Máy móc, thiết bị ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều ở lĩnh vực. Qua thời gian máy móc được sử dụng sẽ bị hao mòn nên đòi hỏi cần được kiểm định nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vậy kiểm định là gì? Hãy cùng Vinacontrol CE HCM tham khảo bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
1. Tìm hiểu Kiểm định là gì?
Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy định nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc thực hiện hoạt động kiểm định do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoặc các đơn vị được nhà nước chỉ định kiểm định. Các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm định, nếu đạt yêu cầu sẽ dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
>>> XEM NGAY: Hiệu chuẩn thiết bị là gì? Những điều cần biết về hiệu chuẩn
2. Phân biệt Kiểm định – Hiệu chuẩn
Sự giống nhau giữa kiểm định và hiệu chuẩn: So sánh phương tiện đo với chuẩn yêu cầu để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường.
Nội dung | Kiểm định | Hiệu chuẩn |
Tính bắt buộc theo pháp luật | Mang tính pháp lý bắt buộc. Phải tuân thủ đúng quy trình cũng như thời hạn kiểm định | Không mang tính bắt buộc của nhà nước pháp quyền. Nó sẽ theo yêu cầu của lãnh đạo hoặc theo tiêu chuẩn iso |
Thời hạn | Thời hạn kiểm định định kỳ mỗi thiết bị được quy định rõ trong Thông tư của từng Bộ tương ứng | Thời hạn hiệu chuẩn thông thường là 12 tháng |
Kết quả thực hiện | Thông số đo được sẽ được giữ nguyên và không có điều chỉnh nếu có sai lệch | Nếu máy của bạn đạt thông số sai lệch so với tiêu chuẩn đưa ra. Thì sẽ chỉnh lại về sai số trong giới hạn cho phép nếu có |
Vai trò | Xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo. So với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không | Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác. Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo. Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo |
3. Danh mục thiết bị kiểm định theo quy định Nhà nước
3.1 Kiểm định an toàn máy móc, thiết bị
Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Danh mục các máy móc, thiết bị có yêu cầu kiểm định:
- Kiểm định nồi hơi và thiết bị áp lực: Nồi hơi, Nồi đun nước nóng; Nồi gia nhiệt; Bình áp lực, Bồn, Bể có áp lực; Chai chứa khí; Máy nén khí;
- Kiểm định thang máy, thang cuốn;
- Kiểm định thiết bị nâng thiết bị nâng: Xe nâng, Cần trục, Cổng trục, Vận thăng, Cẩu tháp, Palang, Tời nâng, Sàn nâng…;
- Kiểm định hệ thống lạnh;
- Kiểm định hệ thống đường ống dẫn hơi nước và nước nóng;
- Kiểm định đường ống dẫn khí; Hệ thống chiết xuất điều chế khí; Hệ thống khí y tế; Hệ thống gas.
>>> XEM NGAY: Chứng thư giám định là gì? Giá trị pháp lý và tầm quan trọng
3.2 Kiểm định – Hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2; và Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.
Danh mục thiết bị đo lường có yêu cầu kiểm định
- Thiết bị đo dung tích, lưu lượng: Đồng hồ khí dân dụng kiểu màng, Đồng hồ nước lạnh, Đồng hồ đo khí, Đồng hồ nước, Cột đo xăng dầu, Đồng hồ xăng dầu, Ca đong, Bình đong, Thùng đong, Bể đong;
- Thiết bị đo áp suất: Áp kế lò xo, Thiết bị chuyển đổi áp suất;
- Thiết bị đo nhiệt độ: Nhiệt kế thủy tinh chất lỏng, Nhiệt kế chỉ thị hiện số và tương tự.
>>> ĐỌC THÊM: Phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định | 5 điểm khác biệt cần biết
3.3. Kiểm định an toàn kỹ thuật điện, dụng cụ điện
Theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện.
Danh mục thiết bị điện có yêu cầu kiểm định
- Máy biến áp;
- Máy cắt điện;
- Chống sét van;
- Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
- Cáp điện;
- Sào cách điện.
3.4 Kiểm định thiết bị y tế
Thông tư 33/2020/TT-BYT quy định danh mục trang thiết bị y tế phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật.
Danh mục thiết bị y tế có yêu cầu kiểm định
- Máy thở;
- Máy gây mê kèm thở;
- Dao mổ điện;
- Lồng ấp trẻ sơ sinh;
- Máy phá rung tim;
- Máy thận nhân tạo;
- …
- Ngoài ra còn có các thiết bị y tế có yêu cầu kiểm định thuộc nhóm B, C, D.
4. Tại sao doanh nghiệp cần kiểm định thiết bị
Kiểm định thiết bị là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam. Hoạt động kiểm định không những đảm bảo cho người sử dụng mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và thương hiệu, dưới đây là 5 lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện kiểm định:
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu về luật pháp mà Nhà nước ban hành;
- Tránh được những thiệt hại nhờ thiết bị được kiểm định định kỳ;
- Góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhờ thiết bị đạt chuẩn;
- tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Giúp doanh nghiệp tránh được những pháp lý, thủ tục và các chi phí liên quan.
5. Tổ chức kiểm định hàng đầu Việt Nam
Vinacontrol CE HCM có năng lực kiểm định hàng đầu Việt Nam, đơn vị có đầy đủ năng lực kiểm định được nhà nước cấp phép hoạt động:
- Cam kết tuân thủ đầy đủ theo đúng chỉ định và đảm bảo tiết kiệm thời gian, ra chứng nhận nhanh gọn nhất;
- Thủ tục nhanh chóng, mức chi phí hợp lý, tối ưu và phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp;
- Các kiểm định viên của Vinacontrol CE được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm định;
- Có chi nhánh 3 miền tổ quốc: Bắc, Trung, Nam.
Trên đây là những thông tin về hoạt động kiểm định. Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ kiểm định thiết bị của Vinacontrol CE HCM, vui lòng liên hệ qua hotline 1800.646.820 (miễn phí hoàn toàn) hoặc email vncehcm@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất từ chuyên gia hàng đầu.
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Kiểm định viên là gì? Những thông tin cần biết về nghề nghiệp này
- Giám định là gì? Các loại hình giám định hiện nay
Tin tức liên quan
Kiểm tra chất lượng kính phẳng tôi nhiệt nhập khẩu | Quy định mới
Báo cáo CBAM là gì? Cách chuẩn bị báo cáo CBAM chuẩn EU
Kiểm Kê Khí Nhà Kính – Quy Định, Thủ Tục, Quy Trình Chi Tiết
Báo Cáo CO2 Là Gì? Tầm Quan Trọng, Quy Trình Thực Hiện
Quy trình đo lường phát thải khí nhà kính trong xử lý nước đạt chuẩn ISO 14064-1
Vai trò kiểm kê khí nhà kính ngành Thực phẩm trong xuất khẩu