Theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, kể từ ngày 01/01/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được công bố và chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản. Hãy cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết sau đây!
Nội Dung Bài Viết
- 1. Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là gì?
- 2. Cơ sở quy định pháp lý về thức ăn thủy sản
- 3. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản?
- 4. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản
- 4.2 Đối với sản phẩm thức ăn thủy sản nhập khẩu
- 5. Tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản hàng đầu
- 6. Các câu hỏi được nhiều doanh nghiệp thắc mắc
- 7. Những khách hàng tiêu biểu của Vinacontrol CE HCM
1. Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là gì?
Thức ăn thủy sản tuy không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi người thông qua việc chế biến và sử dụng thủy sản. Chính vì thế để đảm bảo chất lượng thủy sản và an toàn cho người sử dụng nguồn thủy sản thì thức ăn thủy sản bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy (chứng nhận chất lượng sản phẩm) và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm thức ăn thủy sản dựa trên Quy chuẩn quốc gia nhằm đánh giá sự phù hợp của sản phẩm trước khi tiêu thụ trên thị trường.

>>> XEM THÊM: Thử nghiệm thức ăn thủy sản | Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
2. Cơ sở quy định pháp lý về thức ăn thủy sản
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức ăn thủy sản, cụ thể như sau:
- Thức ăn thủy sản hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.
- Thức ăn hỗn hợp;
- Thức ăn sản xuất công nghiệp dùng cho động vật thủy sản nuôi.
- Thức ăn thủy sản bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.
- Nhóm Vitamin, Axit amin, Axit hữu cơ (dạng đơn hoặc hỗn hợp);
- Chế phẩm enzyme, chế phẩm probiotic, chế phẩm prebiotic (dạng đơn hoặc hỗn hợp);
- Hoạt chất sinh học và sản phẩm chiết xuất từ sinh vật;
- Nhóm khoáng chất;
- Nhóm hóa chất.
- Thức ăn thủy sản tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.
- Các loại sinh vật chưa qua chế biến,ở trạng thái sống, tươi, đông lạnh dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản;
- Artemia tươi, sống;
- Động vật thân mềm hai mảnh vỏ tươi, sống;
- Động vật thân mềm chân đầu, chân bụng tươi, sống.
3. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản?
Đánh giá chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cụ thể như:
- Đảm bảo doanh nghiệp đã tuân thủ đúng qui định, quy chuẩn của pháp luật. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy để sản phẩm được lưu thông trên thị trường Việt Nam;
- Xây dựng lòng tin với khách hàng, chứng minh chất lượng an toàn thủy sản đảm bảo, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh Doanh nghiệp trên thị trường;
- Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc sản xuất và chế biến thức ăn thủy sản đạt chất lượng;
- Đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý, thuận lợi thâm nhập vào thị trường trong nước và quốc tế.

4. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản
4.1 Đối với sản phẩm thức ăn được sản xuất trong nước
Quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm trong nước. Các sản phẩm hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy. Quy trình như sau chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vinacontrol CE HCM;
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá;
Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này);
Bước 4: Vinacontrol CE tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;
Bước 6: Vinacontrol CE HCM cấp giấy chứng nhận hợp quy;
Bước 7: Công bố hợp quy tại Sở ban ngành (Vinacontrol CE sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này).

>>> XEM THÊM: Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu | Thông quan nhanh chóng
4.2 Đối với sản phẩm thức ăn thủy sản nhập khẩu
Sản phẩm thức ăn nhập khẩu cần phả kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu hay chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vinacontrol CE HCM;
Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu);
Bước 3: Vinacontrol tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng);
Bước 4: Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp quy.

>>> XEM THÊM: Thủ tục công bố hợp quy thức ăn thủy sản – Hỗ trợ công bố hợp quy
5. Tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản hàng đầu
Vinacontrol CE Hồ Chí Minh được Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức đánh giá chứng nhận hợp quy các sản phẩm thức ăn thủy sản theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT. Chúng tôi cam kết:
- Cam kết tuân thủ đầy đủ theo quy chuẩn chứng nhận và đảm bảo thời gian đánh giá, ra chứng chỉ nhanh gọn nhất;
- Thủ tục nhanh chóng, đảm bảo mức chi phí hợp lý, tối ưu và phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp;
- Các chuyên gia đánh giá của Vinacontrol CE được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chứng nhận;
- Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là một tổ chức uy tín và được nhiều người biết đến. Chứng chỉ do Vinacontrol CE cấp được lưu hành và đánh giá cao trên toàn thế giới.
- Bên cạnh hoạt động chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn thủy sản, Vinacontrol CE còn hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp các hồ sơ, thủ tục đăng ký danh mục thức ăn được phép lưu thông trên thị trường; thử nghiệm các chỉ tiêu của sản phẩm phục vụ cho việc đăng ký chứng nhận.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Tổ chức Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol
- Địa chỉ:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, P. 13, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: 41 Nguyễn Thượng Hiền, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: 66 Lô A6-A8 đường 30 tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
- Hotline: 1800.646.820
- Email: vncehcm@vnce.com.vn
- Website: https://vinacontrolce.vn/
6. Các câu hỏi được nhiều doanh nghiệp thắc mắc
6.1 Thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản trong bao lâu?
Trả lời:
Đối với phương thức 5: Thời gian đánh giá cấp chứng nhận: 15 – 20 ngày (chưa tính thời gian thử nghiệm sản phẩm và thời gian khắc phục – nếu có).
Đối với phương thức 7: Thời gian cấp giấy chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản 3 – 5 ngày kể từ ngày thực hiện đánh giá.
6.2 Chi phí thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là bao nhiêu?
Trả lời: Chi phí chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản tùy thuộc vào phương thức và sản phẩm thức ăn thủy sản cần chứng nhận của mỗi Doanh Nghiệp.
6.3 Chứng nhận chất lượng sản phẩm thức ăn thủy sản có bắt buộc không?
Trả lời: Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản là hoạt động bắt buộc đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản.
7. Những khách hàng tiêu biểu của Vinacontrol CE HCM
7.1 Công ty TNHH công nghệ thủy sản Wang Hai Việt Nam
Vinacontrol CE HCM thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản cho công ty TNHH công nghệ thủy sản Wang Hai Việt Nam – Công ty chuyên về các lĩnh vực: nuôi trồng thủy sản sản biển, nuôi trồng thủy hải sản nội địa, chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

7.2 Công ty TNHH Marine Fuctional Việt Nam
Công ty MFC (Marine Functional Việt Nam) có hơn 8 năm hoạt động trong ngành nông nghiệp, chuyên cung cấp các sản phẩm đạm thủy phân chức năng và các giải pháp về dinh dưỡng cho các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và thức ăn thú cưng.
Vinacontrol CE Hồ Chí Minh thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản cho công ty TNHH Marine Fuctional Việt Nam.

7.3 Công ty TNHH phát triển nông nghiệp Phương Nam
Công ty TNHH phát triển nông nghiệp Phương Nam được thành lập với mục đích tham gia chương trình ươm tạo doanh nghiệp của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và hiện nay PADCO là thành viên chính thức của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.
Vinacontrol CE Hồ Chí Minh thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản cho công ty TNHH phát triển nông nghiệp Phương Nam.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh. Quý khách hàng có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ miễn phí, chi tiết và nhanh chóng nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Tổ chức Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol
- Địa chỉ:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, P. 13, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: 41 Nguyễn Thượng Hiền, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: 66 Lô A6-A8 đường 30 tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
- Hotline: 1800.646.820
- Email: vncehcm@vnce.com.vn
- Website: https://vinacontrolce.vn/
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Chứng nhận hợp quy sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Hướng dẫn xây dựng hệ thống HACCP cho doanh nghiệp ngành nghề thủy sản
- Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật theo QCVN 01-188:2018/BNNPTNT
Tin tức liên quan
Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát QCVN 16:2019/BXD
Chứng nhận hợp quy tiền chất thuốc nổ theo QCVN 04:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy tấm sóng amiăng xi măng theo QCVN 16:2019/BXD
Chứng nhận hợp quy hóa chất | Danh mục sản phẩm cần CNHQ
Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật theo QCVN 01-188:2018/BNNPTNT
Chứng nhận máy hàn điện theo QCVN 03:2011/BLĐTBXH