Kiểm định hệ thống điện mặt trời – Inverter

Theo xu hướng ưa chuộng sử dụng năng lượng tái tạo xanh, giúp giảm thiểu khí thải ô nhiễm thì Hệ thống điện mặt trời đang ngày càng được lắp đặt và sử dụng một cách phổ biến. Vậy nên, để có thể đảm bảo an toàn và chất lượng của hệ thống này, đòi hỏi các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện thủ tục kiểm định trước khi đưa vào vận hành. Sau đây, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ giới thiệu các thông tin quan trọng mà Quý doanh nghiệp cần nắm rõ để có thể thực hiện kiểm định hệ thống điện mặt trời một cách tốt nhất.

1. Kiểm định hệ thống điện mặt trời là gì?

Kiểm định hệ thống điện mặt trời là hoạt động kỹ thuật theo một trình tự kiểm định cụ thể được thực hiện bởi tổ chức kiểm định hợp pháp nhằm kiểm tra, đánh giá, xác nhận sự phù hợp của tình trạng hệ thống với tiêu chuẩn kỹ thuật  an toàn tương ứng theo quy định pháp luật. Đây là hoạt động bắt buộc đối với mọi tổ chức cá nhân vận hành sử dụng hệ thống điện mặt mời.

kiểm định hệ thống điện mặt trời
Cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện thủ tục kiểm định trước khi đưa vào vận hành hệ thống điện mặt trời

1.1 Căn cứ pháp lý của hoạt động kiểm định hệ thống điện mặt trời

  • Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg Về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời Việt Nam;
  • Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối;
  • Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối;
  • Công văn Số 6948/EVN-KD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc Hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.

>>> ĐỌC NGAY: Kiểm định Tời điện – Tời nâng hàng | Kiểm định toàn quốc

1.2 Các tiêu chuẩn áp dụng vào hoạt động kiểm định hệ thống điện mặt trời

  • TCVN 7447-4 (IEC 60364-4) “Hệ thống điện hạ áp – Bảo vệ an toàn”;
  • TCVN 7447-6 (IEC 60364-6) “Hệ thống điện hạ áp – Kiểm tra xác nhận”;
  • TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • TCVN 9358:2012 “Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – yêu cầu chung”;
  • IEC 60904-1:1987, Photovoltaic devices – Part 1: Measurements of photovoltaic current voltage characteristics;
  • IEC 60904-2:1989, Photovoltaic devices – Part 2: Requirements for reference solar cells;
  • IEC 60904-3:1989, Photovoltaic devices – Part 3: Measurement principles for terrestrial photovoltaic (PV) solar devices with reference spectral irradiance data;
  • IEC 61215-1:2016 Crystalline silicon terrestrial photovoltaic (PV) modules – Design qualification and type approval.

>>> XEM THÊM: Kiểm định thiết bị điện là gì? Tại sao doanh nghiệp, cá nhân cần phải thực hiện

2. Khi nào cần kiểm định an toàn hệ thống điện mặt trời?

Cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm định hệ thống điện mặt trời trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Kiểm định lần đầu

  • Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành hệ thống

Trường hợp  2. Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành hệ thống

Trường hợp  3. Kiểm định bất thường

  • Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành hệ thống

>>> XEM NGAY: Kiểm định tủ điện – Kiểm định an toàn điện | Vinacontrol HCM

3. Lợi ích khi thực hiện kiểm định điện mặt trời

Hoàn thiện thủ tục kiểm định chính là điều kiện để hệ thống điện mặt trời đáp ứng yêu cầu hòa lưới cũng đáp ứng các yêu cầu thủ tục pháp lý. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp khi thực hiện kiểm định cũng đạt được các mục tiêu và lợi ích sau:

  • Kiểm tra, đánh giá an toàn kỹ thuật của hệ thống sau khi thực hiện quá trình hòa lưới, là căn cứ để đơn vị sử dụng đánh giá, nghiệm thu với đơn vị lắp đặt;
  • Tránh các rủi ro pháp lý và tranh chấp (nếu có) giữa các cá nhân, tổ chức liên quan;
  • Phòng tránh các nguy cơ cháy nổ, rủi ro thiệt hại tài sản và sức khỏe, tính mạng con người.
  • Đảm bảo an toàn khi vận hành hệ thống và duy trì hoạt động bình thường
  • Góp phần bảo vệ môi trường.
kiểm định hệ thống điện mặt trời
Thực hiện kiểm định để đảm bảo an toàn khi vận hành hệ thống và duy trì hoạt động bình thường

>>> ĐỌC NGAY: Kiểm định trạm biến áp | Toàn quốc – Chi phí thấp nhất

4. Quy trình kiểm định điện mặt trời

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết bị

  • Kiểm tra CO, CQ thiết bị đo kiểm, tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật cơ bản của hệ thống điện mặt trời;
  • Hồ sơ về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm tra đo kiểm trước (nếu có);
  • Bản vẽ tổng thể, bản vẽ chi tiết, bản vẽ mặt bằng lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Bước 2: Đánh giá, kiểm tra ngoại quan

Sau khi đã nghiên cứu toàn bộ hồ sơ kỹ thuật, kiểm định viên tiến hành đánh giá, kiểm tra.

