Tìm hiểu về ISO là gì? 7 tiêu chuẩn phổ biến hiện nay

Tiêu chuẩn ISO là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO được các doanh nghiệp lớn và nhỏ mong muốn đạt được. Vậy cụ thể ISO là gì? Những tiêu chuẩn ISO nào phổ biến nhất hiện nay. Cùng Vinacontrol CE HCM tìm hiểu về ISO trong bài viết sau nhé!

1. ISO là gì?

ISO là chữ viết tắt của cụm từ International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.

Hiện nay có hơn 160 nước là thành viên ISO. Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO. Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN). 

ISO là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 
ISO là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

2. Tiêu chuẩn ISO là gì?

Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. 

Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phẩm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng. 

Tiêu chuẩn ISO được coi như là 1 chuẩn mực của thế giới mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong đó nếu muốn đạt được chứng nhận ISO.

3. Nhiệm vụ và chức năng của hệ thống chứng nhận ISO 

  • Đảm bảo sản phẩm được cung cấp ra từ các tổ chức có chứng nhận ISO đạt chất lượng.
  • Đảm bảo các tổ chức thực hiện đúng theo quy trình quản lý mà tiêu chuẩn đề ra.
  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tích cực nhờ vào sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ theo một tiêu chuẩn hoá, chất lượng cao.
  • Hướng đến mở rộng nhóm khách hàng hiểu biết hơn về tiêu chuẩn chất lượng, ngày càng nhiều tổ chức thực hiện sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ chất lượng đảm bảo.
Nhiệm vụ và chức năng của hệ thống chứng nhận ISO
Nhiệm vụ và chức năng của hệ thống chứng nhận ISO

4. Bảy tiêu chuẩn hệ phổ biến hiện nay

4.1 Tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015, là tiêu chuẩn duy nhất nằm trong bộ ISO 9000 về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất và được các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng lên Hệ thống quản lý chất lượng riêng.

Tiêu chuẩn ISO 9001 giúp các tổ chức hay doanh nghiệp áp dụng có thể tạo ra những hệ thống để cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Về phía khách hàng, ISO 9001 đã bảo rằng khách hàng sẽ có được những sản phẩm và dịch vụ đồng nhất, chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng

4.2 Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này giúp đưa ra những điều mà doanh nghiệp hoặc tổ chức cần chứng minh là có khả năng kiểm soát các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm để đảm bảo đưa ra những sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế bao gồm cách tiếp cận ISO 9001, quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để chứng nhận an toàn thực phẩm ở tất cả cấp độ.

Việc áp dụng ISO 22000 cung cấp sự an toàn cho chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, giúp sản phẩm của doanh nghiệp có thể hội nhập thế giới và tới tay người tiêu dùng với chất lượng và sự an toàn.

Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị toàn cầu - ISO 22000
Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị toàn cầu – ISO 22000

4.3 Tiêu chuẩn ISO 45001

ISO 45001 là một bộ tiêu chuẩn về “hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp”. Bộ tiêu chuẩn ISO là gì này giúp các tổ chức giảm gánh nặng bằng việc cung cấp cho hộ một bộ khuôn về cải thiện an toàn cho nhân viên, giảm rủi ro ở nơi làm việc. 

Tiêu chuẩn này được ủy ban các chuyên gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nghiên cứu và phát triển dựa trên cách tiếp cận của các tiêu chuẩn khác như ISO 14001 và ISO 9001.

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - ISO 45001
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – ISO 45001

4.4 Tiêu chuẩn ISO 14001 

ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình tới môi trường. 

Bằng việc áp dụng ISO 14001, doanh nghiệp có thể giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Tại nước ta, nhiều ngành nghề yêu cầu doanh nghiệp cần được chứng nhận ISO 14001.

Ngày nay, khi vấn đề môi trường nhận được rất nhiều sự quan tâm thì việc được chứng nhận ISO 14001 sẽ giúp doanh nghiệp ngay lập tức nhận được sự đón nhận từ người tiêu dùng. 

 Hệ thống quản lý môi trường - Chứng nhận ISO 14001
Hệ thống quản lý môi trường – Chứng nhận ISO 14001

4.5 Tiêu chuẩn HACCP

Ra đời vào năm 1960, tiêu chuẩn HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point) là hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có 7 nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Nhận diện được mối nguy hiểm;
  • Xác định điểm kiểm soát tới giới hạn của mối nguy hiểm (CCP – Critical Control Points);
  • Xác định giới hạn cho từng CCP cụ thể;
  • Xây dựng các thủ tục để giám sát CCP;
  • Lên kế hoạch hành động khi đến giới hạn bị phá vỡ;
  • Thiết lập thủ tục thẩm tra với hệ thống HACCP;
  • Lưu trữ hồ sơ HACCP đã thẩm tra.
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

4.6 Tiêu chuẩn ISO 13485

Đây là tiêu chuẩn được sử dụng trong ngành y tế, nhiệm vụ của tiêu chuẩn ISO 13485 chính là xây dựng và kiểm soát chất lượng thiết bị y tế. 

ISO 13485 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị dụng cụ y tế.

ISO 13485 - Hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế
ISO 13485 – Hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế

4.7 Tiêu chuẩn OHSAS 18001

OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu liên quan đến các hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn. 

OHSAS 18001 giúp cho tổ chức doanh nghiệp có thể kiểm soát và lường trước được các mối nguy có thể xảy ra từ các hoạt động vận hành thông thường và trong những tình huống đặc biệt và để cải tiến các hoạt động đó.

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 45001 thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001

5. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ISO?

  • Yêu cầu của khách hàng đối với công ty, doanh nghiệp. Họ cần mua sản phẩm có chứng nhận ISO để đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Có thể nói, ISO giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin, từ đó thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng một cách lâu dài.
  • ISO là bộ tiêu chuẩn hệ thống về quản lý vì thế giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, làm đúng quy trình từ khâu nhỏ nhất đến khâu quan trọng nhất.
  • Việc thực hiện theo tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp vận hành có tổ chức, khoa học, hướng đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng. Đồng thời cũng duy trì chất lượng này được ổn định trong thời gian dài về sau.
  • Đạt được sự hài lòng từ khách hàng nhờ sản phẩm tốt, dịch vụ tối ưu và quy trình thực hiện đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  • Giúp gia tăng năng suất sản phẩm, dịch vụ, mang lại tiềm năng lớn về tài chính cho doanh nghiệp, tổ chức.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các công ty cùng lĩnh vực.
  • Một số ngành nghề ở một số quốc gia, chính phủ có thể bắt buộc cần có tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm, việc thực hiện theo quy trình và có chứng nhận tiêu chuẩn quản lý ISO giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.
  • Đây là xu thế mà các công ty trên toàn Thế giới đang hướng đến, hệ thống quản lý chất lượng ISO giúp doanh nghiệp hội nhập tốt hơn với Quốc tế và dễ dàng đón nhận sự giao thương từ các quốc gia khác.

Trên đây là những thông tin về ISO là gì và những tiêu chuẩn phổ biến thường áp dụng vào hệ thống doanh nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn hoặc chứng nhận, vui lòng liên hệ Vinacontrol chi nhánh Hồ Chí Minh qua hotline 1800.646.820, email vncehcm@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí từ chuyên gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820