Hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001 là một trong những hoạt động quan trọng quyết định tới sự thành công của một hệ thống quản lý môi trường. Do đó, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng bộ tài liệu, hồ sơ ISO 14001:2015 đầy đủ nhất. Cùng đọc bài viết sau đây của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh để cập nhật ngay nhé!
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:
- Chi phí chứng nhận ISO 14001 – Nhận ngay báo giá ưu đãi
- Mẫu giấy chứng nhận ISO 14001 về quản lý môi trường
- ISO 22000 có thể thay thế giấy an toàn thực phẩm được không?
Nội Dung Bài Viết
- 1. Các bước thực hiện ISO 14001 – Hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001
- Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001
- Bước 2: Thực hiện đánh giá môi trường
- Bước 3: Lập kế hoạch ISO 14001
- Bước 4: Đào tạo nhận thức cho doanh nghiệp về ISO 14001
- Bước 5: Lập hồ sơ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
- Bước 6: Triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS) và theo dõi
- Bước 7: Thực hiện đánh giá nội bộ
- Bước 8: Đánh giá xem xét và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường
- Bước 9: Duy trì chứng nhận ISO 14001
- 2. Hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001:2015
1. Các bước thực hiện ISO 14001 – Hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001
Trước khi đi vào xây dựng tài liệu ISO 14001:2015, doanh nghiệp cần hiểu rõ các bước thực hiện để đạt chứng nhận ISO 14001 và được đơn vị chứng nhận cấp giấy chứng nhận ISO 14001:2015. Hãy theo dõi 9 bước thực hiện trong hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001
Trong các bước thực hiện ISO 14001, việc tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001 được coi là tiền đề đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được vận hành đúng hướng và đáp ứng đúng những yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 14001.
>>> LIÊN HỆ NGAY: Dịch vụ chứng nhận ISO 14001:2015 uy tín, chi phí cạnh tranh tại Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
Bước 2: Thực hiện đánh giá môi trường
Khi đã hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động quản lý môi trường của mình ở thời điểm hiện tại.
Bao gồm việc xác định bối cảnh của doanh nghiệp; các quy định, luật định hiện hành; các quy định cùng quy trình đang được áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kiểm soát các vấn đề về môi trường. Sau đó, đánh giá kết quả đạt được từ các hoạt động này và so sánh mức độ phù hợp của chúng với những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.
>>> ĐỌC NGAY: [7 bước] Quy trình chứng nhận ISO 14001:2015 | Vinacontrol CE HCM
Bước 3: Lập kế hoạch ISO 14001
Ở bước 3 trong hướng dẫn xây dựng tài liệu iso 14001, Doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch cụ thể cho việc triển khai hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001. Kế hoạch ISO 14001 phải được ghi lại dưới dạng văn bản và phải được lãnh đạo cao nhất phê duyệt trước khi đưa vào thực hiện.
>>> THAM KHẢO NGAY: 13 Bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết [KÈM MẪU MIỄN PHÍ]
Bước 4: Đào tạo nhận thức cho doanh nghiệp về ISO 14001
Đào tạo nhận thức cho doanh nghiệp về ISO 14001 là 1 bước rất quan trọng trong các bước thực hiệnISO 14001. Doanh nghiệp cần phải thông tin cho toàn bộ cán bộ công nhân viên về kế hoạch ISO 14001. Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn này.
>>> ĐỌC TIẾP: MBTI là gì? 16 Loại tính cách MBTI chi tiết và cách ứng dụng
Bước 5: Lập hồ sơ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
Việc xây dựng và duy trì một hệ thống hồ sơ, tài liệu ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường là một bước đặc biệt quan trọng trong các bước thực hiện và chứng nhận ISO 14001. Bởi nó giúp toàn bộ hệ thống hoạt động một cách nhất quán, được kiểm soát toàn diện. Là cơ sở để lãnh đạo ra quyết định phù hợp trước các thay đổi liên quan tới khía cạnh môi trường.
Doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống hồ sơ được xây dựng một cách đầy đủ, chính xác, được kiểm soát chặt chẽ và cải tiến khi phù hợp. Đồng thời, đảm bảo tính sẵn có cho các bên liên quan.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Tiêu chuẩn ISO 2768 | Các yêu cầu về đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí
Bước 6: Triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS) và theo dõi
Doanh nghiệp tiến hành triển khai hoạt động quản lý môi trường theo các quy trình trong kế hoạch ISO 14001:2015 được thiết lập trước đó. Việc triển khai cần phải được thực hiện bởi toàn bộ cá nhân cùng phòng ban trong doanh nghiệp. Đồng thời theo dõi, kiểm soát chặt chẽ quá trình.

>>> XEM THÊM: Doanh nghiệp nào bắt buộc phải áp dụng ISO 14001 về môi trường?
Bước 7: Thực hiện đánh giá nội bộ
Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp cần thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ để có thể nhìn lại mọi quy trình, hoạt động một cách tổng quan nhất. Nội dung cùng kết quả của những cuộc đánh giá này cần được ghi chép và lưu trữ dưới dạng hồ sơ để phục vụ cho việc đánh giá chứng nhận về sau.
>>> ĐỌC NGAY: Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk và 3 bài học giá trị
Bước 8: Đánh giá xem xét và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường
Doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp và đăng ký chứng nhận ISO 14001 với tổ chức đó. Nếu như các bước thực hiện ISO 14001 trên đã hoàn thiện nhưng đến bước này doanh nghiệp không lựa chọn đúng tổ chức chứng nhận có năng lực thì sẽ lãng phí thời gian và công sức xây dựng. Doanh nghiệp nên lưu ý lựa chọn những đơn vị có uy tín, được cấp phép hoạt động bởi cơ quan quản lý nhà nước.
>>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 10+ Bảng chấm công theo giờ, ngày, ca chi tiết
Bước 9: Duy trì chứng nhận ISO 14001
Sau khi đạt được chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp cần duy trì hiệu lực hệ thống quản lý môi trường thông qua việc thực hiện, đánh giá và cải tiến các quy trình trong hệ thống một cách thường xuyên và phù hợp.
>>> XEM THÊM: Chứng nhận xuất xưởng là gì? 5 Nội dung cần biết trước
2. Hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001:2015
Hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001:2015 nằm ở Bước 5 trong quy trình thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001. Doanh nghiệp cần xây dựng những tài liệu ISO 14001 sau đây:
2.1. Xây dựng các tài liệu bắt buộc theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015
- Chính sách chất lượng;
- Mục tiêu chất lượng và Kế hoạch hành động;
- Sổ tay chất lượng;
- Quy trình kiểm soát các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ cung cấp bởi nguồn bên ngoài (thuê ngoài/thầu phụ).
>>> ĐỌC NGAY: Chiến lược Just in Time và 5 bài học từ các Doanh nghiệp lớn
2.2. Xây dựng các quy trình tác nghiệp tại các bộ phận theo yêu cầu hệ thống quản lý môi trường
STT | Nội dung |
1 | Quy trình kiểm soát tài liệu & dữ liệu. |
2 | Quy trình kiểm soát hồ sơ. |
3 | Quy trình tuyển dụng. |
4 | Quy trình đào tạo. |
5 | Quy trình xem xét hợp đồng. |
6 | Quy trình mua hàng. |
7 | Quy trình kiểm soát cung cấp dịch vụ. |
8 | Quy trình kiểm soát phương tiện theo dõi, kiểm tra, & đo lường. |
9 | Quy trình xử lý khiếu nại khách hàng. |
10 | Quy trình đánh giá nội bộ. |
11 | Quy trình kiểm tra bán thành phẩm, thành phẩm. |
12 | Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp. |
13 | Quy trình thống kê (phân tích dữ liệu). |
14 | Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa. |
15 | Quy trình nhận diện rủi ro và cơ hội. |
16 | Quy trình quản lý sự thay đổi. |
17 | Quy trình cải tiến. |
18 | Quy trình xác định khía cạnh và tác động môi trường. |
19 | Quy trình quản lý rác thải. |
20 | Quy trình kiểm soát môi trường hàng tháng. |
21 | Quy trình kiểm soát và xử lý nước thải. |
22 | Quy trình chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. |
23 | Quy trình trao đổi thông tin môi trường. |
24 | Quy trình kiểm soát hóa chất. |
25 | Quy trình kiểm soát chảy tràn và rò rỉ. |
>>> XEM THÊM: Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn
2.3. Xây dựng các hướng dẫn công việc
- Các hướng dẫn tác nghiệp;
- Các hướng dẫn an toàn;
- Hướng dẫn cải tiến liên tục.
>>> ĐỌC THÊM: 20+ Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo loại hình, lĩnh vực, bộ phận
2.4. Hệ thống biểu mẫu
STT | Nội dung |
1 | Kiểm soát tài liệu và hồ sơ. |
2 | Đánh giá nội bộ. |
3 | Kiểm soát thiết bị đo. |
4 | Phân tích dữ liệu. |
5 | Sản phẩm không phù hợp. |
6 | Hành động khắc phục – phòng ngừa. |
7 | Bảng phân loại rác thải. |
8 | Bảng liên lạc môi trường. |
9 | Sơ đồ tổ chức đội phản ứng nhanh. |
>>> XEM NGAY: 9 Mẫu bảng kế hoạch công việc cá nhân, tuần, tháng trên Excel
Trên đây là những thông tin về hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001 khá chi tiết. Vinacontrol CE HCM mong rằng có thể cung cấp được nhiều thông tin giá trị đến doanh nghiệp trong việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Qúy khách quan tâm đến dịch vụ chứng nhận ISO 14001 vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline miễn cước 1800.646.820 email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí từ chuyên gia chứng nhận.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Chứng nhận OCOP là gì? Những điều cần biết về OCOP
- Biểu đồ xương cá trong quản trị sản xuất và vai trò quan trọng
- 20+ Lời chào mở đầu bài thuyết trình gây ấn tượng trong 1′
- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là gì? Thông tin doanh nghiệp cần biết
- Thử nghiệm thức ăn thủy sản | Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
Tin tức liên quan
Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng
Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart
Biểu đồ phân tán trong quản lý chất lượng và 5 Lưu ý quan trọng
ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn
ISO 9001 là gì? Tìm hiểu bản chất và yêu cầu của tiêu chuẩn
PDCA là gì? Mô hình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng