Giám sát viên an toàn có trách nhiệm đảm bảo rằng những quy định và tiêu chuẩn an toàn lao động được tuân thủ đầy đủ trong quá trình thi công hay sản xuất. Trong bài viết này, hãy cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu những điều kiện quan trọng để thực hiện công việc giám sát an toàn lao động một cách hiệu quả.
Nội Dung Bài Viết
1. Giám sát an toàn là gì?
Giám sát an toàn là quá trình quan sát, đánh giá, kiểm soát các nguy cơ, rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn của người lao động. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, bền vững, giảm thiểu tai nạn lao động. Qua đó, nhân sự có thể yên tâm làm việc, gia tăng năng suất và hiệu suất mạnh mẽ.

2. Người giám sát an toàn lao động là gì?
Nhân viên giám sát an toàn hay Giám sát viên an toàn là vị trí có vai trò quan trọng, đảm bảo sự an toàn của người lao động. Người đảm nhiệm vị trí này có trách nhiệm đảm bảo môi trường lao động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn lao động, từ đó ngăn ngừa các tai nạn, chấn thương không đáng có.

>>> XEM THÊM: Huấn luyện an toàn nhóm 3 – Cấp thẻ an toàn cả nước
3. Nhiệm vụ của nhân viên giám sát an toàn lao động
Mang trên mình vai trò đặc biệt quan trọng, công việc và nhiệm vụ của các nhân viên giám sát an toàn lao động cũng không hề dễ dàng. Để tạo dựng, đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, bền vững cho người lao động, giám sát viên an toàn cần thực hiện các nhiệm vụ điển hình sau:
3.1 Lãnh đạo công tác bảo hộ lao động
Đảm nhiệm công tác tạo dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động, nhân viên giám sát an toàn cần am hiểu các quy định về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp để dẫn dắt, hướng dẫn nhân sự thực hành công việc an toàn nhất. Họ cần truyền đạt các mục tiêu, hành vi đáp ứng các tiêu chuẩn về An toàn lao động
Bên cạnh đó, giám sát viên an toàn cần phải khuyến khích người lao động tham gia các chương trình đào tạo, chia sẻ về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài ra, việc thúc đẩy văn hóa giao tiếp mở để nhân sự có thể bày tỏ các mối quan tâm về sức khỏe, sự an toàn của bản thân cũng rất cần thiết đối với vị trí này.
>>> ĐỌC THÊM: Huấn luyện – Đào tạo an toàn lao động | Cấp chứng chỉ an toàn 6 nhóm
3.2 Kiểm soát các rủi ro lao động
Giám sát viên cần đảm bảo rằng các quy trình và quy định an toàn được tuân thủ, đánh giá và xử lý các rủi ro tiềm ẩn, đưa ra khuyến nghị và giải pháp để giảm thiểu rủi ro, kiểm tra và báo cáo các vi phạm an toàn và đề xuất các biện pháp khắc phục.
3.3 Điều tra, báo cáo các vấn đề an toàn lao động
Trong trường hợp có tai nạn hay thương tích xảy ra với người lao động trong quá trình thực hiện công việc, nhân viên giám sát an toàn cần lập tức thu thập dữ liệu điều tra, xác định nguyên nhân và có các biện pháp ngăn chặn việc tái diễn trong tương lai. Bên cạnh đó, sau mỗi tai nạn, giám sát viên an toàn cần lưu trữ hồ sơ về tình huống đã xảy ra, tình trạng thương tích, hệ lụy xảy ra. Đây sẽ là những tài liệu quan trọng để cung cấp cho cấp trên hoặc các bên liên quan khi có yêu cầu hoặc trong các tình huống đặc biệt.
3.4 Tổ chức họp bảo hộ lao động
Nhân viên giám sát an toàn lao động thường tổ chức các cuộc họp để đào tạo nhân viên về các quy trình an toàn, chia sẻ thông tin về các rủi ro liên quan đến công việc và giải quyết các mối quan tâm về an toàn, bảo hộ lao động cho nhân viên.
3.5 Huấn luyện/ Đào tạo An toàn lao động
Nhân viên giám sát an toàn lao động cần đào tạo, huấn luyện nhân viên về các kỹ năng, quy trình và quy định liên quan đến an toàn lao động, giúp nhân viên nắm vững và áp dụng chúng trong công việc. Người giám sát có nhiệm vụ cung cấp các khóa học về đào tạo an toàn lao động cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi và những kỹ năng quan trọng cho nhân viên trong môi trường làm việc.
3.6 Thực thi các nguyên tắc bảo hộ lao động
Các giám sát viên đảm bảo rằng tất cả các nhân viên hiểu và tuân thủ các quy tắc và chính sách an toàn lao động tại nơi làm việc. Họ cũng phải đảm bảo rằng nhân viên chịu trách nhiệm và thực thi việc tuân thủ các quy tắc an toàn, quy trình làm việc, sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách, báo cáo tình trạng không an toàn, thương tích và tai nạn.

>>> XEM THÊM: Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn
4. Nhân viên giám sát an toàn cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để trở thành một nhân viên giám sát an toàn lao động, người đó cần có một số kỹ năng và kiến thức nhất định, bao gồm:
- Hiểu biết về luật an toàn lao động: Có kiến thức về các luật và quy định liên quan đến an toàn lao động, bao gồm cả các quy định về bảo vệ lao động, phòng chống cháy nổ và các quy tắc về an toàn.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp tốt để liên lạc với các nhân viên và những người khác trong cơ quan. Họ cũng cần phải có khả năng lắng nghe, thuyết phục và đưa ra ý kiến đồng thuận để đảm bảo rằng mọi người đều hiểu và tuân thủ các quy tắc an toàn.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Cần phải có khả năng quản lý công việc của mình và của những người khác. Họ phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên tuân thủ các quy tắc và chính sách an toàn.
- Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích các tình huống liên quan đến an toàn lao động và tìm ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
- Kiến thức chuyên môn về công nghệ và thiết bị: Có hiểu biết về thiết bị, công nghệ và các quy trình sản xuất liên quan đến công việc để có thể đưa ra các đề xuất cải tiến và giảm thiểu rủi ro.
- Kỹ năng đánh giá và kiểm tra: Có khả năng đánh giá các rủi ro an toàn trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp kiểm tra để đảm bảo rằng nhân viên đều tuân thủ các quy tắc an toàn.

>>> XEM THÊM: HSE là gì? Hướng dẫn cách quản lý HSE trong Doanh nghiệp
5. Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn
Một giám sát viên an toàn cần có kiến thức và kỹ năng về an toàn lao động, bao gồm các quy tắc, quy định, chính sách và quy trình an toàn. Ngoài ra, giám sát viên cần được đào tạo và cấp chứng chỉ phù hợp để chứng minh năng lực và khả năng hoàn thành tốt công việc giám sát an toàn lao động.
5.1 Chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn là gì?
Chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn là một loại chứng chỉ được cấp cho những người đã hoàn thành các khóa học và đạt được các tiêu chuẩn về đánh giá kỹ năng và kiến thức về an toàn trong lao động.
Chứng chỉ này có tầm quan trọng rất lớn trong việc xác nhận năng lực và chuyên môn của người giám sát an toàn lao động và giúp họ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. Chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn thường được cấp bởi các tổ chức, cơ quan hoặc trường đào tạo được ủy quyền bởi các cơ quan chức năng.
5.2 Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn
Theo quy định khoản 3 điều 148 Luật xây dựng 2014, chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn được phân thành ba hạng:
- Hạng I: Ứng viên đã có kinh nghiệm giám sát trưởng, chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng cho ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Hạng II: Ứng viên đã có kinh nghiệm giám sát trưởng, chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng, cho ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Hạng III: Ứng viên đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng, cho ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Trên đây là những thông tin về giám sát an toàn lao động và những điều kiện trong công việc này. Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh, liên hệ ngay qua 1800.646.820 hoặc email vncehcm@vnce.com.vn để nhận được tư vấn trực tiếp.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Huấn luyện an toàn nhóm 1 | Đào tạo cấp chứng chỉ an toàn
- Huấn luyện an toàn nhóm 4 | Cấp chứng chỉ ATVSLĐ
Tin tức liên quan
Đào tạo an toàn nhóm 6 | Cấp thẻ nhanh – chi phí thấp
Đào tạo an toàn nhóm 5 | Huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn
Tiêu chuẩn ISO 45001 thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001
Huấn luyện an toàn nhóm 1 | Đào tạo cấp chứng chỉ an toàn
Huấn luyện an toàn nhóm 4 – Cấp chứng chỉ ATVSLĐ
Kiểm xạ là gì? Đối tượng nào cần phải thực hiện kiểm xạ?