Tiêu chuẩn cơ sở là một trong những tiêu chuẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng và mang tính cạnh tranh cao. Bài viết dưới đây Vinacontrol CE HCM cung cấp thông tin về tiêu chuẩn cơ sở đến Doanh nghiệp.
Nội Dung Bài Viết
1. Tìm hiểu về tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó. Nội dung của tiêu chuẩn cơ sở trong thông tư 21/2007/TT-BKHCN quy định về hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
► Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCSv;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
- Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006.
► Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau:
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
- Tiêu chuẩn quá trình;
- Tiêu chuẩn dịch vụ;
- Tiêu chuẩn môi trường.

>>> ĐỌC THÊM: Chất lượng sản phẩm là gì? 5 tiêu chí đánh giá chất lượng
2. Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
► Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở
- Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
- Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
► Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.
>>> ĐỌC NGAY: Six Sigma là gì? 6 Phương pháp đạt được 6 Sigma hiệu quả
3. Trình tự thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
- Bước 2: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
- Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
- Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
- Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
- Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
- Bước 7: Thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
- Bước 8: Công bố tiêu chuẩn cơ sở;
- Bước 9: In ấn tiêu chuẩn cơ sở.

4. Nội dung của tiêu chuẩn cơ sở
4.1 Nội dung của tiêu chuẩn cơ sở gồm 4 mục
- Mục lục;
- Phần thông tin mở đầu;
- Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);
- Phần thông tin bổ sung.
4.2 Lưu ý trong việc triển khai nội dung của tiêu chuẩn
- Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.
- Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.
- Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
- Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.
5. Những lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện công bố chất lượng sản phẩm theo TCCS
Để thực hiện công bố chất lượng một sản phẩm theo TCCS, các doanh nghiệp cần lưu ý:
5.1 Xác định sản phẩm có thuộc nhóm công bố theo TCCS hay không?
- Đây là bước quan trọng nhất trước khi công bố chất lượng cho sản phẩm. Việc xác định đúng nhóm sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hồ sơ công bố đúng theo quy định. Tuy nhiên đây cũng là bước khó nhất, vì thực tế có rất nhiều sản phẩm mới ra và hoàn toàn không dễ dàng xác định sản phẩm đó thuộc nhóm nào, khi chưa có văn bản, quy định hay thông tư nào hướng dẫn hoặc phân nhóm cho sản phẩm mới.
- Để xác định đúng nhóm sản phẩm thường căn cứ vào: thành phần sản phẩm, công dụng, mục đích của sản phẩm, các văn bản luật hướng dẫn, kinh nghiệm của người xây dựng hồ sơ công bố…
- Đối với các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm không nằm trong quy định quản lý của cơ quan nào, thông thường sẽ được công bố theo TCCS.
>>> ĐỌC THÊM: Mô hình SERVQUAL và 6 Tranh cãi về Độ tin cậy
5.2 Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm.
- Việc xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ thuộc vào việc tổ chức chọn nhóm sản phẩm từ bước 1 trong quy trình thực hiện, sau đó dựa vào các TCVN/QCVN cho các nhóm sản phẩm để lên chỉ tiêu kiểm nghiệm. Đối với các sản phẩm chưa có tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quy chuẩn Việt Nam thì phần lớn việc lựa chọn chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ thuộc vào kinh nghiệm của người xây dựng hồ sơ công bố và mong muốn của người đứng đầu tổ chức.
- Việc kiểm nghiệm thiếu chỉ tiêu cần thiết có thể gây ra các rắc rối sau này với các cơ quan quản lý. Ngược lại, nếu kiểm nghiệm thừa chỉ tiêu không cần thiết sẽ gây tốn kém, lãng phí cho doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin về xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thành công phụ thuộc vào kinh nghiệm của người xây dựng hồ sơ công bố và mong muốn của người đứng đầu tổ chức trong lĩnh vực tổ chức tham gia. Quý doanh nghiệp có nhu cầu về hoạt động công bố hợp quy sản phẩm, công bố hợp chuẩn sản phẩm, vui lòng liên hệ Vinacontrol CE HCM qua hotline 1800.646.820 (miễn phí hoàn toàn) hoặc email vncehcm@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất từ chuyên gia hàng đầu.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- MPa là gì? 2 Cách quy đổi MPa cực kỳ đơn giản
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm? Quy trình thực hiện tại doanh nghiệp
Tin tức liên quan
TOP 3 Trung tâm kiểm định trang thiết bị y tế uy tín tại Việt Nam
Cập nhật 5 Tiêu chuẩn An toàn thực phẩm mới nhất 2023
Bảng đơn vị đo độ dài chi tiết và cách quy đổi đơn giản
APQP là gì? 2 Thời điểm quan trọng cần triển khai APQP
HSE là gì? Hướng dẫn cách quản lý HSE trong Doanh nghiệp
Six Sigma là gì? Tất tần tật về 6 Sigma Doanh nghiệp cần nắm