  • Kiểm tra tổng quát vị trí thử nghiệm (mặt bằng thử, các công trình kế cận xung quanh, môi trường làm việc của hệ thống …) biển cảnh báo, biển hướng dẫn và biện pháp an toàn trong suốt quá trình thử nghiệm.
  • Kiểm tra các khóa an toàn ở từng tủ điện, các thiết bị an toàn được bố trí đầy đủ chưa.
  • Khám xét bên ngoài hệ thống: phát hiện sự không phù hợp về kỹ thuật lắp đặt của các chi tiết, cấu kiện; phát hiện các khuyết tật, hư hỏng biểu hiện bên ngoài của các chi tiết, bộ phận hệ thống điện.
  • Khi xem xét, kiểm tra bên ngoài, cần chú trọng đến các chi tiết như mối nối và liên kết: đinh tán, bu lông phải chắc chắn, không bị tháo lỏng, rạn nứt; Mái nhà khi leo lên kiểm tra phải cứng vững, thang leo trèo trong tình trạng tốt.

Bước 3: Tiến hành kiểm định hệ thống điện mặt trời

  • Đo cách điện: Thiết bị Inverter; Tủ điện nguồn; Tủ hộp nối điện; Dây nguồn dẫn điện; Dây dẫn; Tấm pin mặt trời (Đo xác suất 5%); Máng cáp điện.
  • Đo tiếp địa an toàn
  • Đo chất lượng điện năng:
  • Kiểm tra các chức năng:
    • Vận hành duy trì phát điện (tần số Hz);
    • Không tự động kết nối lại lưới;
    • Không tự động kết nối lại lưới;
    • Đo lường điện áp, hệ số công suất, thành phần thứ tự nghịch;
    • Hoạt động bộ hoà lưới (kiểm tra chức năng kết nối khi xảy ra sự cố, kiểm tra chức năng bảo vệ);
    • Điều chỉnh công suất tác dụng (khi f>50,5Hz).
  • Kiểm tra thành phần sóng: kiểm tra thành phần song hài của điện áp, kiểm tra thành phần sóng hài của dòng điện;
  • Kiểm tra xâm nhập dòng 1 chiều;
  • Kiểm tra mức nhấp nháy điện áp (kiểm tra mức nhấp nháy ngắn hạn Pst, Kiểm tra mức nhấp nháy dài hạn Plt);

Bước 4: Xử lý kết quả thử nghiệm

Kiểm định viên lập biên bản kiểm định. Trường hợp Hệ thống có kết quả “Đạt”, tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và dán tem kiểm định trên thiết bị.

kiểm định hệ thống điện mặt trời
Kiểm định viên thực hiện hoạt động kiểm định điện mặt trời tại doanh nghiệp

5. Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện kiểm định hệ thống điện mặt mặt trời

5.1 Trách nhiệm của đơn vị, tổ chức sử dụng

  • Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến hệ thống năng lượng mặt trời cho đơn vị kiểm định;
  • Bảo đảm hệ thống điện mặt trời đã được lắp đặt hoàn chỉnh, phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo và ở trạng thái sẵn sàng đưa vào hoạt động;
  • Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho kiểm định viên thực hiện;
  • Căng dây, đặt biển cảnh báo;
  • Kẻ vạch hướng dẫn người đi bộ;
  • Trang bị bảo hộ cho người tham gia chứng kiến, giám sát.

5.2 Trách nhiệm của đơn vị kiểm định 

  • Tiến hành kiểm tra tại đơn vị và thông báo cho chủ sử dụng thiết bị các nội dung thực hiện;
  • Thống nhất quy trình kiểm tra kỹ thuật với đơn vị quản lý thiết bị cũng như mọi công tác khác liên quan đến điều kiện kỹ thuật tiến hành, an toàn lao động, các mệnh lệnh/tín hiệu điều khiển từ người chủ trì cuộc kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện;
  • Thực hiện kiểm tra để xác định đối tượng được kiểm tra cũng như công tác chuẩn bị đã đảm bảo các yêu cầu cần thiết  khi tiến hành kiểm định.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ kiểm định hệ thống điện mặt trời của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh. Quý khách hàng có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ miễn phí, chi tiết và nhanh chóng nhất!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Tổ chức Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol 

  • Địa chỉ:
    • Văn phòng Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, P. 13, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
    • Văn phòng Hà Nội: 41 Nguyễn Thượng Hiền, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    • Văn phòng Đà Nẵng: 66 Lô A6-A8 đường 30 tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Hotline: 1800.646.820
  • Email: vncehcm@vnce.com.vn
  • Website: https://vinacontrolce.vn/

>>> XEM NGAY CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN:

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *