Bảo trì thiết bị | 5 Phương pháp bảo trì cần phải biết

Bảo trì thiết bị là hoạt động vô cùng quan trọng đối với quá trình hoạt động liên tục của sản xuất. Một kế hoạch bảo trì hiệu quả thường dựa trên kinh nghiệm, nhân lực, thiết bị và quy trình bảo dưỡng có sẵn. Để hạn chế việc ngừng máy và xảy ra sự cố, doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng hợp lý và hiệu quả. Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cung cấp một số thông tin Doanh nghiệp cần lưu ý về hoạt động bảo trì thiết bị.

1. Bảo trì thiết bị là gì?

Bảo trì thiết bị là hoạt động chăm sóc kĩ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một hoặc nhiều chi tiết trong máy móc giúp phục hồi, duy trì bảo đảm máy móc thiết bị hoạt động tốt với năng suất, tốc độ, tải trọng đã xác định được.

Khi nói đến bảo trì sẽ có rất nhiều người cho rằng đối tượng cần đc bảo trì chỉ là những loại máy móc thiết bị sản xuất trong kho xưởng. Nhưng nếu hiểu một cách toàn hiện hơn thì hoạt động bảo trì phải bao gồm cả kho xưởng và máy móc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Các đối tượng bảo trì gồm có: nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, mặt bằng, hệ thống điện, nước, thang máy, điều hòa và các cơ sở vật chất trong môi trường lao động.

Phân loại bảo trì gồm có: Bảo trì không kế hoạch, Bảo trì phục hồi và Bảo trì khẩn cấp.

bảo trì thiết bị
Bảo trì thiết bị là hoạt động giúp bảo đảm máy móc thiết bị hoạt động tốt

>>> XEM THÊM: Bảo trì thang máyNhững điều cần phải lưu ý khi thực hiện

2. Mục đích của việc bảo trì máy móc

Việc bảo trì máy móc bao gồm các mục đích sau:

  • Đảm bảo hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị máy móc được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng tiêu chí nhanh chóng đảm bảo hiệu quả của các loại trang thiết bị máy móc công nghiệp.
  • Giảm thiểu mức độ hao mòn, hư hỏng và thất thoát, nâng cao tuổi thọ, giá trị sử dụng của các loại trang thiết bị máy móc.
  • Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát quá hoạt động sản xuất, bảo trì bảo dưỡng máy móc kịp thời.
  • Hệ thống hóa cách thực hiện trong bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất.
bảo trì thiết bị
Mục đích bảo trì thiết bị nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục và ổn định

>>> XEM THÊM: Bảo trì thiết bị y tế hiệu quả cần đảm bảo những yếu tố gì?

3. Phương pháp bảo trì thiết bị

Dưới đây là 5 phương pháp bảo trì thiết bị được sử dụng trong doanh nghiệp:

Phương phápNội dung
Bảo trì phục hồi– Là phương pháp bảo trì thiết bị không được thực hiện cho tới khi máy móc bị hư hỏng, bắt buộc phải sửa chữa, phục hồi.
– Thường chỉ áp dụng trong các cơ sở sản xuất nhỏ và các nhà máy hoạt động không có tính dây chuyền
– Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu
– Nhược điểm: Về lâu dài máy móc không được bảo trì khi gặp trục trặc thì chi phí sửa chữa rất cao, ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tệ nhất là doanh phải thay thế hoàn toàn thiết bị mới.
Bảo trì phòng ngừa– Là phương pháp sử dụng bất kỳ hành động để kéo dài tuổi thọ của máy móc, giảm thiểu các hư hỏng đáng tiếc trước thời hạn. Phương pháp bảo trì thiết bị này dựa trên độ tin cậy các thành phần của thiết bị. Dữ liệu được sử dụng để phân tích nguyên nhân gây hư hỏng và cho phép kỹ sư bảo trì xác định chương trình bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị đó.
Bảo trì cơ hội– Là phương pháp bảo trì thiết bị được thực hiện khi nhà máy không sản xuất hoặc bảo trì ngoài ca sản xuất. Phương pháp này thường áp dụng nhiều trong các nhà máy làm việc không liên tục.
Bảo trì dựa trên tình trạng– Là phương pháp được thực hiện căn cứ vào các dữ liệu thu được từ hệ thống cảm biến. Dựa vào các thông số dữ liệu thiết bị được theo dõi, các kỹ sư sẽ biết được tình trạng máy móc. Từ đó, thực hiện bảo trì cần thiết trước khi các thiết bị bị hư hỏng. Phương pháp hiện nay được áp dụng khá phổ biến
Bảo trì dự đoán– Bảo trì dự đoán thu thập dữ liệu, thông số quan trọng cần được kiểm soát và phân tích nhằm tìm ra 1 khuynh hướng có thể thay đổi. Điều này khiến giúp nó kiểm soát các giá trị đạt hoặc vượt quá ngưỡng quy định. Các nhân viên bảo trì sẽ có thể lên kế hoạch dựa vào điều kiện vận hành, các thành phần cần thay thế hoặc sửa chữa.
– Phương pháp này giúp tối đa tuổi thọ của thiết bị và tối ưu hóa quá trình vận hành trong sản xuất. Tuy nhiên, bảo trì dự đoán bắt buộc cần đến nhân viên bảo trì trình độ cao, có kinh nghiệm trong việc dự đoán các khả năng hư hỏng của thiết bị.

4. Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp gồm:

  • Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ: Lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho từng loại máy theo quy định của nhà sản xuất (Thời gian phát hiện hư hỏng, tình trạng thiết bị, vị trí đặt thiết bị, máy móc, nội dung bảo trì, giám sát hoạt động máy móc.)
  • Đề xuất xác nhận bảo dưỡng, bảo trì máy móc: Xác nhận hư hỏng của thiết bị, mức độ, tính khẩn cấp và làm đề xuất sớm để đảm bảo máy móc hoạt động ổn định.
  • Tiền hành lên phương án sửa chữa, thay thế: Liên hệ với đơn vị bảo trì, lập phương án tiến hành bảo trì máy móc hợp lý nhất, đảm bảo đúng tiến độ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất.
  • Kiểm tra và nghiệm thu: Giám sát quá trình bảo trì, nghiệm thu và đảm bảo máy móc hoạt động ổn định.
bảo trì thiết bị
Quy trình bảo dưỡng bảo trì thiết bị trong công nghiệp

Việc thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường áp dụng đối với các trang thiết bị, máy móc mua mới và còn nằm trong thời gian bảo hành. Thời gian bảo trì, bảo dưỡng máy móc thường được diễn ra theo quy định của nhà sản xuất tùy thuộc vào từng loại trang thiết bị, máy móc.

>>> XEM THÊM: Tiêu chuẩn cơ sở là gì? Xây dựng quy trình chi tiết

5. Vai trò của bảo trì thiết bị công nghiệp

  • Tăng hiệu suất hoạt động của máy móc

Vòng đời của máy móc thường đi qua 5 giai đoạn: vận hành → hỏng hóc → sửa chữa → vận hành → loại bỏ/thay thế. Thế nhưng, nếu thực hiện tốt việc bảo trì thiết bị thì hiệu suất làm việc của máy móc sẽ được nâng cao đồng thời giảm tối đa thời gian chết do hỏng hóc, sửa chữa.

  • Kéo dài tuổi thọ máy móc

Bảo trì thiết bị thường xuyên giúp nâng cao tuổi thọ làm việc của máy móc. Các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành được phát hiện sớm và khắc phục. Từ đó, ngăn chặn các lỗi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền hoạt động.

  • Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành

Bảo trì thiết bị giúp sớm phát hiện và giải quyết vấn đề của máy móc trước khi gánh hậu quả đáng tiếc. Máy móc được vận hành theo đúng quy chuẩn, an toàn và chất lượng, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động có thể xảy ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bảo trì thiết bị mà chúng tôi cung cấp.Tại Việt Nam, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là Tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận và kiểm định tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ chứng nhận và kiểm định tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Để nhận thêm thông tin về các dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua số hotline 1800.646.820 hoặc qua địa chỉ email vncehcm@vnce.com.vn.

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820