Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, kiểm định thang máy là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất và làm việc. Vinacontrol CE HCM là đơn vị được chỉ định kiểm định thang máy, thang cuốn và nhiều thiết bị nâng khác. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ này của chúng tôi qua bài viết sau đây!
Nội Dung Bài Viết
- 1. Kiểm định thang máy là gì?
- 2. Chu kỳ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy
- 3. Tại sao phải kiểm định an toàn thang máy?
- 4. Quy trình 4 bước kiểm định thang máy
- 5. Chi phí kiểm định chất lượng thang máy
- 6. Mức xử phạt về vi phạm quy định khi sử dụng thang máy
- 7. Đơn vị kiểm định thang máy Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
1. Kiểm định thang máy là gì?
Kiểm định thang máy là việc đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhằm đảm bảo mức độ an toàn của thiết bị trong quá trình sử dụng. Các loại thang máy cần phải kiểm định theo quy định gồm:
Danh mục thang máy cần phải kiểm định an toàn:
- Kiểm định thang máy điện;
- Kiểm định thang máy thủy lực;
- Kiểm định thang máy chở hàng;
- Kiểm định thang máy điện không có phòng máy;
- Kiểm định thang máy gia đình;
- Kiểm định thang cuốn, băng tải chở người – chở hàng.

2. Chu kỳ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy
Việc kiểm định thang máy được thực hiện theo chu kỳ như sau:
+ Kiểm định lần đầu: bắt buộc thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thang máy nhằm sửa chữa và khắc phục kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn lao động, đảm bảo thang máy hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
+ Kiểm định định kỳ: sau khi lần kiểm định đầu hết hạn, sẽ tiến hành lần kiểm định này.
- Thang máy tại khách sạn, văn phòng, tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà máy sản xuất, khu vực công cộng: 02 năm/ lần.
- Thang máy tại các công trình khác ngoài những công trình tại ý trên: 03 năm/ lần
- Thang máy sử dụng trên 15 năm: 01 năm/ lần.
+ Kiểm định bất thường: Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố, thay thế cáp tải hoặc những bộ phận chịu tải của thang, vận hành thang máy.
3. Tại sao phải kiểm định an toàn thang máy?
Việc kiểm định thang máy mang lại các lợi ích sau:
- Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
- Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra;
- Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển;
- Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
- Tạo uy tín cho doanh nghiệp dễ dàng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

>>> ĐỌC THÊM: Quy trình, chi phí bảo trì thang máy chi tiết nhất 2025
4. Quy trình 4 bước kiểm định thang máy
Quy trình kiểm định thang máy gồm 4 bước:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy
Các hồ sơ sau cần được kiểm định viên xem xét:
- Hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy. Các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động
- Hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
- Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước
- Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa. Nhật ký vận hành, bảo trì
- Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Xem xét tính đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận với hồ sơ chế tạo
- Kiểm tra khuyết tật, biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang puli, cáp, đối trọng …).
- Kiểm tra hệ thống thủy lực (đối với thang máy thủy lực)
- Đo điện trở nối đất
Bước 3: Thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải: Vận hành thang máy ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động.
- Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức.
Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của thang máy sau khi thử nghiệm.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy
- Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định
- Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
- Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu.

5. Chi phí kiểm định chất lượng thang máy
Chi phí kiểm định thang máy được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào đặc tính kỹ thuật của thang máy. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định thang máy có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
>>> XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY: Chi phí kiểm định thang máy theo Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH
6. Mức xử phạt về vi phạm quy định khi sử dụng thang máy
Tại điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Thang máy là thiết bị thuộc danh mục máy móc thiết bị gây mất an toàn cho con người. Dưới đây là mức xử phạt các cá nhân, tổ chức khi vi phạm quy định này:
- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa thang máy vào sử dụng (cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm định lần đầu cho thiết bị trước khi đưa vào sử dụng);
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của thang máy;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục sử dụng thang máy đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

7. Đơn vị kiểm định thang máy Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là đơn vị có đầy đủ năng lực kiểm định theo Chỉ định số 1757/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ngày 04/11/2022. Với hơn 64 năm kinh nghiệm trong ngành, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh đã thực hiện kiểm định kỹ thuật thang máy cho các Doanh nghiệp tại địa bàn và trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết:
- Tuân thủ đầy đủ theo đúng chỉ định và đảm bảo tiết kiệm thời gian, ra chứng nhận nhanh gọn nhất;
- Cung cấp thủ tục nhanh chóng, mức chi phí hợp lý, tối ưu và phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp;
- Sở hữu đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm định;
- Thực hiện các dịch vụ kiểm định bổ trợ khác như: Kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị máy móc, Kiểm định/Hiệu chuẩn thiết bị đo lường, Kiểm định theo yêu cầu… tùy thuộc vào nhu cầu của quý khách hàng.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Kiểm định thang máy của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ hotline 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.
- Kiểm định thang máy tại Hà Nội: số 41 Nguyễn Thượng Hiền, Phường Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Kiểm định thang máy tại Đà Nẵng: 66 Lô A6-A8 đường 30 tháng 4, Phuòng Hòa Cường Bắc, Đà Nẵng.
- Kiểm định an toàn thang máy tại Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh): Lầu 2, toà nhà CTIN, 435 Hoàng Văn Thụ, Phường Tân Sơn Nhất, Hồ Chí Minh.
✅ Liên Hệ Ngay | ☎ 1800.646.820 |
✅ Thủ Tục Đăng Ký Trọn Gói | ⭐ vncehcm@vnce.com.vn |
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Kiểm định pa lăng điện, pa lăng kéo tay | Chi phí thấp
- Kiểm định cầu trục | kiểm định toàn quốc – chi phí thấp
- Kiểm định bàn nâng, sàn nâng | Hỗ trợ, tư vấn tải trọng
- Kiểm định thiết bị nâng – Danh mục thiết bị cần kiểm định theo Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
- Kiểm định thiết bị áp lực
Tin tức liên quan
Kiểm định phòng sạch | Các quy định trong hoạt động này
Kiểm định thiết bị nâng – Danh mục thiết bị cần kiểm định theo Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
Kiểm định bồn chứa hóa chất – Xăng dầu
Kiểm định bãi đỗ xe tự động
Kiểm định nồi hơi (lò hơi) – Kiểm định Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
Kiểm định vận thăng nâng hàng, nâng người