Hồ sơ môi trường là loại tài liệu mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải có đầy đủ. Vậy hồ sơ môi trường là gì? Có bao nhiêu loại hồ sơ môi trường? Dưới đây Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ giải đáp toàn bộ cho người đọc.
Nội Dung Bài Viết
1. Hồ sơ môi trường là gì?
Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất và dịch vụ theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Tiến hành thực hiện hồ sơ môi trường cho phép các tổ chức sản xuất kinh doanh xác định được công đoạn tác động nhiều đến môi trường để giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm thiểu chất thải hoặc giảm lãng phí đầu ra. Ngoài ra, hồ sơ môi trường được lập ra nhằm mục đích giám sát, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo môi trường như đã cam kết.

>>> XEM THÊM: GMP là gì? Yêu cầu và Quy trình thực hành sản xuất tốt
2. Tổng hợp các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có
a. Hồ sơ môi trường dành cho các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động
Các hồ sơ cần được tiến hành thực hiện đối với những doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động và nhập máy móc, thiết bị bao gồm:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hay còn gọi là ĐTM): thực hiện đối với những dự án của các doanh nghiệp, cơ sở có quy mô sản xuất lớn được quy định trong Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (tên gọi cũ là Cam kết bảo vệ môi trường): thực hiện đối với những dự án có quy mô nhỏ hơn, không thuộc trong Phụ lục II và IV của Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
b. Hồ sơ môi trường dành cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động
Đối với các cơ sở, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa thành lập một trong hai loại hồ sơ bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (Kế hoạch BVMT) sẽ phải tiến hành lập một trong hai hồ sơ sau:
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Đề án BVMT chi tiết): được áp dụng đối với những cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Và áp dụng cho doanh nghiệp có công suất, quy mô, tính chất ngành nghề tương tự đối với các dự án phải lập ĐTM. Có thể nói là hồ sơ “chữa cháy” cho ĐTM, thay thế cho ĐTM.
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Đề án BVMT đơn giản): được áp dụng đối với những cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa lập hồ sơ Kế hoạch BVMT (hay cam kết bảo vệ môi trường). Và có công suất, quy mô, ngành nghề tương tự đối với các dự án phải lập Kế hoạch BVMT.
>>> XEM THÊM: Chứng Nhận ISO 17025 | Những Thông Tin Cần Biết
c. Các hồ sơ môi trường khác trong quá trình hoạt động
Ngoài các hồ sơ trên, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các hồ sơ bổ sung như sau:
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ (tên gọi cũ là Báo cáo giám sát môi trường định kỳ): các doanh nghiệp cần đo đạc và giám sát môi trường định kỳ theo như những gì đã cam kết trong ĐTM, Kế hoạch BVMT hoặc Đề án BVMT. Và báo cáo lên cơ quan nhà nước. Có thể là Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu công nghiệp hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường, theo quy định. Tùy từng khu vực mà báo cáo này có thể lập 4 lần/năm, 2 lần/năm hoặc 1 lần/năm. Có hai loại báo cáo quan trắc môi trường doanh nghiệp cần thực hiện:
- Quan trắc môi trường xung quanh: là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và đánh giá các tác động xấu đến môi trường. (Điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014).
- Quan trắc môi trường lao động: là hoạt động tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích chỉ tiêu đo lường các yếu tố môi trường lao động tại nơi làm việc, nhằm có các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tác hại môi trường đối với sức khỏe người lao động và phòng tránh bệnh nghề nghiệp. Quan trắc môi trường lao động là quy định bắt buộc đối với các đơn vị trong quá trình kinh doanh, vận hành, sản xuất có sử dụng người lao động.
- Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải: được thực hiện đối với tất cả các doanh nghiệp, cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không cần thiết phải đăng ký Sổ chủ nguồn thải quy định trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
- Giấy phép xả thải: được thực hiện đối với những doanh nghiệp có phát sinh nước thải và xả thải ra môi trường. Giấy phép xả thải được làm sau khi đã hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn.
- Hồ sơ khai thác nước ngầm: được thực hiện đối với những doanh nghiệp, cơ sở có nhu cầu sử dụng, khai thác nguồn nước ngầm, để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, và biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (hay còn gọi là Báo cáo hoàn thành ĐTM): Là sau khi đã hoàn thành xong hồ sơ và nhận quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mục đích của loại hồ sơ này là để xác nhận việc đã thực hiện các nội dung, yêu cầu như đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động đến môi trường.
- Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết (Báo cáo hoàn thành Đề án chi tiết BVMT): Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong hồ sơ và nhận quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết BVMT, thì doanh nghiệp cần hoàn thành các nội dung đã cam kết.
Để xác nhận việc đã hoàn tất các cam kết, thì doanh nghiệp cần phải thực hiện Báo cáo hoàn thành Đề án chi tiết BVMT.

>>> XEM THÊM: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam | Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
3. Xử phạt vi phạm không lập hồ sơ môi trường
Theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với hành vi không thực hiện hồ sơ pháp lý môi trường sẽ chịu phạt hành chính như sau:
- Đối với trường hợp đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
- Đối với trường hợp đối tượng thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cam kết bảo vệ môi trường): Hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, luật còn đưa ra quy định xử phạt đối với những hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc trách nhiệm xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường với mức phạt từ 9 triệu đến 11 triệu đồng, hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường với mức phạt từ 60 triệu đến 70 triệu đồng.
Ngoài ra những trường hợp vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm phê duyệt của Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ bị phạt tiền từ 70 triệu đến 80 triệu đồng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm mà mức xử phạt đối với các doanh nghiệp có thể là phạt tiền hoặc thậm chí đình chỉ hoạt động kinh doanh và sản xuất.

Trên đât là toàn bộ thông tin về Hồ sơ môi trường, Quý bạn đọc có thắc mắc và cần tư vấn các vấn đề liên quan đến dịch vụ của Vinacontrol CE hồ Chí Minh, hãy liên hệ qua số hotline 1800.646.820 (miễn phí cước) và email vncehcm@vnce.com.vn hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ tốt nhất.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Bảng đơn vị đo độ dài chi tiết và cách quy đổi đơn giản
- Tiêu chuẩn cơ sở là gì? Xây dựng quy trình chi tiết
Tin tức liên quan
Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng
Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart
Biểu đồ phân tán trong quản lý chất lượng và 5 Lưu ý quan trọng
ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn
ISO 9001 là gì? Tìm hiểu bản chất và yêu cầu của tiêu chuẩn
PDCA là gì? Mô hình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng