Găng tay cách điện chỉ được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam khi đã thử nghiệm theo TCVN 8084:2009 và chứng nhận hợp quy theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH. Đây là quy trình bắt buộc để đánh giá khả năng chịu điện áp và đảm bảo an toàn cho người lao động. Bài viết từ Vinacontrol CE HCM sẽ giúp bạn hiểu rõ quy định, quy trình và các lưu ý khi thử nghiệm găng tay cách điện.

Nội Dung Bài Viết
1. Vì sao phải thử nghiệm găng tay cách điện?
Thử nghiệm găng tay cách điện là điều kiện bắt buộc để sản phẩm được chứng nhận hợp quy và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH. Mục đích của thử nghiệm là đánh giá khả năng cách điện, độ bền cơ học và mức độ an toàn theo tiêu chuẩn TCVN 8084:2009 (IEC 60903:2002), đảm bảo sản phẩm đủ điều kiện sử dụng trong môi trường có điện áp cao.
- Hàng sản xuất trong nước: Áp dụng Phương thức 3, kết hợp thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất.
- Hàng nhập khẩu: Áp dụng Phương thức 7, đánh giá theo từng lô sản phẩm.
Kết quả thử nghiệm là cơ sở để cấp chứng nhận hợp quy, gắn dấu CR, ghi nhãn hợp lệ và lưu thông trên thị trường.
2. Đối tượng cần thử nghiệm găng tay cách điện
Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, phân phối hoặc sử dụng găng tay cách điện đều bắt buộc phải thử nghiệm để phục vụ chứng nhận hợp quy theo QCVN 24:2014/BLĐTBXH.
Trách nhiệm cụ thể như sau:
- Nhà sản xuất trong nước: thử nghiệm mẫu điển hình trước khi công bố hợp quy.
- Đơn vị nhập khẩu: thử nghiệm từng lô hàng trước khi lưu thông.
Nhà phân phối, đại lý bán lẻ: chỉ được kinh doanh sản phẩm đã chứng nhận hợp quy. - Đơn vị sử dụng trong môi trường có điện áp cao (như điện lực, viễn thông, xây dựng): chỉ sử dụng sản phẩm đã thử nghiệm và chứng nhận.
Vi phạm quy định có thể dẫn đến xử phạt hành chính, thu hồi hoặc đình chỉ lưu hành sản phẩm.

3. Quy định về kỹ thuật đối với găng tay cách điện
Các yêu cầu kỹ thuật đối với găng tay cách điện được quy định cụ thể tại QCVN 24:2014/BLĐTBXH và TCVN 8084:2009 (IEC 60903:2002). Các tiêu chí này bao gồm phân loại theo cấp điện áp, thuộc tính bảo vệ bổ sung, kết cấu vật lý, kích thước, độ dày, khả năng chịu cơ học, điện môi, lão hóa và các điều kiện môi trường đặc biệt. Bảng dưới đây tổng hợp các nội dung kỹ thuật chính theo đúng quy định tiêu chuẩn:
Quy định | Nội dung kỹ thuật | |
Phân loại |
| |
Cấu tạo – vật lý |
| |
Kích thước | Chiều dài tiêu chuẩn |
|
Dung sai chiều dài | ±15 mm với tất cả các cấp; ±20 mm đối với găng tay kết hợp loại dài | |
Chênh lệch chiều dài lớn – nhỏ |
| |
Độ dày | Chiều dày lớn nhất |
|
Găng tay loại A, H, Z, R | Được phép dày hơn, nhưng không vượt quá 0,6 mm so với mức quy định | |
Yêu cầu cơ học | Chung |
|
Cụ thể |
| |
Yêu cầu điện môi |
| |
Lão hóa & nhiệt độ |
| |
Tính năng đặc biệt theo loại |
Mỗi loại phải vượt qua thử nghiệm điện môi, cơ học và không xuất hiện hư hỏng sau xử lý môi trường. |
4. Vinacontrol CE HCM – Tổ chức thử nghiệm găng tay cách điện do BLĐTBXH chỉ định
Vinacontrol CE HCM là đơn vị được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định theo Quyết định số 496/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/02/2025, có thẩm quyền thực hiện thử nghiệm sản phẩm nhóm 2 thuộc Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH, bao gồm găng tay cách điện. Với phòng thí nghiệm đạt chuẩn và đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, chúng tôi cam kết cung cấp kết quả thử nghiệm chính xác, khách quan và đúng tiến độ.
Vì sao doanh nghiệp nên chọn Vinacontrol CE HCM?
- Có mặt tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, thuận tiện tiếp nhận mẫu và hỗ trợ kỹ thuật trên toàn quốc.
- Dịch vụ trọn gói từ thử nghiệm đến chứng nhận hợp quy cho găng tay cách điện và các thiết bị bảo hộ như mũ, giày, quần áo chống cháy.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật.

5. Lưu ý để sử dụng găng tay cách điện an toàn
Để đảm bảo hiệu quả bảo vệ và tránh rủi ro khi sử dụng, người dùng cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kỹ thuật sau:
- Sử dụng đúng mục đích và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không dùng găng tay cách điện cho các công việc ngoài phạm vi thiết kế hoặc sai cấp điện áp cho phép.
- Thử nghiệm định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Sau mỗi lần thử nghiệm, phải có biên bản ghi kết quả và thời hạn sử dụng tiếp theo.
- Tuyệt đối không sử dụng găng tay nếu kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.
- Bảo quản găng tay ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nguồn nhiệt và các hóa chất có khả năng ăn mòn. Luôn tuân thủ điều kiện bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trên đây là những quy định và lưu ý khi thử nghiệm găng tay cách điện. Quý khách hàng cần thử nghiệm hoặc chứng nhận hợp quy mặt hàng này, vui lòng liên hệ ngay đến Vinacontrol CE HCM để được tư vấn và hỗ trợ mức giá tốt nhất!
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Tin tức liên quan
Quy định thử nghiệm dây đeo an toàn mới nhất 2025
ISO 14001:2015 là gì? Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường
Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018 chi tiết mới nhất
So Sánh HACCP ISO 22000: Điểm Giống Và Khác Nhau
Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát tại Ấn Độ | Quy định mới 2025
ISO 22000 có thể thay thế giấy an toàn thực phẩm được không?