Pháp luật Việt Nam đã có những quy định vô cùng chặt chẽ đối với công tác quản lý chất lượng trang thiết bị y tế trên toàn quốc. Theo đó, các cá nhân tổ chức liên quan phải thực hiện kiểm định một số thiết bị theo luật định và máy đo tiêu cự kính mắt là một trong những đối tượng này. Dưới đây là một số thông tin về hoạt động kiểm định máy đo tiêu cự kính mắt mà Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cung cấp nhằm hỗ trợ Quý bạn đọc tìm hiểu tốt nhất.
Nội Dung Bài Viết
1. Máy đo tiêu cự kính mắt là gì?
Phương tiện đo tiêu cự kính mắt là thiết bị y tế dùng để đo tiêu cự của mắt con người. Máy đo tiêu cự được sử dụng phổ biến trong bệnh viện, phòng khám mắt. Thiết bị sẽ hiển thị liên tục và máy đo tiêu cự làm tròn số, có thể đo được trị số thấu kính, trị số lăng kính, của mắt kính cầu và mắt kính loạn, kể cả mắt kính đã lắp vào gọng và kính áp tròng và với mắt kính nào có thể được định hướng và đánh dấu.

>>> ĐỌC NGAY: Danh mục các thiết bị cần thực hiện kiểm định thiết bị y tế theo quy định cùa pháp luật
2.Kiểm định máy đo tiêu cự mắt
Kiểm định máy đo tiêu cự mắt là hoạt động kỹ thuật theo quy trình cụ thể nhằm đưa ra đánh giá, kiểm tra về tính an toàn và độ chính xác trong chức năng, cấu trúc của thiết bị đo, đảm bảo thiết bị đủ các điều kiện và đạt yêu cầu để vận hành sử dụng cho công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hoặc công việc liên quan.
Máy đo tiêu cự kính mắt là phương tiện đo lường nhóm 2 theo Thông tư 07/2019/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Theo đó Những cá nhân, đơn vị sở hữu, vận hành máy đo tiêu cự mắt phải tiến hành kiểm định trong những thời điểm sau:
- Kiểm định lần đầu – Kiểm định trước khi vận hành thiết bị
- Kiểm định định kỳ – Kiểm định 12 tháng/lần
- Kiểm định sau sửa chữa
>>> ĐỌC THÊM: TOP 3 Trung tâm kiểm định trang thiết bị y tế uy tín tại Việt Nam
3.Tại sao phải kiểm định phương tiện đo tiêu cự mắt?
Thứ nhất, Nhằm đáp ứng các quy định của Nhà nước trong quản lý trang thiết bị y tế cũng như đảm bảo chất lượng công tác khám chữa bệnh tại cơ sở;
Thứ hai, Đảm bảo an toàn kỹ thuật của thiết bị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, bảo trì thiết bị y tế tại cơ sở;
Thứ ba, Phục vụ hiệu quả cho việc khám chữa bệnh, điều trị bệnh nhận và góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng;
Thứ tư, Tránh được khả năng kết quả đo không đúng dẫn đến những sai lầm trong việc điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; có thể làm giảm uy tín, hình ảnh của tổ chức;
Thứ năm, Thể hiện đơn vị vận hành sử dụng thiết bị y tế là một tổ chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, uy tín;
Thứ sáu, Thiết bị y tế hiện đại, đạt kiểm định góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

>>> XEM THÊM: Kiểm định thiết bị xét nghiệm y tế | Quy trình cần biết
4. Các bước kiểm định thiết bị đo tiêu cự mắt
Quy trình kiểm định thiết bị đo tiêu cự mắt gồm 3 bước chính như sau:
4.1 Kiểm tra bên ngoài
Tiến hành kiểm tra, đánh giá bên ngoài dựa trên những yêu cầu sau đây:
Yêu cầu về hồ sơ thiết bị:
- Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;
- Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;
- Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.
Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:
- Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
- Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định.
4.2 Kiểm tra kỹ thuật
Thao tác máy đo tiêu cự theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thiết bị phải hoạt động ổn định, kết quả đo phải hiển thị rõ ràng.
- Kiểm tra phạm vi đo trị số thấu kính
- Kiểm tra phạm vi đo trị số lăng kính
- Kiểm tra phạm vi đo trục loạn.
4.3 Kiểm tra đo lường
- Kiểm tra các kết quả đo lường của máy.
- Kiểm tra sai lệch phép đo trị số thấu kính và lăng kính
- Kiểm tra đánh dấu trục và điều chỉnh ray; đối với tâm quang học
- Kiểm tra thang chia độ
4.4 Cấp chứng chỉ kiểm định
Máy đo tiêu cự sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp cấp chứng chỉ kiểm định (bao gồm tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,…) theo quy định, cụ thể như sau:
- Cấp giấy kiểm định theo đúng mẫu quy định.
- Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp và tem kiểm định tại vị bề mặt máy đo tiêu cự mắt.
Nếu Phương tiện đo tiêu cự mắt kính sau khi kiểm định và kết quả không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định thì không được cấp chứng chỉ kiểm định và xóa dấu kiểm định cũ.

5. Tổ chức kiểm định máy đo tiêu cự mắt tại Việt Nam
Vinacontrol CE HCM với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm định, giám định và là đơn vị đầu tiên được Nhà nước chỉ định kiểm định thiết bị y tế. Chúng tôi cam kết tiến hành kiểm định máy đo tiêu cự mắt và các thiết bị y tế khác an toàn, uy tín. Khi hợp tác kiểm định với Vinacontrol CE HCM, Quý đơn vị sẽ được đảm bảo các quyền lợi cơ bản sau:
- Kiểm định thiết bị theo đúng trình tự, quy trình kỹ thuật, quy định Nhà nước;
- Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tâm với công việc;
- Hệ thống phòng thử nghiệm với trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn;
- Chi nhánh văn phòng toàn quốc với 4 văn phòng lớn tại Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh;
- Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, mọi việc đã có chuyên gia hướng dẫn và xử lý;
- Chi phí tiết kiệm, ưu đãi chiết khấu cho hợp đồng có giá trị lớn.
Vinacontrol CE HCM đã thực hiện kiểm định thiết bị y tế cho một số đơn vị tiêu biểu như Bệnh Viện Quân Y 108, Bệnh Viện Đa khoa Bưu Điện, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn, Công ty CP dược vật tư y tế Hải Dương, Công ty CP Y tế Children Care,… Quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ kiểm định máy đo tiêu cự mắt và kiểm định thiết bị y tế, liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất.
>>> XEM THÊM CÁC DỊCH VỤ KHÁC CỦA VINACONTROL CE HỒ CHÍ MINH:
- Kiểm định máy gây mê kèm thở | Trung tâm kiểm định hàng đầu
- Kiểm định huyết áp kế – Tổ chức kiểm định Y tế Vinacontrol
Tin tức liên quan
Hiệu chuẩn Pipet | Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
Kiểm định máy sốc tim tại Vinacontrol CE | Vai trò của công tác kiểm định
Kiểm định nồi hấp tiệt trùng dùng trong y tế | 4 Điều cần đặc biệt lưu ý
Kiểm định thiết bị chụp cắt lớp | Hướng dẫn quy trình chi tiết
Kiểm định máy ly tâm – Thiết bị xét nghiệm y tế
Kiểm định máy thở | Nguyên tắc cần lưu ý