Kiểm định cần trục | Kiểm định nhanh chóng – chi phí thấp

Cần trục hay cần trục tự hành một trong những loại máy móc thuộc danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu kiểm định an toàn kỹ thuật để đảm bảo an toàn lao động tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH. Sau đây Vinacontrol CE Hồ Chí Minh giới thiệu các thông tin cơ bản mà doanh nghiệp nắm rõ để thực hiện thủ tục kiểm định cầu trục một cách hợp pháp.

1. Kiểm định cần trục

Kiểm định cần trục là hoạt động kiểm định an toàn tiến hành kiểm tra, đánh giá, nhận định thiết bị máy móc theo quy định của Nhà nước được thực hiện bởi tổ chức kiểm định hợp pháp nhằm kiểm tra thiết bị cần trục, cần cẩu đảm bảo an toàn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Những trường hợp cần kiểm định an toàn cần trục:

  • Kiểm định lần đầu: Tổ chức, doanh nghiệp trước khi đưa cần trục vào sử dụng bắt buộc phải thực hiện kiểm định;
  • Kiểm định theo chu kỳ: Theo thời gian vận hành sử dụng, cần trục cần phải được kiểm định định kỳ theo thời gian. (thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với cần trục có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm)
  • Kiểm định bất thường: Hoạt động kiểm định sau sự cố lớn, máy móc bị hư hỏng hay theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
kiểm định cần trục
Cần trục hay cần trục tự hành một trong những loại máy móc yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn

>>> XEM THÊM: Kiểm định bàn nâng | Uy tín – Toàn quốc

2. Tiêu chuẩn quốc gia về kiểm định cần trục

Sau đây là các tiêu chuẩn về cần trục mà các cá nhân tổ chức thực hiện kiểm định cần biết, đó là:

  • TCVN 4244:2005,Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
  • TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
  • TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009),Cần trục. Phân loại theo chế độ làm việc. Phần 2: Cần trục tự hành;
  • TCVN 8242-2:2009,Cần trục – Từ vựng – Phần 2: Cần trục tự hành;
  • TCVN 5179:1990,Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;
  • TCVN 10837:2015,Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
  • TCVN 8855-2:2011, Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;
  • TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
  • QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục;
  • QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành.
kiểm định cần trục
Cần trục phải đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn theo quy định pháp luật

3. Lý do nên kiểm định an toàn cần trục?

Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người khác trong phạm vi làm việc của cần trục, tránh hư tổn hàng hóa, thiết bị cũng như các yêu tố gây tai nạn khác

Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; từ đó tránh các trường hợp kiểm tra từ các cơ quan pháp luật;

Kiểm định cẩu trục và nhận được chứng chỉ kiểm định được coi là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm; tạo niềm tin cùng uy tín cho doanh nghiệp.

>>> XEM THÊM: Kiểm định thiết bị nâng | Danh mục thiết bị an toàn quy định bởi BLĐTBXH

4. Quy trình kiểm định an toàn cần trục

Dựa trên QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH,  khi kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

► Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cần trục

► Bước 2: Kiểm tra bên ngoài

► Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật

► Bước 4: Kiểm tra vận hành : thử không tải và có tải

Thực hiện bước 4 sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.Thực hiện các phương pháp thử sau:

  • Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
  • Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL ở hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của cần cẩu.
  • Thử tải động ở mức 110%SWL ở hai vị trí như trên

► Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định cần trục

  • Lập biên bản kiểm định cần trục tự hành có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả vào lý lịch cần trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu).
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
kiểm định cần trục
Đảm bảo an toàn khi sử dụng cần trục đã được kiểm định “Đạt”

>>> ĐỌC THÊM: Kiểm định xe nâng hàng – nâng người | Thông tin cần biết

5. Trách nhiệm tổ chức kiểm định khi thực hiện

Thứ nhất, Công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

Thứ hai, trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.

Thứ ba, Đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định.

Thứ tư, Cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Thứ năm, Nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Thứ sáu, Không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định.

kiểm định cần trục
Cầu trục đi vào hoạt động sau khi được Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cấp chứng chỉ kiểm định

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol chi nhánh HCM  (Vinacontrol CE HCM) được chỉ định kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị nâng như: xe nâng, cần trục, cổng trục, vận thăng, cẩu tháp, palang, tời nâng, sàn nâng,… theo Quyết định số 1738/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tính đến thời điểm hiện tại Vinacontrol CE HCM đã thực hiện kiểm định +500 thiết bị cần trục, cần cẩu trên khắp cả nước với chi phí phù hợp nhất, thời gian nhanh nhất.

Quý doanh nghiệp cần thực hiện kiểm định cần trục và các thiết bị khác , vui lòng liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh hotline miễn cước 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn hoặc để lại thông tin liên lạc cùng yêu cầu để được tư vấn và báo phí chi tiết nhất.

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *