Chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động là chứng nhận sản phẩm, thiết bị đó phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) đã được quy định, đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo thiết bị được vận hành một cách an toàn và tạo sự an tâm cho người lao động khi thực hiện công việc. Trong bài viết này, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động chứng nhận hợp quy thiết bị bào hộ lao động và thủ tục công bố hợp quy.
Nội Dung Bài Viết
1. Khái quát về thiết bị bảo hộ lao động
Thiết bị bảo hộ lao động (tên đầy đủ Tiếng Anh là Personal Protective Equipment – PPE) là các thiết bị được thiết kế để bảo vệ cơ thể người lao động khỏi các chấn thương trong công việc. Thiết bị bảo hộ lao động nhằm bảo vệ người lao động tránh khỏi các mối nguy cơ bên ngoài như vật lý, điện, nhiệt, hóa chất, dịch bệnh hoặc ô nhiễm không khí. Mục đích của việc sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân là để giảm thiểu sự tiếp xúc của người lao động với các nguy cơ xảy ra ngoài tầm kiểm soát nhằm giảm sự rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

2. Chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động là gì?
Chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động (chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động) là chứng nhận sản phẩm, thiết bị đó phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) đã được quy định, đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo thiết bị được vận hành một cách an toàn và tạo sự an tâm cho người lao động khi thực hiện công việc.
Các doanh nghiệp sản xuất trong nước, kinh doanh, sử dụng thiết bị bảo hộ lao động và các đơn vị kinh doanh, nhập khẩu trang thiết bị lao động đều phải thực hiện (thực hiện chứng nhận và kiểm tra nhập khẩu theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH) chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động.

>>> XEM THÊM: Cấp chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp sản xuất đồ bảo hộ
3. Danh mục sản phẩm cần chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động
Theo Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH, các thiết bị cần chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động bao gồm:
Danh mục | Quy chuẩn/Tiêu chuẩn tương ứng | Thông tư |
Phương tiện bảo vệ đầu (Mũ an toàn công nghiệp) | – QCVN 06:2012/BLĐTBXH – TCVN 6407:1998 – TCVN 2603:1987 | Thông tư số 04/2012/TT-BLĐTBXH |
Phương tiện bảo vệ mắt, mặt (Kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia Rơnghen, phóng xạ; Kính hàn, mặt nạ hàn) | – TCVN 5082:1990 – TCVN 5039:1990 – TCVN 6157:1999 – QCVN 27:2016/BLĐTBXH – QCVN 28:2016/BLĐTBXH | – Thông tư số 49/2016/TT-BLĐTBXH – Thông tư số 50/2016/TT-BLĐTBXH |
Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc) | – QCVN 08:2012/BLĐTBXH – QCVN 10:2012/BLĐTBXH | – Thông tư số 07/2012/TT-BLĐTBXH – Thông tư số 25/2012/TT-BLĐTBXH |
Phương tiện bảo vệ tay (Găng tay bảo hộ lao động chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất) | – TCVN 8838- 1, 2, 3:2011 – QCVN 24: 2014/BLĐTBXH | Thông tư số 37/2014/TT- BLĐTBXH |
Phương tiện bảo vệ chân (Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện) | – TCVN 6412:2009 – TCVN 7651:2007 – TCVN 7652:2007 – TCVN 7653:2007 – TCVN 7654:2007 – TCVN 8197:2009 – TCVN 7544:2005 – TCVN 7545:2005 – QCVN 15:2013/BLĐTBXH | Thông tư số 39/2013/TT- BLĐTBXH |
Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân | QCVN 23:2014/BLĐTBXH | Thông tư số 36/2014/TT- BLĐTBXH |

>>> ĐỌC THÊM: Chứng nhận hợp quy Poly Aluminium Chloride (PAC) theo QCVN 06A:2020/BCT
4. Quy trình chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động
Quy trình chứng nhận hợp quy bảo hộ lao động bao gồm các bước theo trình tự sau:
- Bước 1: Đăng kí chứng nhận hợp quy bảo hộ lao động;
- Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng chứng nhận giữa 2 bên;
- Bước 3: Tiến hành đánh giá chứng nhận sản phẩm và lấy mẫu thử nghiệm.
- Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá và xem xét hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có);
- Bước 5: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động cho doanh nghiệp;
- Bước 6: Giám sát hàng năm và duy trì chứng nhận.
Đối với các sản phẩm bảo hộ lao động được sản xuất trong nước, chứng nhận hợp quy phương thức 5 và phương thức 1 được doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất khi chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động.
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu, kết luận kết quả phù hợp trên mẫu thử
- Phương thức 5: Áp dụng cho sản phẩm/ hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước, sử dụng để chứng nhận cho nhà máy sản xuất, phương thức 5 là đánh giá thông qua kết hợp giữa thử nghiệm lấy mẫu và đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức 5 có thời hạn trong vòng 3 năm
Đối với các sản phẩm bảo hộ lao động được nhập khẩu, doanh nghiệp thường chứng nhận hợp quy phương thức 7 theo phương thức 1 trong chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động.
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu, kết luận kết quả phù hợp trên mẫu thử
- Phương thức 7: Áp dụng cho lô hàng thiết bị bảo hộ lao động nhập khẩu, đánh giá cấp hợp quy cho từng lô hàng bảo hộ lao động. Phương thức 7 chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá.

5. Tổ chức đánh giá chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động uy tín tại Việt Nam
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol chi nhánh Hồ Chí Minh (Vinacontrol CE HCM) có đầy đủ năng lực chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động do Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội chỉ định cấp phép trên toàn quốc. Quý doanh nghiệp khi hợp tác cùng chúng tôi:
- Thương hiệu Vinacontrol 60 năm được nhiều quốc gia biết đến là một tổ chức chứng nhận lâu đời và uy tín nhất Việt Nam;
- Kinh nghiệm: đội ngũ chuyên gia, chuyên gia đánh giá được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động chứng nhận hợp quy;
- Cơ sở vật chất: không chỉ có phòng thử nghiệm riêng đạt chuẩn, Vinacontrol CE còn sở hữu hệ thống chi nhánh, văn phòng trên khắp cả nước nên có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí khi thực hiện dịch vụ.
Hy vọng với những thông tin trên mà Vinacontrol CE Hồ Chí Minh vừa cung cấp có thể hỗ trợ bạn trong hoạt động chứng nhận hợp quy bảo hộ an toàn lao động. Nếu thông hữu ích đừng ngần ngại chia sẻ để mọi người biết đến, mọi thông tin tư vấn liên hệ qua hotline 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để được hỗ trợ.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Chứng nhận hợp quy hóa chất | Danh mục sản phẩm cần CNHQ
- Giám định công nghiệp | Vinacontrol
- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là gì? Thông tin doanh nghiệp cần biết
Tin tức liên quan
Tiêu chuẩn ISO 45001 thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001
An toàn lao động trong xây dựng | 3 thông tin cần biết
Giám Sát An Toàn Lao Động Và Những Điều Kiện Quan Trọng
Chứng nhận hợp quy tiền chất thuốc nổ theo QCVN 04:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy Poly Aluminium Chloride (PAC) theo QCVN 06A:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy Amoniac công nghiệp theo QCVN 07A:2020/ BCT