Huấn luyện an toàn lao động và thủ tục cấp chứng chỉ an toàn 6 nhóm

Theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, mọi doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia các khóa học về huấn luyện an toàn lao động. Cụ thể, các đối tượng sẽ được chia thành 6 nhóm và được đào tạo với các nội dung khác nhau. Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây!

1. Đào tạo – Huấn luyện an toàn lao động là gì?

Huấn luyện an toàn lao động là hoạt động đào tạo, phổ cập các kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, giúp người lao động chủ động trong việc ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, gây hại xảy ra trong quá trình làm việc. Nói cái khác, sau khi được đào tạo, người lao động có thể tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, tai nạn khi làm việc.

Khi tham gia vào khóa huấn luyện, người được đào tạo sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân trong khi thực hiện công việc. Việc thực hiện tốt các công tác vệ sinh an toàn lao động sẽ giúp:

  • Đảm bảo sự an toàn cho thân thể của người lao động, hạn chế tối đa các trường hợp tai nạn lao động.
  • Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp.
  • Chủ động trong việc bồi dưỡng, duy trì sức khỏe và khả năng lao động.
  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, giảm thiểu các chi phí do bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động gây ra cho người lao động.
huấn luyện an toàn lao động
Đào tạo – Huấn luyện an toàn lao động là gì?

2. Ý nghĩa của việc tham gia huấn luyện an toàn lao động

Việc tham gia huấn luyện an toàn lao động có vai trò đặc biệt quan trọng, có thể kể đến như:

  • Thông qua các khóa huấn luyện, người lao động được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để chủ động ứng phó, phòng ngừa với các nguy cơ, tai nạn trong lao động. Đồng thời, họ sẽ nhận thức được các tình huống tiềm tàng nguy hiểm tại nơi làm việc, từ đó chuẩn bị các biện pháp để phòng ngừa phù hợp.
  • Tham gia đào tạo an  toàn lao động sẽ giúp người lao động làm việc đủ và đúng các yêu cầu theo quy định về huấn luyện an toàn lao động lao động của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động này còn mang đến các lợi ích thiết thực và lâu dài cho toàn bộ doanh nghiệp.
  • Đảm bảo việc tuân thủ các quy định về chính sách an toàn lao động, được áp dụng đối với tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, viên chức, người lao động kể cả trong quá trình thử việc, học nghề trong mọi thành phần kinh tế, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang,… trên lãnh thổ Việt Nam.
huấn luyện an toàn lao động
Ý nghĩa của việc tham gia huấn luyện an toàn lao động

3. 6 Nhóm đối tượng phải huấn luyện an toàn lao động

Theo quy định, 6 nhóm đối tượng sau đây bắt buộc phải được đào tạo an toàn lao động:

Đào tạo/ Huấn luyện an toàn nhóm 1: Cá nhân quản lý, phụ trách công tác vệ sinh, an toàn lao động

  • Cá nhân đứng đầu cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh; cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; cá nhân phụ trách các công tác hành chính, nhân sự, quản đốc phân xưởng hoặc vị trí tương đương.
  • Chủ nhiệm, cấp phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ gia đình cho sử dụng lao động theo hợp đồng; chủ hộ kinh doanh cá thể.
  • Thủ trưởng và cấp phó: Đối với trường hợp có sử dụng lao động theo hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội hoặc các tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam.

Đào tạo/ Huấn luyện an toàn nhóm 2: Cá nhân chịu trách nhiệm công tác an toàn, vệ sinh lao động

  • Cá nhân chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp về vệ sinh, an toàn lao động tại nơi làm việc.
  • Cá nhân chuyên trách/ bán chuyên trách về vệ sinh, an toàn lao động của cơ sở.

Đào tạo an toàn lao động nhóm 3: Người lao động thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn lao động

Nhóm 3 bao gồm những người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành:

  • Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại;
  • Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình;
  • Chế tạo, lắp ráp thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Vận hành các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Các công việc làm việc trên không hoặc nơi cheo leo nguy hiểm;
  • Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Các công việc làm về hàn cắt kim loại;
  • Tháo dỡ, kiểm tra thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại;
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị thi công xây dựng;
  • Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy;
  • Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện,…và máy in công nghiệp;
  • Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước;
  • Các công việc trong không gian hạn chế (hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống, công trình ngầm, công trình xử lý nước thải,…);
  • Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống điện.

Huấn luyện/Đào tạo an toàn lao động nhóm 4: Dành cho người lao động không thuộc nhóm 1, 2, 3, 5

Nhóm 4 sẽ bao gồm các đối tượng không thuộc nhóm 1, 2, 3 và 5. Ngoài ra, trong nhóm này còn bao gồm những người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Huấn luyện/Đào tạo an toàn lao động nhóm 5: Cá nhân làm việc, công tác trong lĩnh vực Y tế

Đối tượng thuộc nhóm 5 cần huấn luyện an toàn lao động là những người làm các công tác về Y tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động, người làm các công tác y tế (hoặc bộ phận y tế) phải có trách nhiệm trong việc chăm sóc, quản lý sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Huấn luyện/Đào tạo an toàn lao động nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động

Theo quy định về an toàn vệ sinh lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian để huấn luyện cho các đối tượng thuộc nhóm 6 tối thiểu là 4 giờ ngoài những nội dung được giảng dạy về an toàn vệ sinh lao động.

huấn luyện an toàn lao động
6 Nhóm đối tượng phải huấn luyện an toàn lao động

4. Các quy định của Pháp luật về tổ chức huấn luyện, đào tạo an toàn lao động

  • Luật An toàn lao động, ban hành ngày 25/06/2015, quy định các nội dung quan trọng về: công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; chế độ, chính sách đối với người bị bệnh nghề nghiệp/tai nạn lao động; trách nhiệm và quyền hạn cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành một số nội dung của Luận An toàn vệ sinh lao động. Cụ thể, đây là những quy định về hoạt động kiểm tra kỹ thuật về an toàn lao động, huấn luyện/đào tạo an toàn vệ sinh lao động và đo kiểm/quan trắc môi trường lao động.
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến yếu tố, điều kiện đầu tư kinh doanh và các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 
  • Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định về việc thi hành một số điều nằm trong Luật An toàn vệ sinh lao động.
  • Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể, chi tiết về các hoạt động đào tạo, huấn luyện về vệ sinh, an toàn lao động.
  • Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành chi tiết các danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
huấn luyện an toàn lao động
Các quy định của Pháp luật về tổ chức huấn luyện, đào tạo an toàn lao động

5. Thông tin về chứng chỉ, chứng nhận an toàn lao động được cấp sau khi kết thúc khóa học

Sau khi đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động theo từng nhóm cụ thể, người tham gia đào tạo sẽ được cấp các chứng chỉ, chứng nhận, thẻ an toàn tương ứng với khóa học: 

  • Nhóm 1, 2, 5, 6: Được cấp Chứng chỉ an toàn lao động – có hiệu lực trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp.
  • Nhóm 3: Được cấp Thẻ an toàn lao động nhóm 3 – có hiệu lực trong 2 năm kể từ ngày cấp.
  • Nhóm 4: Được cấp sổ, danh sách huấn luyện.
  • Nhóm 5: Được cấp Chứng chỉ an toàn nhóm 5 chuyên môn về Y tế lao động – có hiệu lực trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
huấn luyện an toàn lao động
Thẻ đào tạo an toàn do Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cấp

>>> XEM THÊM: Cấp chứng chỉ an toàn lao động theo Nghị định 44 của BLĐTBXH

6. Các thông tin về huấn luyện an toàn lao động

6.1 Thời gian huấn luyện an toàn lao động nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 

Thời gian cho khóa huấn luyện an toàn lao động sẽ có sự khác nhau giữa các nhóm:

  • Nhóm 1 và nhóm 4: Tối thiểu 16 giờ.
  • Nhóm 2: Tối thiểu trong 48 giờ, chia thành nhiều khoảng thời gian khác nhau theo giờ hành chính.
  • Nhóm 3: Tối thiểu trong 24 giờ.
  • Nhóm 5: Tối thiểu là 16 giờ (bao gồm thời gian đào tạo và kiểm tra).
  • Nhóm 6: Tối thiểu 5 giờ.

Lưu ý, đầy là thời gian áp dụng cho trường hợp tham gia đào tạo an toàn lao động lần đầu. Theo đó, những đối tượng nằm trong diện này buộc phải thực hiện đúng và đủ thời gian huấn luyện theo quy định.

huấn luyện an toàn lao động
Thời gian huấn luyện an toàn lao động nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6

6.2 Thời gian đào tạo an toàn lao động định kỳ

Thời gian đào tạo an toàn lao động định kỳ được quy định như sau:

  • Nhóm 1, 2, 3, 5, 6: Định kỳ 2 năm/lần
  • Nhóm 4: 1 năm/lần

Cần lưu ý, trong chương trình huấn luyện định kỳ:

  • Phải huấn luyện, đào tạo đủ thời gian quy định với những nội dung mới.
  • Đảm bảo thực hiện ½ thời gian đào tạo với những nội dung cũ, đã được đào tạo trước đó.
huấn luyện an toàn lao động
Thời gian đào tạo an toàn lao động định kỳ

6.3 Nội dung khóa đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Nội dung của khóa đào tạo, huấn luyện an toàn lao động sẽ có sự khác biệt giữa các nhóm. Tựu chung, những phần chính trong nội dung khóa đào tạo gồm:

  • Hệ thống chính sách, quy định của Pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động;
  • Các nghiệm vụ, công tác thực hiện/đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
  • Kiến thức cơ bản về công tác vệ sinh, an toàn lao động;
  • Hướng dẫn, đào tạo các kỹ thuật an toàn thiết bị.
huấn luyện an toàn lao động
Nội dung khóa đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

6.4 Chi phí huấn luyện an toàn lao động

Hiện nay, chưa có Nghị định hay Thông tư cụ thể nào quy định về mức chi phí cho các khóa huấn luyện an toàn lao động. Do đó, mức giá này sẽ được xác định theo mỗi trung tâm, đơn vị thực hiện đào tạo. Để nhận được mức giá tốt và phù hợp nhất, liên hệ ngay đến Vinacontrol CE Hồ Chí Minh để nhận tư vấn ngay!

huấn luyện an toàn lao động
Chi phí huấn luyện an toàn lao động

7. Trung tâm đào tạo, huấn luyện an toàn lao động uy tín tại Việt Nam

Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo, huấn luyện an toàn lao động uy tín, được chỉ định năng lực thực hiện đào tạo cho cả 6 nhóm đối tượng theo Quyết định số 1977/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khi đăng ký huấn luyện tại Vinacontrol CE Hồ Chí Minh, bạn sẽ được:

  • Đào tạo với bài giảng được xây dựng theo khung chương trình tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP, xen lẫn các lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, giúp học viên có cái nhìn chân thực và nắm rõ kiến thức nhất;
  • Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao về đào tạo an toàn lao động, có chứng chỉ giảng viên do Cục An toàn lao động cấp;
  • Mức chi phí cho việc huấn luyện hợp lý, mở lớp trên toàn quốc và cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa huấn luyện.
  • Linh động lịch học theo thời gian của các đơn vị;
  • Hỗ trợ miễn phí sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, giúp các đơn vị hoàn thiện hồ sơ về An toàn vệ sinh lao động.
huấn luyện an toàn lao động
Vinacontrol CE Hồ Chí Minh được Bộ Lao động Thương binh Xã hội chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động

Vừa rồi, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh đã cung cấp đến bạn các nội dung cần biết về huấn luyện an toàn lao động. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Huấn luyện/Đào tạo an toàn lao động của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Tổ chức Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol 

  • Địa chỉ:
    • Văn phòng Hồ Chí Minh: Lầu 2, toà nhà CTIN, 435 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Q.Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Văn phòng Hà Nội: 41 Nguyễn Thượng Hiền, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    • Văn phòng Đà Nẵng: 66 Lô A6-A8 đường 30 tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Hotline: 1800.646.820
  • Email: vncehcm@vnce.com.vn
  • Website: https://vinacontrolce.vn/
5/5 - (31 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *