Kiểm định, hiệu chuẩn là gì? Cần phải phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định như thế nào để tránh tình trạng hiểu sai, gây khó khăn cho người sử dụng thiết bị khi một số nơi đòi hỏi đơn vị sử dụng thiết bị ngoài giấy chứng nhận kiểm định theo quy định còn yêu cầu cả giấy chứng nhận hiệu chuẩn cho tất cả các thiết bị.
1. Hiểu chuẩn và kiểm định là gì?
1.1. Kiểm định là gì?
Kiểm định (Verification) là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật đo lường và thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường. Bao gồm kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định sau sửa chữa.
Cụ thể, hoạt động kiểm định là đưa vật chuẩn/chất chuẩn đã được chứng nhận và liên kết chuẩn để thiết bị đo đo lại trong giải đo của thiết bị. Kết quả đo lại phải nằm trong khoảng sai số cho phép. Khi đó thiết bị sẽ được dán tem và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Nếu kết quả đo lại không đạt yêu cầu, tổ chức kiểm định đề nghị người sử dụng thiết bị phải sửa chữa/hiệu chuẩn thiết bị để kiểm định lại.

Xem thêm: 3 vấn đề cần lưu ý về kiểm định thang máy
1.2. Hiệu chuẩn là gì?
Hiệu chuẩn (Calibration) là các hoạt động kỹ thuật nhằm đưa thiết bị/phương tiện đo cung cấp chính xác các giá trị đo lường. Sau khi hiệu chuẩn, nếu thiết bị đo không đảm bảo yêu cầu đo lường như mong muốn thì cần được sửa chữa, căn chỉnh lại.
Việc này gọi là hiệu chỉnh (adjustment), nhằm mục đích đưa thiết bị đo hoạt động chính xác trở lại để khi thực hiện tiếp việc hiệu chuẩn sẽ đạt yêu cầu. Trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn sẽ ghi rõ giá trị sai số (error). Nếu lấy ngược dấu, sai số sẽ là số hiệu chỉnh (correction), là giá trị cộng đại số vào kết quả của phép đo để bù sai số hệ thống.
Hiệu chuẩn là hoạt động cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo thiết bị luôn luôn trong tình trạng ổn định do trong quá trình hoạt động thiết bị sẽ bị sai lệch bởi tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Xem thêm: Chi tiết quy trình kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị đo lường
2. Phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định
Nội dung | Kiểm định | Hiệu chuẩn |
Giống nhau | Là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. | |
Tính bắt buộc theo pháp luật | Mang tính pháp lý bắt buộc. Phải tuân thủ đúng quy trình cũng như thời hạn kiểm định | Không mang tính bắt buộc. Nó sẽ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO được cấp |
Kết quả thực hiện | Kiểm định đạt yêu cầu sẽ cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, tem kiểm định | Hiệu chuẩn cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn. Giấy hiệu chuẩn tuy có đầy đủ kết quả sai số, tuy nhiên có đạt yêu cầu sử dụng hay không thì tuỳ thuộc yêu cầu mục đích sử dụng, trừ trường hợp nếu sai số quá lớn sẽ không được cấp giấy hiệu chuẩn. Sau khi hiệu chuẩn thiết bị đo lường nhiệt hay khối lượng, cần cộng số hiệu chính (offset) vào kết quả đo. |
Quy trình thực hiện | Quy trình kiểm định do Bộ KHCN ban hành | Quy trình hiệu chuẩn thông thường do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP |
Thời hạn | Thời hạn kiểm định định kỳ mỗi loại thiết bị được quy định rõ trong Thông tư của BKHCN, thường từ 1 đến 5 năm tùy loại thiết bị đo. | Thời hạn hiệu chuẩn được thực hiện theo khuyến cáo của NSX hoặc SOP của đơn vị sử dụng, thường là 12 tháng |
Vai trò | Xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không | Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác; Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo; Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo |
Trên đây là những thông tin về phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị mà Vinacontrol CE Hồ Chí Minh muốn Quý khách hàng cần lưu ý. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn cước 1800.646.820 hoặc email vncehcm@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.
Tin tức liên quan
Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi | Hỗ trợ tư vấn thông quan
Dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy Natri Hydroxit công nghiệp theo QCVN 03A:2020/BCT
[DOWNLOAD] Tài liệu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 PDF song ngữ
Tiêu chuẩn ISO 22716 | Giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết