ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ mà một tổ chức có thể tuân theo, thay vì thiết lập các hoạt động về môi trường. Dưới đây là 7 bước thực hiện quy trình chứng nhận ISO 14001 mà Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cung cấp.
Nội Dung Bài Viết
- 1. Các bước thực hiện Quy trình chứng nhận ISO 14001
- Bước 1: Đăng ký thực hiện Hệ thống quản lý môi trường
- Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cuộc đánh giá ISO 14001
- Bước 3: Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn
- Bước 4: Đánh giá hệ thống ISO 14001 chính thức tại doanh nghiệp
- Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ
- Bước 6: Quyết định cấp chứng chỉ chứng nhận ISO 14001:2015
- Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
- 2. Những yếu tố cần thiết để thực hiện quy trình chứng nhận ISO 14001 thành công
- 3. Thực hiện chứng nhận ISO 14001 tại Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
1. Các bước thực hiện Quy trình chứng nhận ISO 14001
Quy trình chứng nhận ISO 14001 bao gồm 7 bước. Sau đây, mời quý Doanh nghiệp cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu chi tiết về 7 bước thực hiện đánh giá, chứng nhận và cấp chứng chỉ ISO 14001:2015 hiện nay!
Bước 1: Đăng ký thực hiện Hệ thống quản lý môi trường
Đầu tiên, Doanh nghiệp cần liên hệ đến đơn vị có năng lực thực hiện chứng nhận ISO 14001 (Vinacontrol CE Hồ Chí Minh).Theo đó, Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, thông tin về lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh,… và tiến hành ký kết hợp đồng với tổ chức chứng nhận đã lựa chọn.
6 nội dung doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đăng ký ISO 14001
- Phạm vi chứng nhận (đối với chứng nhận hệ thống quản lý) hoặc thông tin về sản phẩm đăng ký chứng nhận;
- Tên và địa chỉ, thông tin về các khía cạnh quan trọng trong quá trình và hoạt động của tổ chức, cũng như các nghĩa vụ pháp lý có liên quan;
- Thông tin chung về tổ chức đăng ký chứng nhận tương ứng với lĩnh vực chứng nhận được áp dụng bao gồm các hoạt động, nguồn nhân lực và nguồn lực kỹ thuật, phòng ban chức năng và mối quan hệ với các tổ chức có liên quan, nếu có;
- Thông tin liên quan đến quá trình thuê ngoài của Tổ chức có ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ các yêu cầu;
- Tiêu chuẩn chứng nhận hay các yêu cầu chứng nhận cụ thể khác;
- Thông tin liên quan đến việc sử dụng đơn vị tư vấn liên quan tới hệ thống quản lý hoặc chất lượng sản phẩm.
>>> XEM THÊM: ISO 14001:2015 là gì? Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường
Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cuộc đánh giá ISO 14001
Bước tiếp theo trong quy trình chứng nhận ISO 14001, Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục cần thiết cho quá trình chứng nhận. Dưới đây là 12 hồ sơ cần thiết cần chuẩn bị trước khi tiến hành các cuộc đánh giá hệ thống ISO 14001:
- Chính sách, mục tiêu môi trường;
- Hồ sơ đánh giá xác định khía cạnh và tác động môi trường;
- Hồ sơ đào tạo, đánh giá năng lực nhân sự (phân loại và thu gom rác thải, tập huấn phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, nhận thức hệ thống quản lý môi trường);
- Hồ sơ môi trường yêu cầu pháp luật (Kế hoạch bảo vệ môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường, Sổ chủ nguồn thải, ….);
- Hồ sơ quan trắc môi trường;
- Hồ sơ đánh giá nội bộ;
- Hồ sơ xem xét của lãnh đạo;
- Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định hiệu chuẩn thiết bị môi trường;
- Hồ sơ đánh giá tuân thủ pháp luật;
- Hồ sơ xác định rủi ro cơ hội;
- Hồ sơ diễn tập ứng phó tình trạng khẩn cấp;
- Các tài liệu và hồ sơ nội bộ thuộc Hệ thống quản lý môi trường.
>>> LIÊN HỆ NGAY: Dịch vụ chứng nhận ISO 14001 uy tín, tiết kiệm tại Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
Bước 3: Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn
Căn cứ vào tình hình áp dụng ISO 14001 cụ thể của Doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ cử một đội ngũ chuyên gia đến Doanh nghiệp để đánh giá và thu thập các thông tin sơ bộ về việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường thực tế của Doanh nghiệp.
Bước 4: Đánh giá hệ thống ISO 14001 chính thức tại doanh nghiệp
Tiếp đến, đoàn chuyên gia đánh giá đến doanh nghiệp thực hiện hoạt động đánh giá chính thức về tình hình áp dụng ISO 14001. Cụ thể, chuyên gia sẽ xem xét sự phù hợp, so sánh giữa thực tế với những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, đoàn chuyên gia sẽ thay mặt tổ chức chứng nhận để đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp nhằm khắc phục sự không phù hợp trong hệ thống quản lý môi trường hiện tại.
Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ
Đoàn đánh giá kiểm tra hồ sơ sau đánh giá và xem xét hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).
Sau khi các điểm không phù hợp được khắc phục, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 14001.
>>> ĐĂNG KÝ NGAY: Tư vấn ISO 14001:2015 | 5 Giai đoạn doanh nghiệp cần thực hiện
Bước 6: Quyết định cấp chứng chỉ chứng nhận ISO 14001:2015
Sau khi thẩm tra hồ sơ đánh giá ra kết quả phù hợp, Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận ISO 14001 cho doanh nghiệp
Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
Giấy chứng nhận ISO 14001 có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp và yêu cầu thực hiện hoạt động giám sát hàng năm. Khi đến thời điểm giám sát, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn ISO. Kết quả của đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận. Thời gian giám sát thông thường là mỗi năm một lần, và quá trình đánh giá giám sát sẽ tương tự như quá trình chứng nhận ban đầu.
Sau 3 năm thực hiện hoạt động chứng nhận, giấy chứng nhận ISO 14001 sẽ hết hiệu lực. Doanh nghiệp cần tiến hành chứng nhận lại hệ thống quản lý môi trường từ đầu để đảm bảo tiếp tục tuân thủ tiêu chuẩn ISO. Tuy nhiên, lần thực hiện chứng nhận lại này thường có chi phí thấp hơn so với lần đầu, vì hệ thống quản lý môi trường đã được thiết lập và hoạt động trong thời gian trước đó.
Trên đây là 7 bước quy trình chứng nhận ISO 14001, sau đây là những yếu tố cần thiết để Doanh nghiệp chứng nhận ISO 14001 thành công.
>>> THAM KHẢO NGAY: Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng tài liệu ISO 14001: 2015
2. Những yếu tố cần thiết để thực hiện quy trình chứng nhận ISO 14001 thành công
Để có thể thực hiện thành công quy trình chứng nhận ISO 14001, Doanh nghiệp cần đảm bảo được các yếu tố cần thiết sau đây:
- Lãnh đạo: Sự cam kết từ Ban lãnh đạo là điều quan trọng khi thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001. Ban lãnh đạo cần xác định và truyền đạt chính sách môi trường, cũng như phân công vai trò và trách nhiệm trong toàn tổ chức.
- Sự tham gia của nhân viên: Để thành công trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, sự tham gia đầy đủ của nhân viên và nhận thức về môi trường là rất quan trọng. Nhân viên cần hiểu và thực hiện các quy định và yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.
- Tuân thủ quy định: Tuân thủ quy định là một mục tiêu quan trọng của tiêu chuẩn ISO 14001 EMS. Sử dụng EMS là công cụ giám sát hiệu quả, giúp doanh nghiệp lên kế hoạch tốt hơn về các chi phí liên quan đến giấy phép, báo cáo và theo dõi yêu cầu môi trường.
- Mối quan hệ với khách hàng: Các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan dựa trên lòng tin và sự tôn trọng. Mối quan hệ tốt với bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đóng góp vào thành công của tiêu chuẩn ISO 14001.
Trên đây là những thông tin trình bày về quy trình chứng nhận ISO 14001. Mong rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hệ thống quản lý môi trường, góp phần vào phát triển doanh nghiệp và tạo thiện cảm với các bên liên quan.
3. Thực hiện chứng nhận ISO 14001 tại Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm định và đào tạo tại Việt Nam, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tự hào là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp. Chúng tôi mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng khi cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 14001.
- Chúng tôi cam kết đưa ra mức chi phí hợp lý, tối ưu và phù hợp với mọi doanh nghiệp. Chúng tôi tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn ISO/IEC và đảm bảo thực hiện quy trình đánh giá và cấp chứng nhận một cách nhanh chóng và thuận tiện.
- Chứng chỉ ISO 14001 do chúng tôi cấp được công nhận và uy tín trên toàn cầu. Điều này giúp quý khách hàng sử dụng chứng chỉ một cách tiện lợi trong giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước.
- Với phạm vi hoạt động rộng khắp các miền Bắc, Trung và Nam, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện đánh giá một cách nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng.
- Ngoài dịch vụ chứng nhận, chúng tôi cung cấp các dịch vụ bổ trợ như kiểm định, quan trắc môi trường và thử nghiệm. Điều này giúp quý khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá trình đạt được chứng nhận ISO 14001.
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng. Chúng tôi cam kết mang đến sự hỗ trợ tận tâm và chất lượng cao, đồng hành cùng quý khách hàng trong suốt quá trình hợp tác.
Trên đây là những thông tin về quy trình chứng nhận ISO 14001. Quý doanh nghiệp có nhu cầu về chứng nhận ISO 14001, vui lòng liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua hotline 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất từ các chuyên gia của Vinacontrol CE HCM.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Tổ chức Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol
- Địa chỉ:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, P. 13, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: 41 Nguyễn Thượng Hiền, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: 66 Võ Văn Tần, P. Chính Gián, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng.
- Hotline: 1800.646.820
- Email: vncehcm@vnce.com.vn
- Website: https://vinacontrolce.vn/
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Chi phí chứng nhận ISO 14001 – Nhận ngay báo giá ưu đãi
- Doanh nghiệp nào bắt buộc phải áp dụng ISO 14001 về môi trường?
Tin tức liên quan
Kiểm tra chất lượng kính phẳng tôi nhiệt nhập khẩu | Quy định mới
Báo cáo CBAM là gì? Cách chuẩn bị báo cáo CBAM chuẩn EU
Kiểm Kê Khí Nhà Kính – Quy Định, Thủ Tục, Quy Trình Chi Tiết
Báo Cáo CO2 Là Gì? Tầm Quan Trọng, Quy Trình Thực Hiện
Quy trình đo lường phát thải khí nhà kính trong xử lý nước đạt chuẩn ISO 14064-1
Vai trò kiểm kê khí nhà kính ngành Thực phẩm trong xuất khẩu