Thủ tục nhập khẩu sơn tường | Hướng dẫn chi tiết hồ sơ & thủ tục

Sơn tường là mặt hàng doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục nhập khẩu sơn tường để có thể đưa sản phẩm này vào thị trường Việt Nam và lưu thông một cách hợp pháp. Nhà nước ban hành nhiều văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể về thủ tục nhập khẩu sơn tường. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự hiểu và còn nhiều vướng mắc khi thực hiện thủ tục này. Do đó, nhằm tiết kiệm thời gian tìm hiểu cũng như giúp doanh nghiệp tiến hành thủ tục hiệu quả hơn. Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hướng dẫn xây dựng hồ sơ và tiến hành thủ tục nhập khẩu sơn tường như sau.

1. Thủ tục nhập khẩu sơn tường

Thủ tục nhập khẩu sơn tường là thủ tục hành chính mà doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm sơn phải thực hiện theo quy định pháp luật với mục đích đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

Đối với sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương, doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên bởi sơn là sản phẩm nằm trong danh mục hàng hóa vật liệu xây dựng phải được chứng nhận hợp quy khi nhập khẩu vào Việt Nam theo Thông tư số 19/2019/TT-BXD. Vậy nên doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cho hàng hóa để lưu thông sản phẩm hợp pháp vào thị trường Việt Nam.

thủ tục nhập khẩu sơn tường
Thủ tục nhập khẩu sơn theo quy định pháp luật

>>> XEM THÊM: Chuỗi cung ứng là gì? Những thông tin doanh nghiệp cần biết

2. Xác định mã HS khi nhập khẩu sơn

Mỗi một loại sơn tường sẽ có các chính sách xuất nhập khẩu khác nhau. Do đó các doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS (HS Code) của loại sơn mình nhập khẩu để biết rõ các thủ tục, hồ sơ, loại thuế suất liên quan. Từ đó tiến hành thủ tục nhập khẩu sơn hiệu quả.

Doanh nghiệp lưu ý mã SH của một số loại sơn nhập khẩu phổ biến sau:

  • 32091090: Mã HS của sơn tường dạng nhũ tương. Đặc điểm chính của loại sơn này là khả năng hoà tan và phân tán tốt trong nước. Mục đích chính là trang trí nội thất hoặc đóng vai trò là sơn lót. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế VAT 10% và thuế nhập khẩu 20% đối với loại sơn này.
  • 32089090: Mã HS của sơn và vecni. Đây là loại sơn được làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc polyme tự nhiên.

>>> XEM THÊM: Giám định công nghiệp | Vinacontrol

3. Hồ sơ hải quan nhập khẩu sơn tường

Theo Thông tư 39/2019/TT-BTC và Thông tư 38/2015/TT-BTC, Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu cho hồ sơ nhập khẩu như sau:

  • Hợp đồng mua bán;
  • Hóa đơn thương mại (Invoice);
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List);
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Chứng chỉ C/O (nếu có) như C/O form E, C/O form AK, C/O form D,…);
  • Hóa đơn CIC tại cảng (nếu có);
  • Bill;
  • Hóa đơn cước biển;
  • Bản chụp các chứng từ khác (nếu có) như Chứng nhận chất lượng ℅ – Certificate of Quality, Chứng nhận phân tích CA – Certificate of Analysis, …
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)….: hình ảnh, tài liệu liên quan, catalog,…của lô hàng.
  • Giấy chứng nhận hợp quy lô hàng theo phương thức 7 được cấp bởi tổ chức chứng nhận;
  • Giấy giới thiệu.
thủ tục nhập khẩu sơn tường
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu sơn

>>> XEM THÊM: Chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 16:2019 | Uy tín

4. Các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu sơn tường

► Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng lô hàng

Doanh nghiệp liên hệ và đăng ký kiểm tra chất lượng sơn tường nhập khẩu tại đơn vị chứng nhận hợp quy uy tín. Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo hướng dẫn của chuyên viên. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy;
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
  • Hóa đơn thương mại (Invoice);
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);
  • Giấy đăng ký kinh doanh.

►Bước 2: Làm thủ tục tại Chi Cục Hải quan

Doanh nghiệp tiến hành thủ tục theo các bước sau:

  1. Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa; chữ ký số, đăng ký với Tổng cục hải quan.
  2. Cài đặt phần mềm khai báo hải quan VNACCS.
  3. Đăng ký kiểm tra chuyên ngành.
  4. Khai và truyền tờ khai hải quan.
  5. Lấy lệnh giao hàng.
  6. Nộp hồ sơ nhập khẩu đã chuẩn bị tại Chi Cục Hải quan.

► Bước 3: Đưa hàng về bảo quản và gửi mẫu đi kiểm tra

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục đưa hàng về bảo quản. Đồng thời gửi mẫu sơn đến đơn vị chứng nhận đã đăng ký để tiến hành kiểm tra chất lượng. Sau khi có kết quả kiểm tra lô hàng đạt chất lượng. Doanh nghiệp tiến hành công bố hợp quy  sơn tại Sở xây dựng.

 Bước 4: Cơ quan hải quan xem xét, cho thông quan lô hàng

Chi Cục Hải quan sẽ căn cứ vào các tài liệu bao gồm chứng nhận hợp quy, kết quả kiểm tra chất lượng để chấp nhận cho thông quan lô hàng. Sau đó, doanh nghiệp có thể kinh doanh sản phẩm sơn hợp pháp tại thị trường Việt Nam.

thủ tục nhập khẩu sơn tường
Quy trình nhập khẩu sơn tường dạng nhũ tương

Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập khẩu sơn tường mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng qua bài viết này Quý doanh nghiệp đã hiểu và nắm rõ được các bước cần làm khi tiến hành thủ tục nhập khẩu sơn. Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ chứng nhận hợp quy sơn và kiểm tra chất lượng sơn nhập khẩu vui lòng liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua hotline 1800.646.820 hoặc email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ nhanh chóng từ phía dịch vụ của chúng tôi.

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820