Hướng dẫn phân biệt TCVN và QCVN | Phân tích dễ hiểu

Việt Nam ban hành ra các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) và Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN). Theo đó, pháp luật có những yêu cầu bắt buộc hoặc có thể chỉ là khuyến nghị các tổ chức doanh nghiệp cần thực hiện áp dụng chứng nhận. Để giải đáp các thắc mắc cho Quý doanh nghiệp câu hỏi phân biệt QCVN và TCVN có gì khác nhau và trong trường hợp nào doanh nghiệp bắt buộc phải chứng nhận. Hãy cũng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua bài viết dưới đây cho doanh nghiệp góc nhìn cụ thể và bao quát nhất để trả lời câu hỏi trên.

1. Phân biệt TCVN và QCVN có gì khác nhau?

1.1 Khái niệm

Phân biệt TCVN và QCVN, TCVN là tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, QCVN là quy chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là phân tích chi tiết giữa phân biệt TCVN và QCVN về khái niệm:

  • TCVN: là tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam. Nội dung của các TCVN bao gồm nhiều quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác tương ứng. TCVN ra đời với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp. Tiêu chuẩn sẽ do một cơ quan tổ chức có chuyên môn và thẩm quyền xây dựng, phê duyệt, công bố dưới dạng văn bản. Qua đó, những cá nhân, đơn vị có nhu cầu áp dụng dễ dàng tham khảo và thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm.
  • QCVN: là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam. Nội dung của các QCVN bao gồm những quy định xung quanh mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác tương ứng bắt buộc phải tuân thủ, chấp hành. QCVN được ban hành với mục đích đảm bảo an toàn, vệ sinh sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. QCVN được ban hành dưới dạng văn bản pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bắt buộc áp dụng – cụ thể là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy.
Vinacontrol CE HCM hướng dẫn phân biệt TCVN và QCVN
Vinacontrol CE HCM hướng dẫn phân biệt TCVN và QCVN

1.2 Các loại quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn

Phân biệt TCVN và QCVN giữa các thuật ngữ sau:

Quy chuẩn kỹ thuật được phân làm 5 loại sau:

  • Quy chuẩn kỹ thuật chung;
  • Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
  • Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quá trình;
  • Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ.

Tiêu chuẩn kỹ thuật gồm 5 loại:

  • Tiêu chuẩn cơ bản;
  • Tiêu chuẩn thuật ngữ;
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử;
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gối, vận chuyển và bảo quản.
Chứng nhận hợp quy được cấp bởi Vinacontrol CE HCM
Chứng nhận hợp quy được cấp bởi Vinacontrol CE HCM

>>> XEM THÊM: Kiểm định bàn nâng, sàn nâng | Hỗ trợ, tư vấn tải trọng

2. Sự khác nhau giữa TCVN và QCVN

Điều khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật là: Tiêu chuẩn thực chất chỉ mang tính chất khuyến khích áp dụng và không bắt buộc. Còn quy chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành, bắt buộc các doanh nghiệp  phải áp dụng  và thực hiện chứng nhận hợp quy. Dưới đây là bảng phân biệt TCVN và QCVN

TIÊU CHÍTCVNQCVN
Mục đích sử dụngQuy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng.Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ.
Hệ thống ký hiệu
  • TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia);
  • TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở).
  • QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia);
  • QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương).
Phân loại
  • Tiêu chuẩn cơ bản;
  • Tiêu chuẩn thuật ngữ;
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử;
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển.
  • Quy chuẩn kỹ thuật chung;
  • Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
  • Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quá trình;
  • Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ.
Nguyên tắc áp dụngTự nguyện áp dụngBắt buộc thực hiện
Trong thương mạiSản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường.Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh => Có thể coi đây là một loại Giấy phép con mà tổ chức doanh nghiệp cần có để đủ điều kiện thực kiện kinh doanh một cách hợp pháp
Cơ quan công bố
  • Cơ quan nhà nước;
  • Đơn vị sự nghiệp;
  • Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Tổ chức kinh tế;
Cơ quan nhà nước

>>> XEM THÊM: Kiểm định an toàn | Kiểm định thiết bị máy móc

3. Quy định công bố hợp chuẩn – Hợp quy

Phân biệt TCVN và QCVN còn được ở việc hoạt động công bố hợp chuẩn và hợp quy. Tiêu chuẩn cơ sở (TCVN) sau khi doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm theo TCVN thì sẽ thực hiện hoạt động công bố hợp chuẩn. Ngược lại, QCVN thì doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động công bố hợp quy.

  • Công bố hợp chuẩn: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng (Khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN). Đây là hoạt động tự nguyện, không mang tính bắt buộc. Công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Nơi công bố hợp chuẩn: Các tổ chức cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tỉnh; nếu đầy đủ hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn. Dấu hợp chuẩn không bắt buộc.

  • Công bố hợp quy: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. (khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN). Đây là hoạt động bắt buộc và đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

Nơi công bố hợp quy: Các tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại cơ quan chuyên ngành (các Sở chuyên ngành); nếu đầy đủ hồ sơ, đơn vị này sẽ chấp nhận và Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Dấu hợp quy (CR) bắt buộc sử dụng trên sản phầm, hàng hóa đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

Chứng nhận hợp chuẩn được Vinacontrol CE HCM cấp cho doanh nghiệp
Chứng nhận hợp chuẩn được Vinacontrol CE HCM cấp cho doanh nghiệp

Công ty CP Chứng nhận & Kiểm định Vinacontrol chí nhánh Hồ Chí Minh (Vinacontrol CE HCM) là đơn vị chứng nhận hợp chuẩn hợp quy uy tín với thương hiệu hơn 65 năm tuổi. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn tiêu biểu như:

Lý do chọn Vinacontrol CE HCM là đối tác chứng nhận:

  • Đội ngũ chuyên gia, tư vấn nhiệt tình, tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi có yêu cầu;
  • Hệ thống trang thiết bị, phòng thử nghiệm đạt chuẩn, hiện đại đảm bảo cấp kết quả nhanh nhất đến doanh nghiệp;
  • Chi nhánh văn phòng trên toàn quốc, cam kết cung ứng dịch vụ kịp thời nhanh chóng đến khách hàng;
  • Thủ tục nhanh chóng, cấp chứng nhận ngay khi có kết quả đánh giá;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí thủ tục công bố chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin phân biệt TCVN và QCVN đơn giản giúp Doanh nghiệp hiểu hơn trong hoạt động hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.646.820, email vncehcm@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất.

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820