ bản như sau:
► Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị
► Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài khi kiểm định tời điện.
► Bước 3. Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải.
► Bước 4. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử.
- Thử tải tĩnh
- Thử tải động
► Bước 5. Xử lý kết quả kiểm định tời điện.
Lập biên bản kiểm định tời điện với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.
Lưu ý: Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với thiết bị có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm

5. Tổ chức kiểm định hàng đầu Việt Nam
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol chi nhánh Hồ Chí Minh (Vinacontrol CE HCM) được chỉ định kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị nâng như: xe nâng, cần trục, cổng trục, vận thăng, cẩu tháp, palang, tời nâng, sàn nâng,… theo Quyết định số 1738/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tính đến thời điểm hiện tại Vinacontrol CE HCM đã thực hiện kiểm định +10000 thiết bị trên khắp cả nước với chi phí phù hợp và thời gian nhanh nhất.
Quý doanh nghiệp cần thực hiện kiểm định tời điện, tời nâng hàng và kiểm định thiết bị nâng khác, vui lòng liên hệ Vinacontrol CE HCM hotline miễn cước 1800.646.820, email vncehcm@gmail.com hoặc để lại thông tin liên lạc cùng yêu cầu để được tư vấn và báo phí chi tiết nhất.
Tin tức liên quan
Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi | Hỗ trợ tư vấn thông quan
Dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy Natri Hydroxit công nghiệp theo QCVN 03A:2020/BCT
[DOWNLOAD] Tài liệu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 PDF song ngữ
Tiêu chuẩn ISO 22716 | Giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết