Hôm nay, Vinacontrol CE HCM sẽ đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi trên như sau
Nội Dung Bài Viết
1. ISO 22000 có thể thay thế Giấy an toàn thực phẩm
Theo quy định tại Điều 12 tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm:
Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Chính vì thế, tổ chức cung cấp thực phẩm đã đạt chứng chỉ ISO 22000 và HACCP sẽ không cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Nói cách khác, chứng nhận ISO 22000 hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để thay thế cho giấy an toàn thực phẩm.

✍ Xem thêm: Cấp chứng nhận ISO 22000 | Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm
2. Tại sao doanh nghiệp nên chứng nhận ISO 22000?
Những lợi ích cho doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000 có thể kể đến cụ thể như:
- Chứng nhận ISO 22000 giúp các doanh nghiệp thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế, chế biến cho tới khi thực phẩm được sử dụng , nhằm đảm bảo an toàn của thực phẩm;
- Việc xây dựng và đạt chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả được thiết kế, hoạt động và cải tiến liên tục một cách khoa học và được kiểm soát thường xuyên;
- Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm khi thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm;
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới;
- Tạo niềm tin và thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm;
- Đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật cụ thể là tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

3. Cấp chứng nhận ISO 22000 như thế nào?
Đầu tiên, doanh nghiệp cần trải qua quá trình đánh giá của các tổ chức chứng nhận hợp pháp về độ phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000. Sau khi có kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000:2018, tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO cho doanh nghiệp;
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp có các điểm chưa phù hợp với tiêu chuẩn ISO. Tổ chức chứng nhận sẽ hướng dẫn cách khắc phục các điểm chưa phù hợp. Sau khi khắc phục, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét và đánh giá lại. Nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 22000.

✍ Xem thêm: Chứng nhận HACCP – Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn
Vinacontrol CE HCM là đơn vị tư vấn, đào tạo, chứng nhận ISO hàng đầu Việt Nam. Sở hữu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động chứng nhận ISO, chúng tôi tự tin đem lại dịch vụ chứng nhận chất lượng với chi phí tiết kiệm nhất thị trường cho Quý doanh nghiệp.
Mọi yêu cầu liên quan đến dịch vụ chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, Quy khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 1800.646.820, email vncehcm@gmail.com để được chuyên gia tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất!
Tin tức liên quan
Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi | Hỗ trợ tư vấn thông quan
Dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy Natri Hydroxit công nghiệp theo QCVN 03A:2020/BCT
[DOWNLOAD] Tài liệu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 PDF song ngữ
Tiêu chuẩn ISO 22716 | Giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết