Bảo trì thang máy là dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ để duy trì hoạt động liên tục của thang máy nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những sự cố hỏng hóc có thể xảy ra. Thang máy có thể hoạt động ổn định và không cần tìm đến các đơn vị sửa chữa thang máy giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian. Dưới đây là một số lưu ý về hoạt động bảo trì thang máy mà Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cung cấp.
Nội Dung Bài Viết
1. Tại sao cần bảo trì thang máy?
Thang máy là một phương tiện di chuyển đặc biệt vì vậy mà việc bảo trì thang máy được diễn ra thường xuyên, đúng định kỳ sẽ giúp thang máy luôn luôn hoạt động ổn định, an toàn. Cụ thể cần bảo trì thang máy thường xuyên bởi vì các lý do sau:
- Nâng cao chất lượng thang máy: Bảo trì thang máy giúp nâng cao chất lượng thang máy hơn sau 1 thời gian dài thang máy hoạt động. Giúp thang máy được vận hành ổn định, hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn tạo sự an toàn cũng như thoải mái cho người dùng.
- Phát hiện sớm các lỗi vận hàng thang máy: Thang máy khi được lắp đặt được kiểm định chi tiết các bộ phận cũng như quá trình vận hành một cách nghiêm ngặt từ nhà cung cấp (hoặc nhà sản xuất) tránh xảy ra sai sót. Tuy nhiên dưới sự tác động khắc nghiệt của ngoại cảnh thang máy hoạt động liên tục do vậy mà các thiết bị, linh kiện thang máy khó tránh khỏi tình trạng xuống cấp, gặp lỗi. Khi này, thang máy cần được bảo trì nhằm kịp thời nâng cao chất lượng vận hành cho thang, và đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dùng.
- Tạo sự an tâm cho người dùng: Không gian thang máy kín dễ gây những ám ảnh xấu đến người dùng khi gặp sự cố. Khi đi thang máy tiếng ồn nhỏ hay rung lắc nhẹ hay dừng đột ngột cũng đã khiến người dùng bất an, lo sợ không thoải mái đặc biệt với những người có tâm lý sợ không gian phòng kín. Đó cũng chính là lý do mà thang máy nên được bảo trì thường xuyên. Bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên giúp cho người dùng yên tâm hơn vì lúc này thang máy đã đảm bảo những yêu cầu vận hành an toàn cho người dùng.
- Đảm bảo duy trì tính ổn định: bền bỉ cho hoạt động máy móc thang máy: Kết quả cuối cùng của quá trình bảo trì thang máy là luôn duy trì được tính ổn định của thang máy trong xuyên suốt quá trình vận hành của thang. Khi thang máy hoạt động không ổn định sẽ dễ gây ra những tai nạn xấu ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Vì thế mà việc bảo dưỡng thang máy rất hữu ích trong việc ổn định, duy trì, nâng cao chất lượng của thang.
- Bảo trì thang máy là nghĩa vụ của nhà cung cấp, nhà sản xuất thang máy: Nói là nghĩa vụ của nhà cung cấp hay nhà sản xuất thang máy bởi khi lắp đặt thang máy giữa bên bán và bên mua có những ký kết cam kết cung cấp những dịch vụ bảo trì thang máy trong hợp đồng bảo trì thang máy. Hay nói cách khác đây chính là những chính sách của các nhà cung ứng, sản xuất cam kết bảo trì theo hàng tháng, quý hay năm. Do đó các nhà cung cấp cần phải tận tâm thực hiện các chính sách của mình theo như hợp đồng đã ký kết lắp đặt thang máy. Đảm bảo thang máy được bảo trì theo đúng dự kiến.
>>> XEM THÊM: Khi bảo trì thang máy cần phải thực hiện hoạt động này? | Kiểm định thang máy
2. Cần bảo trì những gì cho thang máy?
Bảo trì thang máy là việc đảm bảo cho thang vận hành không xảy ra sự cố, bị lỗi, là chăm sóc các bộ phận của thang sao cho đồng bộ, vận hành trơn tru nhất tiết kiệm điện năng nhất và an toàn tuyệt đối nhất.
Hiện tại rất nhiều đơn vị bảo trì thang máy tại khắp nơi trên toàn quốc nhưng để việc bảo trì thực sự hoàn hảo thì không phải đơn vị nào cũng làm được, việc bảo trì không đơn thuần là tra dầu, lau chùi…mà bảo trì là cần kiểm tra thông số kỹ thuật, đo tốc độ, kiểm tra ốc vít, kiểm tra động cơ máy móc hay cần phải thay thế các bộ phận quan trọng khác…
Trước khi tiến hành bảo trì thang máy cần trải qua một quá trình kiểm tra kỹ lưỡng những thiết bị máy móc, hành trình hoạt động của thang nhằm nắm bắt chính xác nhất những phần cần bảo trì thang máy.
Theo quy định tiêu chuẩn bảo trì thang máy tại Việt Nam TCVN: 6395:2018, 6396:2018, 6397:1998 yêu cầu an toàn sử dụng thang máy như sau:
– Thang máy chỉ được phép đưa vào hoạt động khi trạng thái kỹ thuật tốt và được cấp giấy chứng nhận an toàn, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn về sử dụng thang máy.
– Thang máy sử dụng sau khi hết thời gian bảo hành phải được bảo trì thường xuyên, không quá 02 tháng một lần.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Thủ tục nhập khẩu thang máy | Quy trình chi tiết
3. Quy trình bảo trì thang máy
Để đảm bảo việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy được diễn ra suôn sẻ cần phải có quy trình kiểm tra và thực thi rõ ràng từng giai đoạn. Việc có một quy trình làm việc chi tiết sẽ giúp cho việc bảo trì thang máy được thuận lợi và ít xảy ra sai sót, cuốn gọn từng giai đoạn cần bảo trì.
Quy trình kiểm tra bảo trì thang máy được thực hiện theo các bước:
► Bước 1: Kiểm tra sơ bộ thang máy
- Tại bước này bên phía bảo trì gặp gỡ đơn vị đại diện sử dụng thang máy trao đổi tình hình hoạt động của thang để nắm bắt sơ bộ về những phần cần bảo trì.
- Tiến hành đi lại trong thang, đánh giá chất lượng thang máy qua quá trình lên xuống, tiếng thang máy, tốc độ hành trình, mở cửa (đánh giá sơ bộ chất lượng chú ý những điểm không bình thường của thang máy).
► Bước 2: Kiểm tra chi tiết từng bộ phận của thang máy
Để bảo trì thang máy được chính xác nhất không thể bỏ qua được các bước kiểm tra các bộ phận sau của thang máy:
- Kiểm tra phòng máy;
- Kiểm tra buồng máy;
- Kiểm tra hố thang máy;
- Kiểm tra nút gọi tầng.
>>> XEM THÊM: Chi tiết về chứng nhận hợp quy thang máy
4. Quy định về thời gian bảo trì thang máy
Thời gian bảo trì thang máy sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ và tần suất hoạt động của thang máy. Tuy nhiên, thời gian bảo trì thang máy thường được quy định như sau:
- Giai đoạn đầu khi mới lắp đặt thang máy: để theo dõi thang máy khi mới lắp đặt xem có xảy ra các tình trạng bất ổn trong vận hành hay không thì thang máy sẽ được bảo trì 1 tháng/ 1 lần. Điều này nhằm theo dõi cũng như cải thiện cho thang máy đảm bảo an toàn nhất cho người sử dụng.
- Giai đoạn khi sử dụng sau 1 năm: Ở giai đoạn này thang máy đã đi vào hoạt động ổn định nên sẽ bảo trì ít nhất 2-3 tháng/ 1 lần. Khi đó sẽ bảo trì phát hiện ra các lỗi sự cố sớm nhất để thay thế những hỏng hóc đảm bảo cho máy móc vận hành êm ái, an toàn.
>>> XEM THÊM: Kiểm định bàn nâng, sàn nâng | Hỗ trợ, tư vấn tải trọng
5. Chi phí bảo trì thang máy
Chi phí bảo dưỡng, bảo trì thang máy gia đình dựa trên nhiều yếu tố quyết định như loại thang máy cần bảo trì là nhập khẩu nguyên chiếc hay liên doanh, các bộ phận cần bảo trì ở mức độ nhẹ hay nặng chỉ cần sửa chữa hay thay hoàn toàn mới. Do vậy mức phí bảo trì sẽ linh hoạt theo công trình thi công. Dưới đây là các loại chi phí liên quan bảo trì thang máy.
- Chi phí bảo trì thang máy nhập khẩu nguyên chiếc: Trung bình giá bảo trì thang máy nhập khẩu nguyên chiếc sẽ rơi vào khoảng 2.000.000 – 4.000.000đ và sẽ còn tùy thuộc vào các yếu tố trên của thang máy mà có mức chi phí khác nhau.
- Chi phí cho bảo trì thang máy liên doanh: Cũng như thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thì chi phí bảo trì cho thang máy liên doanh cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: thương hiệu liên doanh, vật liệu, tải trọng và số tầng phục vụ. Và giá bảo trì, bảo dưỡng thang máy của thang máy liên doanh hiện nay dao động từ 400.000đ đến 800.000đ.
- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ theo tháng/quý/năm: Trên thị trường hiện nay thường có các gói bảo trì định kỳ chung được quy định như: Theo tháng ( 1 lần/tháng, giá từ 150.000 – 200.000 VNĐ), Thep quy (3 tháng/lần bảo trì mức giá bảo trì từ 500.000 – 700.000 VNĐ), Theo năm (1 năm/2 lần bảo trì với mức giá: 800.000 – 2.000.000 VNĐ).
Tại Việt Nam, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là Tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận và kiểm định. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ chứng nhận và kiểm tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Để nhận thêm thông tin tư vấn vầ bảo trì thang máy, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua số hotline 1800.646.820 hoặc qua địa chỉ email vncehcm@vnce.com.vn
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Tin tức liên quan
Kiểm tra chất lượng kính phẳng tôi nhiệt nhập khẩu | Quy định mới
Báo cáo CBAM là gì? Cách chuẩn bị báo cáo CBAM chuẩn EU
Kiểm Kê Khí Nhà Kính – Quy Định, Thủ Tục, Quy Trình Chi Tiết
Báo Cáo CO2 Là Gì? Tầm Quan Trọng, Quy Trình Thực Hiện
Quy trình đo lường phát thải khí nhà kính trong xử lý nước đạt chuẩn ISO 14064-1
Vai trò kiểm kê khí nhà kính ngành Thực phẩm trong xuất khẩu