Chứng nhận VietGAP thủy sản – Các nguyên tắc cần lưu ý

Chứng nhận VietGAP thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt, giúp người dân tăng lợi nhuận từ đó xa hơn tiến đến phát triển nền nông nghiệp Nước nhà. Kể từ khi được ban hành từ năm 2014 đến nay, đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia nuôi trồng, sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP và thu được nhiều lợi ích kinh tế, góp phần vào sự phát triển của Đất nước. Dưới đây, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh giới thiệu một số lưu ý đến Quý bạn đọc.

1. Đối tượng áp dụng chứng nhận VietGAP thủy sản

Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Nước tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động tư vấn, đánh giá chứng nhận VietGAP nuôi trồng thủy sản từ khi chuẩn bị, thả giống đến thu hoạch sản phẩm.

chứng nhận vietgap thủy sản
Chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP thủy sản

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi

2. Bản chất của tiêu chuẩn VietGAP thủy sản

VietGAP là sự kiểm soát có hệ thống 4 nhóm mối nguy:

  • Mối nguy gây mất an toàn thực phẩm;
  • Mối nguy gây mất an toàn sức khỏe thủy sản nuôi;
  • Mối nguy gây mất an toàn đối với môi trường bên ngoài do hoạt động nuôi gây ra;
  • Mối nguy gây mất an sinh xã hội. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên thì tất cả các công đoạn của quá trình nuôi; các yếu tố đầu vào; các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất và các chất sinh ra trong quá trình nuôi đều được nhận diện mối nguy và kiểm soát.

>>> XEM THÊM: Chứng nhận VIETGAP

3. Nguyên tắc và yêu cầu cần tuân thủ với tiêu chuẩn VietGAP thủy sản

Về yêu cầu chung, có bốn điểm mà người nuôi trồng cần quan tâm bao gồm:

  • Yêu cầu pháp lý;
  • Theo dõi di chuyển thủy sản nuôi trồng và phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP;
  • Yêu cầu về nhân lực;
  • Tài liệu VietGAP;
  • Hồ sơ VietGAP.

Nguyên tắc về an thực phẩm: Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và các Hướng dẫn của FAO/WHO Codex. Các nội dung kiểm soát bao gồm:

  • Chất lượng nước cấp;
  • Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường;
  • Vệ sinh;
  • Thu hoạch và vận chuyển.

Nguyên tắc quản lý sức khỏe thủy sản: Hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe động vật thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt, phù hợp với đối tượng nuôi trồng ở các công đoạn của quá trình sản xuất, cũng như giảm thiểu các rủi ro về bệnh dịch. Các nội dung kiểm soát bao gồm:

  • Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản;
  • Giống thủy sản;
  • Chế độ cho ăn;
  • Theo dõi sức khỏe thủy sản và ngăn ngừa sự lây lan bệnh dịch;
  • Sử dụng kháng sinh;
  • Xử lý nơi nuôi sau thu hoạch.

Nguyên tắc bảo vệ môi trường: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo quy định của Nhà Nước và các cam kết Quốc Tế. Các nội dung kiểm soát bao gồm:

  • Cam kết bảo vệ môi trường;
  • Sử dụng và thải nước;
  • Kiểm soát địch hại;
  • Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Nguyên tắc về các khía cạnh kinh tế – xã hội: Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà Nước và các thỏa thuận của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động và các cộng đồng xung quanh. Các nội dung kiểm soát bao gồm:

  • Sử dụng lao động;
  • An toàn lao động và sức khỏe con người lao động;
  • Hợp đồng và tiền lương (tiền công);
  • Các vấn đề trong cộng đồng.

>>> XEM THÊM: Chứng nhận VietGAP trồng trọt – Các yêu cầu cần lưu ý

4. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP thủy sản

Lợi ích đối với người nuôi thủy sản:
 – Giảm chi phí hóa chất, kháng sinh;
– Giảm chi phí thức ăn;
– Giảm thời gian nuôi;
– Tăng tỷ lệ sống của thủy sản;
– Chi phí lấy mẫu kiểm tra ATTP sau thu hoạch giảm;
– Đáp ứng nhu cầu hội nhập (bán được hàng);
– Tạo dựng thói quen trong quản lý nuôi theo phương pháp công nghiệp.
Lợi ích đối với xã hội:
– Đây là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, tăng giá trị xuất khẩu và nâng cao chất lượng của cộng đồng do được sử dụng những thực phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP.
– Phát triển nuôi theo quy hoạch;
– Đạt được mục tiêu nuôi thủy sản có trách nhiệm (nội dung quan trọng của phát triển bền vững);
– Uy tín Quốc gia được nâng cao.
Lợi ích đối với cơ sở chế biến VietGAP:
– Giảm chi phí kiểm tra nguyên liệu;
– Giảm số lượng lô hàng bị tái chế;
– Không có lô hàng bị tiêu hủy do không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Lợi ích đối với người tiêu dùng:
– Sẽ được sử dụng những sản phẩm sạch, an toàn với sức khỏe, không còn nỗi lo chất lượng thực phẩm.
– Được sống trong môi trường trong lành.

chứng nhận vietgap thủy sản
Lợi ích của chứng nhận VietGAP thủy sản
 

4. Kết luận

Chứng nhận VietGAP thủy sản là tiêu chuẩn cần có đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp muốn nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hình ảnh của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Để đạt được tiêu chuẩn này đòi hỏi tổ chức, các nhân bỏ công sức thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn đánh giá theo chứng nhận VietGAP thủy sản. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận và kiểm định, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẵn sàng giúp quý khách hàng giải đáp các thắc mắc và cung cấp thêm các thông tin về tiêu chuẩn VietGAP thủy sản. Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1800.646.820 hoặc qua email vncehcm@vnce.com.vn.

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820