Sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo sản phẩm, hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Vì thế xuất hiện hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không có xuất xứ ngày càng nhiều. Do đó, các doanh nghiệp rất cần giấy chứng nhận xuất xưởng để giúp khẳng định được uy tín, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất và được ưu đãi khi xuất khẩu vào các quốc gia có tham gia hiệp hội thương mại.
Nội Dung Bài Viết
1. Chứng nhận xuất xưởng là gì?
Chứng nhận xuất xưởng (certificate of origin thường được viết tắt là CO, C/O) là một tài liệu được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch thương mại quốc tế nhằm chứng minh rằng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó.
► Có hai lại chứng nhận xuất xưởng:
- C/O không ưu đãi: giấy chứng nhận xuất xưởng không ưu đãi quy định rằng hàng hóa được xuất khẩu/nhập khẩu không được hưởng bất kỳ ưu đãi thuế quan nào và các khoản thuế phải nộp đối với hàng hóa đang được chuyển đi;
- C/O ưu đãi: Giấy chứng nhận xuất xưởng ưu đãi giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan trong việc nộp thuế. Các loại thuế này có thể là giảm thuế quan thông thường, hoặc cũng có thể là miễn hoàn toàn thuế quan tùy thuộc vào quốc gia đã tham gia những hiệp hội thương mại quốc tế nào.

2. Tại sao cần giấy chứng nhận xuất xưởng khi xuất nhập khẩu
- Giấy chứng nhận xuất xưởng là bắt buộc để được hưởng ưu đãi theo ưu đãi của Hệ thống ưu đãi chung (GSP);
- Giấy chứng nhận C/O tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu tuân thủ các quy tắc và luật lệ của quốc gia đó;
- Hải quan nước nhập khẩu chỉ cho phép thuế suất ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu có giấy chứng nhận C/O;
- Nước xuất khẩu có thể yêu cầu giấy chứng nhận C/O để đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu không bị vận chuyển lại.
✍ Xem thêm: hướng dẫn kiểm tra vật liệu xây dựng nhập khẩu
3. Cơ quan nào có thẩm quyền chứng nhận C/O?
Theo quy định, Bộ công thương là cơ quan được giao nhiệm vụ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng tại Việt Nam. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm sẽ tự ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức thuộc sự quản lý của mình để tiến hành kiểm tra hồ sơ như cơ quan lãnh sự quán tại nước ngoài. Để có thể đảm bảo hàng hóa được chất lượng và đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân trong nước thì cơ quan đại sứ quán sẽ chịu trách nhiệm. Ngoài ra còn có một số cơ quan khác như sau:
- Các ban quản lý KCX – KCN được Bộ Công thương ủy quyền sẽ có quyền cấp C/O form D, E, AK,…
- Các phòng Quản lý xuất nhập khẩu của Bộ công thương có quyền cấp C/O form D, E, AK,…
- Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI có thẩm quyền cấp C/O form A,B…

4. Giấy chứng nhận xuất xưởng gồm những nội dung gì?
- Loại mẫu theo chuẩn từng vùng cụ thể, họ tên chủ thể, địa điểm xuất nhập khẩu;
- Tên, địa chỉ công ty xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tiêu chí về vận tải, phương tiện vận chuyển, cảng biển, địa điểm dỡ hàng,…
- Tiêu chuẩn về đóng gói hàng hóa (bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, số lượng);
- Tiêu chuẩn về xuất xứ, và xác nhận cơ quan có thẩm quyền.
► Hồ sơ cần chuẩn bị để chứng nhận xuất xưởng
Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm, hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (lưu ý: chỉ được cấp một mẫu giấy chứng nhận C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu tại thời điểm đó và bản sao lưu cho các bên liên quan).
- Bản in tờ khai hải quan các mặt hàng cần xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp;
- Giấy chứng thực quy trình sản xuất hàng hóa;
- Giấy chứng thực vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải đơn tương đương.
✍ Xem thêm: quy trình kiểm tra giấy vệ sinh, khăn giấy nhập khẩu

5. Các loại chứng nhận CO phổ biến hiện nay
Một số loại chứng nhận xuất xưởng áp dụng tại Việt Nam:
► CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP;
- GSP là hệ thống ưu đãi chung được thực hiện để hỗ trợ các nước đang phát triển bằng cách ưu tiên cho họ về thuế quan thương mại từ các nước công nghiệp và phát triển. Nó là một công cụ phi hợp đồng đơn phương và dựa trên việc mở rộng không có đi có lại các nhượng bộ thuế quan.
► CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi;
► CO form D: hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;
- Hiệp định CEPT là thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung, và là mức thuế có hiệu lực, được thỏa thuận ưu đãi cho ASEAN, được áp dụng cho các hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN và được xác định để đưa vào Chương trình CEPT
► CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
Trên đây là những tin về chứng nhận xuất xưởng (C/O) về xuất nhập khẩu hàng hóa. Quý doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu trước khi đưa sản phẩm lưu hành vào thị trường. Vui lòng liên hệ Vinacontrol CE HCM qua hotline 1800 646 820 (miễn phí hoàn toàn) hoặc email vncehcm@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất từ chuyên gia hàng đầu.
Tin tức liên quan
Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi | Hỗ trợ tư vấn thông quan
Dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy Natri Hydroxit công nghiệp theo QCVN 03A:2020/BCT
[DOWNLOAD] Tài liệu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 PDF song ngữ
Tiêu chuẩn ISO 22716 | Giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết