Vận thăng nâng hàng là thiết bị thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội ban hành. Do đó, hoạt động kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người cần được thực hiện trước khi đem ra thị trường. Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung Bài Viết
1. Kiểm định vận thăng nâng hàng – nâng người
1.1 Kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người là gì?
Kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động theo quy định của nhà nước.
Thiết bị vận thăng nâng hàng thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội ban hành theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH. Vì vậy, các tổ chức doanh nghiệp có sử dụng hoặc buôn bán thiết bị này bắt buộc cần kiểm định thiết bị trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường
>>> TÌM HIỂU NGAY: Kiểm tra chất lượng thang cuốn và băng tải chở người nhập khẩu
1.2 Danh mục máy vận thăng nâng hàng, nâng người cần kiểm định
Kiểm định vận thăng tự do: Vận thăng tự do thích hợp với công trình có nhu cầu trọng lượng ít, chịu tải nhẹ, cấu tạo đơn giản, dễ dàng di chuyển, vận chuyển;
Kiểm định vận thăng dựa tường: Vận thăng dựa tường là thiết bị hoạt động thẳng đứng có cấu tạo đơn giản sử dụng để nâng hàng hóa vật liệu, người. Vận thăng dựa tường chỉ nâng được tải trọng tối đa 500 kg và chiều cao từ 9m đến 100m. Một hạn chế nữa là thiết bị chuyển động theo phương thẳng đứng nên hạn chế không gian phục vụ.
Kiểm định vận thăng lồng: Vận thăng lồng có thể tải từ 1 đến 2 tấn vật liệu, đáp ứng công trình xây dựng lớn. Vận thăng lồng có cấu tạo phức tạp nhất trong 3 loại.
>>> XEM THÊM: Danh mục kiểm định máy móc thiết bị theo quy định Nhà nước
2. Tiêu chuẩn kiểm định máy vận thăng nâng hàng, nâng người
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong kiểm định vận thăng
QCVN 7: 2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
QCVN 16:2013/BLĐTBXH: Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng;
QTKĐ: 20-2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn vận thăng nâng hàng;
TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
TCVN 5209:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;
TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
>>> XEM THÊM: Kiểm định thiết bị nâng | Đảm bảo an toàn cho người lao động
3. Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị
- Hồ sơ chế tạo, lý lịch của thiết bị;
- Hồ sơ xuất xưởng, hồ sơ lắp đặt, hồ sơ móng;
- Hồ sơ sửa chữa, nhật ký vận hành, bảo trì;
- Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện, thiết bị bảo vệ (nếu có).
>>> ĐỌC NGAY: Kiểm định Tời điện – Tời nâng hàng | Kiểm định toàn quốc
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra tính đồng bộ của thiết bị so với thông số kỹ thuật trước đó;
- Kiểm tra vị trí lắp đặt vận thăng;
- Kiểm tra liên kết giữa thân tháp và móng;
- Kiểm tra vòng rào che chắn thiết bị;
- Kiểm tra động cơ, hộp giảm tốc, tang cáp, phanh điện, khớp nối,…
- Đo điện trở nối đất.
Bước 3: Thử nghiệm: các chế độ thử tải – phương pháp thử
- Thử không tải: tất cả các cơ cấu và thiết bị điện, các thiết bị an toàn, phanh cơ cấu nâng, bộ hãm an toàn và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu;
- Thử tải tĩnh: 125% SWL;
- Thử tải động: 110% SWL.
*ghi chú: SWL là tải trọng làm việc an toàn và không lớn hơn tải trọng thiết kế.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
Đơn vị kiểm định sẽ tiến hành lập biên bản kiểm định khi thiết bị vận thăng đảm bảo an toàn, sau đó thực hiện dán tem kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn cho thiết bị.
>>> XEM THÊM: Kiểm định thang máy | Uy tín – Hỗ trợ toàn quốc
4. Trường hợp cần kiểm định an toàn vận thăng nâng hàng, nâng người
Có 3 trường hợp cần kiểm định an toàn vận thăng nâng hàng
Kiểm định lần đầu: Các doanh nghiệp, tổ chức cần thực hiện kiểm định trước khi đem thiết bị vào sử dụng;
Kiểm định định kỳ: Thiết bị vận thăng nâng hàng sau khi sử dụng và vận hành qua 1 thời gian cần được kiểm định định kỳ. Thời gian kiểm định không quá 2 năm, tuy nhiên đối với thiết bị sử dụng ngoài trời thời gian sử dụng là 01 năm.
Kiểm định bất thường:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo khi có ảnh hưởng đến tình trạng an toàn của thiết bị;
- Khi thiết bị được thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
>>> XEM THÊM: Kiểm định thiết bị áp lực
5. Thời hạn và chi phí kiểm định vận thăng
Thời hạn kiểm định máy vận thăng nâng hàng không quá 02 năm sử dụng đối với thiết bị có thời hạn sử dụng trên 10 năm.
Thời hạn kiểm định máy vận thăng nâng hàng ngoài trời là 01 năm.
Chi phí kiểm định vận thăng nâng hàng được quy định mức giá tối thiểu tại Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH được Ban hành bởi Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội.
Trên đây là những thông tin về kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người mong rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Vinacontrol CE Hồ Chí Minh được chỉ định, cấp phép bởi Cục an toàn lao động – Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn máy móc thiết bị. Quý khách hàng có nhu cầu về kiểm định vận thăng nâng hàng, vui lòng liên hệ qua hotline 1800.646.820, hoặc email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Kiểm định hệ thống chống sét
- Kiểm định cầu trục | kiểm định toàn quốc – chi phí thấp
- Kiểm định pa lăng điện, pa lăng kéo tay | Chi phí thấp
- Kiểm định bàn nâng, sàn nâng | Hỗ trợ, tư vấn tải trọng
- Kiểm định áp kế lò xo – Quy trình thực hiện kiểm định chi tiết
- Hiệu chuẩn – Kiểm định cân điện tử | Uy tín – Chi phí thấp
Tin tức liên quan
Chứng nhận hợp quy bình chịu áp lực | Vinacontrol CE HCM
Kiểm định phòng sạch | Các quy định trong hoạt động này
Kiểm định thiết bị nâng – Danh mục thiết bị cần kiểm định theo Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
Chứng nhận máy hàn điện theo QCVN 03:2011/BLĐTBXH
Kiểm định bồn chứa hóa chất – Xăng dầu
Kiểm định cần bơm bê tông | Kiểm định Vinacontrol