MFG là ký hiệu thường thấy trên bao bì sản phẩm. Đây là một thông số quan trọng, cung cấp cho người dùng thông tin về hạn sử dụng của một sản phẩm. Vậy cụ thể, MFG là gì? Trong bài viết này, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ giới thiệu đến bạn thông tin về khái niệm này cùng ý nghĩa của 16 ký hiệu quan trọng mà bạn thường bắt gặp trên bao bì sản phẩm.
Nội Dung Bài Viết
- 1.MFG là gì?
- 2. Tầm quan trọng của thông số MFG là gì?
- 3. Ý nghĩa của thông số MFG trong từng lĩnh vực
- 4. 16 thông số thường gặp trên bao bì bên cạnh MFG là gì?
- 4.1 Thông số EXP/EXP Date
- 4.2 Thông số PAO
- 4.3 Thông số Use by
- 4.4 Thông số BBE/BE/BB
- 4.5 Thông số: Lot Number
- 4.6 Thông số về Quy cách đóng gói (Packing Specifications)
- 4.7 Thông số: Net Weight/Trọng lượng tịnh
- 4.8 Mã ký hiệu tổng hợp
- 4.9 Ký hiệu: Chiếc hộp mở nắp
- 4.10 Ký hiệu: Đồng hồ cát
- 4.11 Ký hiệu: Mũi tên âm dương (mũi tên xanh)
- 4.12 Ký hiệu: Chữ E
- 4.13 Ký hiệu: Bàn tay hoặc Quyển sách
- 4.14 Ký hiệu: Chú Thỏ
- 4.15 Ký hiệu: Từ viết tắt theo từng tháng
- 4.16 Ký hiệu: Cái mũi tên xếp thành tam giác
- 5. Những lưu ý đối với hạn sử dụng sản phẩm và MFG là gì?
1.MFG là gì?
MFG hay MFG Date là thông số bắt buộc tất cả sản phẩm đều phải thể hiện. Cách biểu diễn thông số này cũng có sự khác nhau giữa các bao bì.
1.1 MFG Date hay MFG là gì trên bao bì?
MFG (MFG Date) viết tắt của “Manufaceturing Date”, có nghĩa là “Ngày sản xuất”. Đây là ký hiệu cung cấp thông tin về thời gian một sản phẩm được sản xuất hoàn thiện. Nói cách khác, thông số này chính là thời điểm mà sản phẩm được tạo ra hoặc hoàn thành quy trình sản xuất và sẵn sàng để lưu thông trên thị trường.
1.2 Cách ghi MFG trên bao bì
Có sự khác nhau ở cách thể hiện thông số MFG trên bao bì các sản phẩm. Điều này phụ thuộc vào đơn vị sản xuất sản phẩm. Một số thương hiệu lựa chọn cách biểu diễn theo thứ tự Năm/Tháng/Ngày. Số khác thì vẫn theo cách ghi thông thường là Ngày/Tháng/Năm. Điều này đôi khi cũng gây phiền toái cho người tiêu dùng khi đọc thông số này.
Ngoài ra, về vị trí biểu diễn MFG trên sản phẩm cũng rất đa dạng. Thông tin này có thể được biểu diễn ở bất cứ vị trí nào của sản phẩm, có thể ở phần thân, nắp hoặc đáy sản phẩm. Đối với một số mỹ phẩm dạng tuýp (tube), MFG thường được in nổi ở phía phần đế sản phẩm.

>>> ĐỌC THÊM: Kanban là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi cần nắm khi áp dụng Kanban
2. Tầm quan trọng của thông số MFG là gì?
Ý nghĩa của MFG là gì? MFG có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn cả đơn vị sản xuất/ đơn vị cung ứng/ đơn vị kinh doanh sản phẩm.
- Đối với đơn vị sản xuất/ đơn vị cung ứng/ đơn vị kinh doanh:
Thông tin về MFG giúp doanh nghiệp theo dõi, đánh giá và có kế hoạch tồn kho hoặc trưng bày phù hợp nhất. Các sản phẩm có MFG quá lâu có thể khiến cho khách hàng e dè và khó để lựa chọn mua hàng
Ngoài ra, thông số này đặc biệt quan trọng đối với các mặt hàng dễ hư hỏng như thực phẩm, đồ uống. Dựa trên thông tin MFG, doanh nghiệp cần có các chiến lược linh hoạt để nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm có MFG lâu. Đó có thể là việc áp dụng giảm giá, khuyến mãi, hay các chiến lược khác nhằm thu hồi vốn và tránh tình trạng sản phẩm tồn kho lâu dẫn đến hư hỏng và khó bán được.
- Đối với người tiêu dùng:
Khi lựa chọn sản phẩm, MFG sẽ là thông số để người hàng “cân đo đong đếm” khi đưa ra quyết định mua. Dựa vào MFG, người dùng có thể phỏng đoán về độ tươi, chất lượng và thời hạn sử dụng tốt nhất cảu sản phẩm. MFG càng gần với thời điểm mua hàng sẽ là sự ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn hàng hóa.

3. Ý nghĩa của thông số MFG trong từng lĩnh vực
Trong từng lĩnh vực, ý nghĩa của MFG là gì?
3.1 Đối với lĩnh vực Mỹ phẩm, Dược phẩm
Các sản phẩm về Mỹ phẩm, Dược phẩm hiện nay có vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày. Vì ảnh hưởng trực tiếp đến sắc đẹp và sức khỏe, người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn các ngày sản xuất mới nhất để đảm bảo về thời hạn sử dụng, độ toàn vẹn của hoạt chất và khai thác được tối đa hiệu quả khi sử dụng.
Thật vậy, một số sản phẩm dược phẩm hoặc mỹ phẩm, khi qua một thời gian sử dụng sẽ bị biến chất hoặc giảm hiệu quả thậm chí ngay cả khi chưa hết hạn sử dụng. Điều này phụ thuộc vào MFG và cả thời gian mở nắp hộp. Sau đây là một số ví dụ về hạn sử dụng thực tế của mỹ phẩm:
- Sản phẩm dưỡng da: Hoạt động tốt nhất trong vòng 6 tháng kể từ khi mở nắp. Khi chưa mở nắp, sản phẩm có hạn sử dụng giao động từ 2-3 năm;
- Sản phẩm trang điểm: Sử dụng tốt nhất trong vòng 3 – 12 tháng tùy sản phẩm sau khi mở nắp hộp và 3 năm trước khi mở nắp hộp.
3.2 Đối với lĩnh vực Sản xuất
MFG liên quan tới thời hạn sử dụng của sản phẩm. Việc nắm được MFG là gì giúp đơn vị sản xuất biểu diễn chính xác thông tin trên bao bì của mình.Đối với hàng nhập khẩu, hiểu rõ MFG Date giúp đơn vị phân phối trình bày đúng về ngày sản xuất trên tem phụ, đồng thời tránh tình trạng nhập hàng tồn lâu từ đơn vị sản xuất.
>>> ĐỌC NGAY: 5S là gì? 5 Bước áp dụng tiêu chuẩn 5S trong sản xuất chi tiết
4. 16 thông số thường gặp trên bao bì bên cạnh MFG là gì?
Bên cạnh MFG, bạn còn sẽ bắt gặp nhiều ký hiệu và thông số khác trên bao bì sản phẩm. Sau đây, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ giới thiệu đến bạn 16 ký hiệu và thông số quen thuộc thường gặp trên các bao bì hàng hóa.
4.1 Thông số EXP/EXP Date
EXP hay EXP date là cụm từ viết tắt của Expiry Date, có nghĩa là “Ngày hết hạn”. Ký hiệu này cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về thời điểm mà sản phẩm này không còn sử dụng được nữa. EXP và MFG hay được song hành cùng nhau trong hầu hết các sản phẩm.
Cách trình bày EXP trên bao bì hàng hóa cũng là một điều đáng chú ý. Ngoài việc được ghi cụ thể thời gian như MFG, đôi khi, EXP chỉ được đề cập dựa trên ngày sản xuất. Ví dụ: Hạn sử dụng hai năm kể từ ngày sản xuất.

4.2 Thông số PAO
PAO (Period After Opening) là ký hiệu thể hiện khoảng thời gian mà sản phẩm nên được sử dụng sau khi mở nắp. Ký hiệu này thường được thấy trên sản phẩm có dạng hộp, hàng mỹ phẩm hoặc hàng chăm sóc cá nhân.
PAO thường được biểu diễn với ký hiệu chiếc hộp đã mở nắp và có ký tự thể hiện thời gian trên thân hộp như 6M, 12M, 36M với M – Month (tháng). Điều này có nghĩa là sản phẩm được sử dụng tốt nhất trong vòng 6 tháng, 12 tháng, 36 tháng,… kể từ ngày mở nắp. Một số sản phẩm không được ghi PAO rõ ràng thì hạn sử dụng của sản phẩm là 3 năm kể từ ngày mở nắp.

>>> ĐỌC TIẾP: Cpk là gì? Vai trò quan trọng trong quản trị chất lượng, sản xuất
4.3 Thông số Use by
“Use by” trên sản phẩm có nghĩa là “Sử dụng trước ngày”. Ký hiệu này thường được sử dụng cho các sản phẩm cần tiêu thụ nhanh, có hạn sử dụng ngắn. Nếu sử dụng sau thời gian này, sản phẩm có nguy cơ giảm chất lượng, nhiễm khuẩn và sinh ra độc tố.

4.4 Thông số BBE/BE/BB
BBE/BE/BB là ký hiệu viết tắt của “Best Before End/ Best Before/ Best By” có nghĩa là “Sử dụng tốt nhất trước ngày”. Thông số này đề cập đến thời gian lý tưởng nhất sử dụng sản phẩm nhằm khai thác tối đa hiệu quả nó mang lại. Sau thời gian này, sản phẩm có thể vẫn sử dụng an toàn tuy nhiên chất lượng và hiệu quả sẽ bị giảm.

4.5 Thông số: Lot Number
Lot Number tức là số lô của sản phẩm. Thông số này bao gồm một dãy số hoặc mã ký tự độc nhất được gán cho một loại hàng hóa cụ thể, một lô sản phẩm hoặc một đợt sản xuất nào đó. Số lô giúp theo dõi và quản lý sản phẩm trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và phân phối. Bên cạnh đó, nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc truy vết, thu hồi nếu sản phẩm có vấn đề theo lô.

4.6 Thông số về Quy cách đóng gói (Packing Specifications)
Quy cách đóng gói cung cấp thông tin về cách sản phẩm được đóng gói.Thông số này thường bao gồm các chi tiết như loại bao bì được sử dụng, cách bố trí sản phẩm trong bao bì, số lượng sản phẩm trong mỗi đơn vị đóng gói, cách đóng seal, và các yêu cầu khác về an toàn và bảo quản.

4.7 Thông số: Net Weight/Trọng lượng tịnh
“Net weight” (trọng lượng tịnh) là trọng lượng thực tế của sản phẩm, không bao gồm bất kỳ vật liệu đóng gói nào khác như hộp, lọ, túi, hoặc bất kỳ vật liệu bảo vệ nào khác.

4.8 Mã ký hiệu tổng hợp
Mã ký hiệu này thường được biểu diễn theo dạng: Số (tháng/năm) + Mã sản phẩm + Số (ngày). Ví dụ: 0219LJ01. Nhìn vào mã ký hiệu, ta biết được sản phẩm này có mã là LJ, được sản xuất ngày 01/02/2019.

4.9 Ký hiệu: Chiếc hộp mở nắp
Ký hiệu chiếc hộp mở nắp cung cấp thông tin về hạn sử dụng của mỹ phẩm sau khi đã mở nắp. Đây chính là kỳ hiệu của PAO.

4.10 Ký hiệu: Đồng hồ cát
Ký hiệu đồng hồ cát trên bao bì sản phẩm giúp bạn biết được sản phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng.

4.11 Ký hiệu: Mũi tên âm dương (mũi tên xanh)
Khi nhìn thấy ký hiệu mũi tên âm dương (mũi tên xanh), bạn có thể biết được sản phẩm này có bao bì có thể được tái chế.

4.12 Ký hiệu: Chữ E
Ký hiệu chữ E trên bao bì sản phẩm thể hiện thông số trên sản phẩm đã được kiểm chứng theo luật của Liên Minh Châu Âu.

4.13 Ký hiệu: Bàn tay hoặc Quyển sách
Ký hiệu này được biểu diễn khi sản phẩm bạn đang xem có đính kèm theo hướng dẫn sử dụng và bạn cần phải đọc kỹ nó.

4.14 Ký hiệu: Chú Thỏ
Ký hiệu Chú Thỏ xuất hiện trên bao bì thể hiện công ty sản xuất không thực hiện thử nghiệm sản phẩm trên động vật. Ký hiệu này đã được chứng nhận nởi Coalition for Consumer Information on Cosmetics (Liên minh Thông tin Mỹ phẩm cho Người dùng) và Cruelty Free International (Tổ chức Chống tàn bạo với động vật Quốc tế).

4.15 Ký hiệu: Từ viết tắt theo từng tháng
Đôi khi, bạn cũng có thể bắt gặp ký tự chữ cái viết tắt của các tháng trong năm bằng tiếng Anh.
Tháng | Ký hiệu |
Tháng 1 | Jan |
Tháng 2 | Feb |
Tháng 3 | Mar |
Tháng 4 | A |
Tháng 5 | M |
Tháng 6 | Jun |
Tháng 7 | Jul |
Tháng 8 | Ar/Aug |
Tháng 9 | S |
Tháng 10 | O |
Tháng 11 | N |
Tháng 12 | D |
4.16 Ký hiệu: Cái mũi tên xếp thành tam giác
Ký hiệu này giúp bạn biết được sản phẩm bạn đang cầm trên tay được làm từ các nguyên liệu tái chế, bảo vệ môi trường.

5. Những lưu ý đối với hạn sử dụng sản phẩm và MFG là gì?
Khi mua sản phẩm, bạn cần theo dõi các thông số được in ấn trên bao bì để nắm bắt các thông tin mà nhà sản xuất muốn truyền tải, đặc biệt là về MFG và hạn sử dụng. Sau đâu là một số lưu ý bạn cần nắm:
- Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng;
- Ưu tiên chọn các sản phẩm có MFG Date mới nhất và EXP xa nhất;
- Lưu ý về hạn sử dụng lúc chưa mở nắp và sau khi đã mở nắp;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao gồm: màu sắc, mùi hương hoặc bất cứ dấu hiệu nào bất thường;
- Bảo quản đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất để sản phẩm đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Trong nhiều trường hợp, việc không bảo quản đúng khiến sản phẩm bị hỏng trước EXP;
- Không sử dụng các sản phẩm quá hạn sử dụng, vượt xa thời gian được ghi trên EXP/ PAO/ BB/ Use By/ …;
- Liên hệ với đơn vị sản xuất hoặc đơn vị phân phối sản phẩm trong trường hợp có bất cứ sai sót hoặc dấu hiệu bất thường nào.

Vừa rồi, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh đã giới thiệu đến bạn khái niệm MFG là gì cùng với 16 thông số và ký hiệu quan trọng trên bao bì sản phẩm. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn nắm bắt được các thuật ngữ trên và có kế hoạch bán, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm một cách phù hợp nhất!
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:
- APQP là gì? 2 Thời điểm quan trọng cần triển khai APQP
- PPAP là gì? Quy trình thực hiện PPAP chi tiết trong sản xuất
Tin tức liên quan
OKRs là gì? Hướng dẫn cách viết và đánh giá OKR tốt nhất
TOP 3 Dao mổ điện cao tần uy tín và các lưu ý an toàn khi dùng
Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng
Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart
Biểu đồ phân tán trong quản lý chất lượng và 5 Lưu ý quan trọng
ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn