Để giúp các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thang máy giải đáp thắc mắc và tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian cho việc hoàn tất thủ tục nhập khẩu thang máy, cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu thủ tục nhập khẩu thang máy như thế nào?
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:
- Hun trùng hàng hóa xuất nhập khẩu | Thủ tục thực hiện
- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là gì? Thông tin doanh nghiệp cần biết
- Kiểm tra chất lượng thang cuốn và băng tải chở người nhập khẩu
- Kiểm định hệ thống chống sét | Thực hiện toàn quốc
Nội Dung Bài Viết
1. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thang máy
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thang máy nói riêng, các mặt hàng thông thường khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thang máy gồm những chứng từ sau đây:
➤ Tờ khai hải quan;
➤ Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
➤ Vận đơn (Bill of lading);
➤ Danh sách đóng gói (Packing list);
➤ Hợp đồng thương mại (Sale contract);
➤ Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
➤ Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
➤ Catalog (nếu có).
Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thang máy nói trên. Những chứng từ quan trọng nhất bao gồm: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Đối với những chứng từ khác thì sẽ phải bổ sung khi có yêu cầu từ phía hải quan.

>>> XEM NGAY: Kiểm định thang máy theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH năm 2023
2. Các loại thuế khi nhập khẩu thang máy
Khi nhập khẩu thang máy, một trong những nội dung người nhập khẩu quan tâm hàng đầu là thuế nhập khẩu thang máy là bao nhiêu?
Khi nhập khẩu thang máy, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Thuế VAT của thang máy là 10%;
- Thuế nhập khẩu thang máy: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thang máy hiện hành là 10%.
Trong trường hợp thang máy được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.
>>> XEM THÊM: Thủ tục nhập khẩu sơn tường | Hướng dẫn chi tiết hồ sơ & thủ tục
3. Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy
Để doanh nghiệp có thể thực hiện được thủ tục thông quan hàng hóa “thang máy” ở Hải quan thì cần phải thực hiện kiểm tra chất lượng thang máy trước. Dưới đây là quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy.
Thang máy là mặt hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH thay thế cho Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH.
➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy được quy định trong Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018. Sau khi có đầy đủ bộ hồ sơ thì có thể đến Sở lao động thương binh xã hội để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
>>> ĐỌC NGAY: Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk và 3 bài học giá trị
➤ Bước 2: Nhận xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng
Khi nhận được hồ sơ đăng ký từ doanh nghiệp trong vòng 2-3 ngày làm việc. Sở lao động thương binh xã hội sẽ xác nhận đơn đăng ký. Có đơn đăng ký thì có thể tiến hành mở tờ khai hải quan và làm các bước mang hàng về bảo quản.
>>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 10+ Bảng chấm công theo giờ, ngày, ca chi tiết
➤ Bước 3: Kiểm tra chất lượng máy
Sở lao động thương binh xã hội sẽ không trực tiếp kiểm tra chất lượng. Các tổ chức được cấp phép kiểm tra chuyên ngành cho thang máy mới kiểm tra. Doanh nghiệp sẽ đăng ký lên các tổ chức hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Sau khi, nhận hồ sơ đăng ký thì các đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng.
>>> THAM KHẢO NGAY: 18 Bảng đánh giá nhân viên theo tháng, năm, ngành nghề chi tiết
➤ Bước 4: Bổ sung kết quả hợp chuẩn hợp quy
Sau khi, kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn theo quy định. Tổ chức kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp chứng thư đặt chuẩn. Có chứng thư này thì sẽ bổ sung cho phía bên Sở lao động thương binh xã hội. Lúc này có thể đưa kết quả xác nhận để bổ sung cho hải quan và thông quan hàng hóa.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Dịch vụ chứng nhận hợp quy thang máy uy tín, tiết kiệm tại Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
4. Quy trình nhập khẩu thang máy
Sau khi doanh nghiệp kiểm tra chất lượng thang máy “đạt” thì sẽ thực hiện làm thủ tục thông quan hàng hóa ở Hải quan
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thang máy được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Sau đây, Vinacontrol CE HCM xin được chia sẽ đến doanh nghiệp quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu thang máy.
➤ Bước 1: Khai tờ khai Hải quan
Sau khi có đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code máy thang máy. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
>>> ĐỌC NGAY: Chiến lược Just in Time và 5 bài học từ các Doanh nghiệp lớn
➤ Bước 2: Mở tờ khai Hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
>>> XEM NGAY: 15 Lý do nghỉ việc thuyết phục [kèm mẫu] cùng các gợi ý chi tiết
➤ Bước 3. Thông quan tờ khai Hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để mang hàng về kho bảo quản.
>>> THAM KHẢO THÊM: 35+ Ý tưởng trò chơi team building trong nhà đơn giản, hiệu quả
➤ Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho. Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng thì bổ sung hồ sơ cho hải quan để thông quan hàng hóa.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Kiểm tra chất lượng thang cuốn và băng tải chở người nhập khẩu
5. Những điều mà khách hàng cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy
Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu thang máy các loại. Chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để chia sẻ đến doanh nghiệp. Khi làm thủ tục nhập khẩu thang máy cần lưu ý những điểm sau:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu thang máy;
- Thang máy nhập khẩu thì phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;
- Bộ phận an toàn của thang máy khi làm thủ tục nhập khẩu cũng phải đăng ký kiểm tra chất lượng;
- Thanh máy đã qua sử dụng được phép nhập khẩu. Tuy nhiên ngoài việc kiểm tra chất lượng thì tuổi thiết bị phải dưới 10 năm.
>>> XEM NGAY: 9 Mẫu bảng kế hoạch công việc cá nhân, tuần, tháng trên Excel
Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập khẩu thang máy về Việt Nam. Vinacontrol Hồ Chí Minh được BLĐTBXH chỉ định chứng nhận hợp quy thang máy theo số 14/BLĐTBXH-GCN. Quý doanh nghiệp có nhu cầu liên hệ qua hotline 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để nhận hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Danh mục thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về Việt Nam
- CO CQ là gì? Điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa
- Chứng nhận xuất xưởng là gì? 5 Nội dung cần biết trước
- 20+ Lời chào mở đầu bài thuyết trình gây ấn tượng trong 1′
- Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu | Thông quan nhanh chóng
Tin tức liên quan
Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng
Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart
Biểu đồ phân tán trong quản lý chất lượng và 5 Lưu ý quan trọng
ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn
Kiểm định thang cuốn – Băng tải | Kiểm định Vinacontrol
ISO 9001 là gì? Tìm hiểu bản chất và yêu cầu của tiêu chuẩn