Đảm bảo chất lượng sản phẩm là gì? Một số lưu ý quan trọng

Một trong những thước đo quan trọng khẳng định sự chuẩn mực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó chính là chất lượng sản phẩm. Giá trị thước đo càng cao, doanh nghiệp càng phát triển. Vậy nên duy trì, đảm bảo chất lượng sản phẩm được coi là mục tiêu hàng đầu của những doanh nghiệp có nhu cầu phát triển bền vững. Dưới đây Vinacontrol CE Hồ Chí Minh giới thiệu một thông tin về quy trình đảm bảo chất lượng mà Bạn đọc có thể tìm hiểu và nghiên cứu tốt nhất.

1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm là gì?

1.1 Khái niệm

Tiêu chuẩn ISO 9001 (một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng) cung cấp khái niệm như sau: Đảm bảo chất lượng sản phẩm là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

Đảm bao chất lượng sản phẩm
Đảm bao chất lượng sản phẩm là gì

>>> LIÊN HỆ NGAY: Dịch vụ chứng nhận ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường uy tín tại Vinacontrol CE HCM

1.2 Mục tiêu

Công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm được tiến hành nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu, tạo lòng tin cho khách hàng, đối tác kinh doanh và những bên có liên quan khác. Chất lượng sản phẩm quyết định đến tương lai của doanh nghiệp, bảo vệ chất lượng đồng nghĩa với việc bảo vệ chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng.

Đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ là việc đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu tại tiêu chuẩn mà doanh nghiệp còn phải đáp ứng các thông số quốc tế về chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đó ra thị trường. Đây là yêu cầu mang tính pháp lý và là bước đầu để doanh nghiệp tiếp cận được người tiêu dùng một cách hợp pháp.

Những nhà quản lý cần có ý thức về tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng và phải chắc chắn rằng tất cả mọi người đều tham gia tích cực. Bên cạnh đó, gắn chặt quyền lợi của mọi người với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để nâng cao hiệu suất đảm bảo chất lượng.

1.3 Chức năng của đảm bảo chất lượng

Có 5 chức năng chính trong công tác đảm bảo chất lượng mà cá nhân, tổ chức cần nắm rõ đó là:

  • Chuyển giao công nghệ: Lấy tài liệu thiết kế sản phẩm cũng như dữ liệu thử và sai và đánh giá nó. Các tài liệu được phân phối, kiểm tra và phê duyệt.
  • Xác thực: Toàn bộ hệ thống được chuẩn bị cần có kế hoạch tổng thể xác thực. Phê duyệt các tiêu chí thử nghiệm để xác nhận sản phẩm và quy trình được thiết lập. Xây dựng nguồn lực để thực hiện kế hoạch .
  • Tài liệu: Kiểm soát việc phân phối và lưu trữ tài liệu. Bất kỳ thay đổi nào trong tài liệu đều được thực hiện bằng việc áp dụng quy trình kiểm soát thay đổi thích hợp. Phê duyệt tất cả các loại tài liệu.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch cải tiến chất lượng.
>>> XEM THÊM: Cập nhật ngay 5 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm chi tiết

2. Tại sao cần đảm bảo chất lượng sản phẩm?

Thứ nhất, đảm bảo chất lượng giúp công ty tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu, mong đợi và yêu cầu từ khách hàng, đối tác.

Thứ hai, mang lại các dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp sẽ nhận được niềm tin và sự trung thành của một bộ phận dân chúng nhất định.

Thứ ba, các tiêu chuẩn, quy trình cụ thể dựa trên yêu cầu đảm bảo chất lượng giúp ngăn ngừa các khuyết tật của sản phẩm trước khi chúng phát sinh, gây tổn thất hay làm xấu đi tình hình của doanh nghiệp.

Thứ tư, Thực tế doanh nghiệp bị thu hồi sản phẩm và đình chỉ hoạt động sản xuất là kết quả tệ hại khi chất lượng sản phẩm không được quan tâm và đảm bảo. Do đó, việc đảm bảo chất lượng giúp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ năm, Xác định sớm các lỗi và đưa ra giải pháp kịp thời để hạn chế tối đa rủi ro và cắt giảm các chi phí phát sinh không đáng có.

Thứ sáu, Tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, nâng cao hình ảnh uy tín của doanh nghiệp.

Thứ bảy, Tăng hiệu quả trong việc sử dụng, khai thác hợp lý các nguồn lực cho sản xuất sản phẩm. Giảm thiểu những tác động xấu đến nền kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ tám, giám sát nhà cung cấp hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.

đảm bảo chất lượng sản phẩm
Khách hàng tin dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm có chất lượng được đảm bảo

>>> THAM KHẢO NGAY: TOP 7 Công cụ quản lý chất lượng (7QC-Tools) hiệu quả nhất

3. Quy trình đảm bảo chất lượng  sản phẩm

Một quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm cụ thể sẽ là công cụ hiệu quả để định hướng doanh nghiệp trong việc đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Có thể hiểu quy trình này là cách thức doanh nghiệp tiến chương trình QA trong đó sử dụng phương pháp bảo đảm chất lượng là PDCA (Kế hoạch – Tiến hành – Kiểm tra – Hành động). Quy trình sẽ được mô tả cụ thể sau đây:

  • Kế hoạch – Tổ chức nên lập kế hoạch và thiết lập các mục tiêu liên quan đến quá trình và xác định các quá trình cần thiết để cung cấp một sản phẩm cuối cùng Chất lượng cao.
  • Thực hiện – Phát triển và kiểm tra các Quy trình và cả những thay đổi “thực hiện” trong các quy trình.
  • Kiểm tra – Giám sát các quá trình, sửa đổi các quá trình và kiểm tra xem nó có đáp ứng các mục tiêu đã xác định trước hay không.
  • Hành động – Người kiểm tra Đảm bảo chất lượng nên thực hiện các hành động cần thiết để đạt được những cải tiến trong quy trình.

Doanh nghiệp cần lưu ý tiến hành quy trình một cách định kỳ thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất trong việc giảm thiểu các vấn đề về lỗi trong sản phẩm cuối cùng.

>>> XEM THÊM: Bảng đơn vị đo độ dài chi tiết và cách quy đổi đơn giản

4. Hướng dẫn tiến hành công tác đảm bảo chất lượng

4.1 Cách kiểm soát chất lượng trong sản xuất

► Bước 1: Tạo và ghi lại cách tiếp cận để kiểm soát chất lượng.

Để có thể kiểm soát chất lượng tốt nhất, đầu tiên cần tạo và ghi lại cách tiếp cận để kiểm soát chất lượng, bao gồm:

  • Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm;
  • Chọn phương án kiểm soát chất lượng;
  • Xác định số lượng, lô hàng cần kiểm tra;
  • Huấn luyện, xây dựng đội ngũ nhân sự có chuyên môn kiểm soát chất lượng;
  • Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin để báo cáo các lỗi, rủi ro hoặc các vấn đề tiềm ẩn.

 Bước 2: Xây dựng quy trình xử lý lỗi

Sau khi hoàn thiện hệ thống quản lý xác định được các lỗi thì doanh nghiệp cần xây dựng quy trình để xử lý các lỗi đó. Dưới đây là một số lưu ý cho doanh nghiệp khi xây dựng quy trình như sau:

  • Có loại tất cả các sản phẩm lỗi hay không?
  • Công tác thử nghiệm và sửa chữa những vấn đề tiềm tàng liệu có được tiến hành thường xuyên?
  • Hoạt động sản xuất có thể bị dừng lại để đảm bảo sản phẩm bị lỗi không được tạo ra hay không?
  • Phiên bản sản xuất mới được ứng dụng như thế nào?
đảm bảo chất lượng sản phẩm
Tiến hành quy trình đảm bảo chất lượng trong hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế
 

>>> XEM THÊM: Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart

4.2 Các phương pháp đảm bảo chất lượng

  • Thử nghiệm thất bại: Liên tục kiểm tra một sản phẩm để xác định xem sản phẩm đó có bị hỏng hay không. Đối với các sản phẩm vật lý cần phải chịu được căng thẳng, điều này có thể liên quan đến việc thử nghiệm sản phẩm dưới nhiệt, áp suất hoặc rung động. Đối với các sản phẩm phần mềm, kiểm tra lỗi có thể liên quan đến việc đặt phần mềm trong các điều kiện tải hoặc sử dụng cao.
  • Kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC ): Một phương pháp dựa trên dữ liệu khách quan và phân tích và được phát triển bởi Walter Shewhart tại Western Electric Company và Bell Telephone Laboratories vào những năm 1920 và 1930. Phương pháp luận này sử dụng các phương pháp thống kê để quản lý và kiểm soát việc sản xuất sản phẩm.
  • Quản lý chất lượng toàn diện (TQM): Áp dụng các phương pháp định lượng làm cơ sở cho việc cải tiến liên tục . TQM dựa trên sự kiện, dữ liệu và phân tích để hỗ trợ việc lập kế hoạch sản phẩm và đánh giá hiệu suất.

4.3 Một vài lưu ý từ chuyên gia

Các chuyên gia cũng đưa ra một số lưu ý cho doanh nghiệp để tiến hành đảm bảo chất lượng năng suất hơn như sau:

  • Tạo một môi trường thử nghiệm tiên tiến, phát triển;
  • Chọn tiêu chí phát hành một cách cẩn thận, khoa học;
  • Áp dụng thử nghiệm tự động cho các khu vực có rủi ro cao để tiết kiệm chi phí;
  • Phân bổ thời gian thích hợp cho mỗi bước của quy trình;
  • Xây dựng đội ngũ kiểm tả hiệu suất và bảo mật chuyên dụng;
  • Ưu tiên các bản sửa lỗi dựa trên việc sử dụng phần mềm
  • Chứng nhận để đảm bảo Tổ chức tuân thủ Quy trình chất lượng (Chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, Chứng nhận ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng,…)

Kết luận

Đảm bảo chất lượng là kiểm tra xem sản phẩm được phát triển có đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực tế và phù hợp để sử dụng hay không. Vậy nên, doanh nghiệp cần xây dựng, tuân thủ quy trình dựa trên các tiêu chuẩn, chỉ tiêu và tiến hành cải tiến định kỳ. Đảm bảo chất lượng là một khía cạnh của kiểm soát chất lượng cùng với việc lập kế hoạch và thực hiện phù hợp. ISO 9001 là một tiêu chuẩn mà doanh nghiệp có thể tiến hành áp dụng và chứng nhận để đảm bảo chất lượng nói riêng và quản lý chất lượng nói chung một cách hiệu quả.

Mọi yêu cầu về chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.646.820 hoặc email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn miễn phí!

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820