Kiểm định tủ điện – Kiểm định an toàn điện | Vinacontrol HCM

Thông tư 33/2015/TT-BCT quy định tất cả các tủ điện đặt tại các khu công nghiệp, nhà xưởng cần phải được kiểm định an toàn điện. Theo đó, cá nhân tổ chức liên quan cần thực hiện kiểm định cho trang thiết bị này theo quy định pháp luật để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành chúng. Sau đây Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về thủ tục kiểm định tủ điện để quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu và tham khảo tốt nhất

1. Kiểm định tủ điện

Kiểm định tủ điện là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định cụ thể được thực hiện bởi tổ chức kiểm định hợp pháp nhằm đánh giá, kiểm tra, xác nhận tính phù hợp của trạng thái thiết bị đói với các  tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn tương ứng theo quy định pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính an toàn, chất lượng của sản phẩm.

Kiểm định tủ điện
Tủ điện thuộc danh mục thiết bị cần phải được kiểm định an toàn điện theo Thông tư 33/2015/TT-BCT

Thông tư 33/2015 /TT-BCT  quy định tủ điện phải được kiểm định dựa trên tiêu chuẩn TCVN 8096 – Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp, cụ thể như sau:

– TCVN 8096-107:2010 (IEC 62271-107:2005) – Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 107: Cầu dao kèm cầu chảy xoay chiều dùng cho điện áp danh định lớn hơn 1 kV đến và bằng 52 kV

 TCVN 8096-200:2010 (IEC 62271-200:2003), Tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp – Phần 200. Tủ điện đóng cắt và điều khiển xoay chiều có vỏ bọc bằng kim loại dùng cho điện áp danh định lớn hơn 1 kV và bằng 52 kV

>>> XEM THÊM: Kiểm định thiết bị điện | Vinacontrol CE Hồ Chí Minh

2. Tại sao phải thực hiện kiểm định tủ điện?

Doanh nghiệp cần phải thực hiện kiểm định tủ điện vì 3 lý do sau:

Thứ nhất, Tuân thủ theo quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thiết bị điện và an toàn lao động theo Thông tư 33/2015 /TT-BCT

Thứ hai, Tủ điện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mạng điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành. Chính vì vậy cần thực hiện kiểm định để chắc chắn thiết bị đạt tiêu chuẩn để có thể bảo vệ cho hệ thống điện, tài sản của nhà máy cũng như an toàn của công nhân  vận hành.

Thứ ba, Tránh bị các cơ quan chức năng xử phạt do vi phạm quy định về kiểm định an toàn thiết bị điện theo Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP

Kiểm định tủ điện
Kiểm định để đảm bảo thiết bị an toàn và đủ điều kiện sử dụng

>>> XEM THÊM: Đo điện trở chống sét | 6 yêu cầu cần lưu ý

3. Khi nào cần phải kiểm định an toàn tủ điện?

Theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương các thiết bị tủ điện, thiết bị đóng cắt phải kiểm định kỹ thuật an toàn khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định bất thường sau sửa chữa hoặc có sự cố phát sinh. Cụ thể:

Trường hợp 1. Kiểm định lần đầu

Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

Trường hợp  2. Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị

a) Đối với các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Đối với các thiết bị điện không thuộc Điểm a Khoản này, được kiểm định định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, nhưng Thời hạn là không quá 36 (ba mươi sáu) tháng đối với các thiết bị, dụng cụ điện quy định

Trường hợp  3. Kiểm định bất thường

Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

4. Quy trình kiểm định tủ điện

Quy trình kiểm định an toàn tủ điện gồm các bước chính sau:

  1. Kiểm tra bên ngoài;
  2. Đo điện trở cách điện;
  3. Đo điện trở của các cuộn dây;
  4. Kiểm tra độ bền của điện môi;
  5. Đo điện trở tiếp xúc;
  6. Đo dòng điện rò;
  7. Đo các thông số đóng cắt thiết bị.
Kiểm định tủ điện
Kiểm định viên Vinacontrol CE HCM thực hiện kiểm định thiết bị điện tại doanh nghiệp

5. Chi phí kiểm định tủ điện tại Vinacontrol CE HCM

Chi phí kiểm định sẽ phụ thuộc vào số lượng, quy mô, loại hình ,,, của thiết bị tủ điện tại doanh nghiệp.

Hiện Vinacontrol CE chi nhánh Hồ Chí Minh (Vinacontrol CE HCM) đang có chương trình ưu đãi chi phí dành riêng cho khách hàng đăng ký dịch vụ lần đầu. Liên lạc qua hotline 1800.646.820 để nhận ưu đãi giới hạn ngay hôm nay

Năng lực kiểm định tủ điện của Vinacontrol CE HCM:

  • Vinacontrol CE có chỉ định của Bộ Công Thương là đơn vị kiểm định an tòan thiết bị điện hợp pháp
  • Đội ngũ Kiểm định viên điện nhiều năm kinh nghiệm và trang thiết bị kiểm định hiện đại
  • Giá cả phù hợp đối với từng yêu cầu của quý doanh nghiệp/ khách hàng
  • Hệ thống văn phòng trên toàn quốc, sẵn sàng cung ứng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trên mọi miền

Mọi thông tin báo giá, ưu đãi về dịch vụ kiểm định tủ điện cũng như các dịch vụ kiểm định khác tại Vinacontrol CE Hồ Chí Minh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline  1800.646.820 , email vncehcm@vnce.com.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820