Vì nhiều nguyên nhân, nhận thức về trách nhiệm xã hội của các tổ chức ngày càng tăng như vấn đề về môi trường, sức khỏe, nghèo đói,… sẽ gây ra những vấn đề về khủng hoảng, các vấn về xã hội,… ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển xã hội bền vững. Trong bối cảnh này Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ban hành ISO 26000 – Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Vậy tiêu chuẩn ISO 26000 là gì? Hãy cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
1. Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 26000 là gì?
ISO 26000 là một tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này hướng dẫn về trách nhiệm xã hội, có thể giúp các tổ chức quản lý về vấn đề trách nhiệm xã hội.
ISO 26000 không phải là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, không nhằm mục đích và không thích hợp cho mục đích chứng nhận, quản lý hoặc hợp đồng. Tiêu chuẩn này không có các yêu cầu nên việc chứng nhận không thể chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn.

>>> ĐỌC NGAY: Chứng nhận ISO là gì? 7 tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay
2. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 26000 – Trách nhiệm xã hội
Mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 26000 chính là hướng dẫn về trách nhiệm xã hội cho các cá nhân, tổ chức; đóng góp vào việc xây dựng nhận thức về trách nhiệm xã hội và khuyến khích các cá nhân, tổ chức thực hiện. Từ đó, tác động tích cực, cải thiện đến toàn bộ đối tượng từ con người, vật, môi trường xung quanh,… góp phần vào việc phát triển xã hội bền vững.
► 7 Nội dung của tiêu chuẩn ISO 26000
Điều khoản | Nội dung |
1. Phạm vi áp dụng | Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho mọi loại hình tổ chức, không phân biệt quy mô hay địa điểm. |
2. Thuật ngữ và định nghĩa | Định nghĩa các thuật ngữ chính |
3. Hiểu biết về trách nhiệm xã hội | Trách nhiệm xã hội của tổ chức: Nền tảng lịch sử; Xu hướng hiện tại về trách nhiệm xã hội; Đặc điểm của trách nhiệm xã hội; Nhà nước và trách nhiệm xã hội. |
4. Nguyên tắc trách nhiệm xã hội | Trách nhiệm giải trình; Tính minh bạch; Hành vi đạo đức; Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan; Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền; Tôn trọng chuẩn mực ứng xử quốc tế; Tôn trọng quyền con người. |
5. Thừa nhận trách nhiệm xã hội và gắn kết với các bên liên qua | Thừa nhận trách nhiệm xã hội; Xác định và gắn kết với các bên liên quan. |
6. Hướng dẫn về các chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội | Điều hành tổ chức; Quyền con người; Thực hành lao động; Môi trường; Thực tiễn hoạt động công bằng; Vấn đề người tiêu dùng; Sự tham gia và phát triển của cộng đồng. |
7. Hướng dẫn kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức | Mối quan hệ giữa đặc điểm của tổ chức với trách nhiệm xã hội; Hiểu biết về trách nhiệm xã hội của tổ chức; Thực hành kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức; Trao đổi thông tin về trách nhiệm xã hội; Nâng cao uy tín về trách nhiệm xã hội; Xem xét và cải tiến hành động và thực hành trách nhiệm xã hội của tổ chức; Các sáng kiến tự nguyện về trách nhiệm xã hội. |
Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000, giúp tổ chức quan tâm bao quát nhiều vấn đề về sự đa dạng về mặt xã hội, môi trường, pháp lý, văn hóa, chính trị và tổ chức, cũng như sự khác biệt về điều kiện kinh tế, trong khi vẫn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức quốc tế.

>>> ĐỌC THÊM: ISO 9001 là gì? Tìm hiểu bản chất và yêu cầu của tiêu chuẩn
3. Hướng dẫn xây dựng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp theo ISO 26000
Bước 1: Thành lập Ban trách nhiệm xã hội và chọn người đại diện cho nhân viên
Bước 2: Xây dựng chính sách
Tiến hành xây dựng chính sách về trách nhiệm xã hội, và đưa cho Ban lãnh đạo duyệt.
Bước 3: Phổ biến ISO 26000
Phổ cập chính sách về trách nhiệm xã hội cho các bên liên quan và thấu hiểu ISO 26000. Đồng thời xác định vai trò của từng cấp bậc trong tổ chức.
Bước 4: Đào tạo về ISO 26000 cho các thành viên
Bước 5: Đánh giá nội bộ
Tiến hành đánh giá nội bộ thường xuyên, xem xét và những hành động của Ban lãnh đạo thực hiện. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
Bước 6: Duy trì hồ sơ.
>>> XEM TIẾP: Tiêu chuẩn ISO 26262 | Giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết
4. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000
- Giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược, mục tiêu, chỉ tiêu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
- Tạo lập và nuôi dưỡng môi trường và văn hóa với các bên liên quan (stakeholder), cộng đồng;
- Khuyến khích được sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội trong các hoạt động trách nhiệm xã hội;
- Tuân thủ được các yêu cầu quy định pháp luật về kinh doanh, môi trường, thị trường lao động, hàng hóa,…
- Thúc đẩy được xã hội phát triển bền vững theo thời gian.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhận thấy trách nhiệm xã hội đã trở thành những yêu cầu không thể thiếu. Trong bối cảnh hòa nhập toàn cầu hóa, các doanh nghiệp sẽ rất khó tiếp cận được với thị trường quốc tế nếu không thực hiện trách nhiệm xã hội. Ngày nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 26000 đã đạt được hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh.
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn ISO 26000 – Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội, mong rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn và áp dụng thành công trong việc hòa nhập với thị trường thế giới. Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.646.820 (miễn phí hoàn toàn) hoặc email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất từ chuyên gia hàng đầu.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Tin tức liên quan
Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng
Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart
Biểu đồ phân tán trong quản lý chất lượng và 5 Lưu ý quan trọng
ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn
ISO 9001 là gì? Tìm hiểu bản chất và yêu cầu của tiêu chuẩn
PDCA là gì? Mô hình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng