Nhiệm vụ của van an toàn là bảo vệ mạch thủy lực khỏi sự gia tăng áp vượt giá trị định mức. Từ đó giúp tránh được những sự cố, nguy cơ hỏa hoạn hoặc cháy nổ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần kiểm định van an toàn để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành máy móc. Dưới đây Vinacontrol CE Hồ Chí Minh giới thiệu một số thông tin cần thiết cho doanh nghiệp lựa chọn đơn vị kiểm định van an toàn uy tín, chất lượng.
Nội Dung Bài Viết
1. Kiểm định van an toàn
1.1 Van an toàn là gì?
Van an toàn là một thiết bị thủy lực dùng để điều chỉnh áp suất trong ống dẫn hoặc bồn chứa khí hoặc chất lỏng. Van an toàn thuộc nhóm thiết bị điều chỉnh áp suất đầu vào.

1.2 Kiểm định van an toàn là gì?
Kiểm định van an toàn là hoạt động đánh giá nhằm xác nhận tình trạng kỹ thuật của van so với các tiêu chuẩn kỹ thuật để rút ra kết luận rằng van có đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng hay không. Việc kiểm định van an toàn cần có đơn vị được nhà nước cấp phép và có năng lực kiểm định. Vinacontrol CE HCM có năng lực kiểm định thiết bị van an toàn.
Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với các van an toàn được thiết kế để sử dụng cho môi chất lỏng hoặc khí;
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho các van an toàn có đường kính dòng chảy từ 6 mm trở lên với các áp suất chỉnh đặt từ 0,1 bar trở lên mà không có sự hạn chế về nhiệt độ.
1.3 Các kiểu van an toàn cần kiểm định
- Van an toàn được tác động trực tiếp;
- Van an toàn có trợ lực;
- Van an toàn được tác động bổ sung;
- Van an toàn có van điều khiển.

>>> XEM THÊM: Kiểm định máy móc thiết bị | Danh mục kiểm định theo quy định pháp luật
2. Tiêu chuẩn kiểm định van an toàn
TCVN 7915-1:2009 (EN ISO 4126-1:2004): Thiết bị an toàn chống quá áp;
API 527: Độ kín của van giảm áp;
API RP 576 Kiểm tra thiết bị giảm áp;
API RP 520 Phần I & II: Định cỡ, lựa chọn và lắp đặt thiết bị giảm áp;
ASME Phần I Nồi hơi Điện;
ASME Phần III: Hệ thống hạt nhân;
ASME Phần IV: Lò hơi sưởi;
ASME Phần VIII, Bộ phận 1: Bình áp suất;
ASME Phần XII: Xe tăng Vận tải;
ASME B31.1: Đường ống điện;
ASME B31.3: Quy trình đường ống;
ASME phần VIII: Mã lò hơi và bình áp lực.

>>> XEM THÊM: Kiểm định thiết bị điện | Kiểm định toàn quốc
3. Tác dụng của việc kiểm định van an toàn
Van an toàn được sử dụng để ngăn sự gia tăng áp suất. Từ đó, tránh được những sự cố, nguy cơ hỏa hoạn hoặc cháy nổ. Dưới đây là những lợi ích của việc kiểm định van an toàn thường xuyên:
- Đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình vận hành thiết bị;
- Kiểm tra tình trạng, phát hiện hư hỏng và xử lý;
- Tuân thủ các quy định pháp luật theo yêu cầu nhà nước.
4. Quy trình kiểm định van an toàn
Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
- Miệng van an toàn hoạt động trơn tru, không han gỉ, mắc kẹt;
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống, các dấu hiệu hư hỏng có thể có nguyên nhân từ van an toàn;
- Các căn cứ để khẳng định van an toàn giúp đảm bảo an toàn lao động trong trong quá trình thử nghiệm cũng như làm việc.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra thông tin kỹ thuật
Trước khi tiến hành kiểm tra thông tin kỹ thuật, kiểm định viên cần biết nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, từ đó mới tiến hành đo đạc trên van an toàn
- Đường kính miệng và ống thoát khí;
- Áp suất được quy định, môi chất vận hành cuối cùng là áp suất ngược của thiết bị.
- Chỉ thực hiện thử nghiệm van an toàn khi các thông số trên của van được xác định chi tiết, cụ thể.
Bước 3: Thử nghiệm van an toàn và canh chỉnh thiết bị kỹ thuật
- Đối với môi chất thử: Van an toàn nào cũng có môi chất thử, đây là nơi là hơi nước. Đối với khí thì môi chất thử đóng vai trò là nước hoặc chất lỏng.
- Áp suất mở định mức: Áp suất được ứng dụng để hỗ trợ, cung cấp cho áp suất ngược nếu thiết bị có lắp đặt.
- Chấn chỉnh, đặt lại áp suất theo nhu cầu sử dụng của khách hàng yêu cầu.
Bước 4: Thử độ kín của van an toàn
- Mối chất thử: Sử dụng chất khí hoặc chất lỏng
- Áp suất thử: Van an toàn được thử kín ở các mức áp suất bằng 90% so với định mức áp suất mở.

>>> XEM THÊM: Kiểm định trạm biến áp | Tư vấn miễn phí
5. Khi nào cần kiểm định van an toàn
Van an toàn là thành phần không thể thiếu trên mỗi thiết bị áp lực; vì vậy, các doanh nghiệp cần kiểm định van an toàn trong các trường hợp dưới đây:
- Kiểm định thiết bị trước khi đưa vào sử dụng;
- Kiểm định thiết bị định kỳ: hoạt động kiểm định sẽ được thực hiện trong quá trình thiết bị đang được sử dụng nhằm đảm độ chính xác của van an toàn
- Kiểm định thiết bị sau khi sửa chữa hay kiểm định bất thường: thực hiện việc hiệu chuẩn thiết bị khi đã khắc phục xong sự cố theo nhu cầu của doanh nghiệp hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin về kiểm định van an toàn, Quý doanh nghiệp có nhu cầu về kiểm định van an toàn hoặc kiểm định thiết bị áp lực khác; vui lòng liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua Hotline miễn phí 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và nhận tư vấn miễn phí, báo giá từ chuyên gia.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Tin tức liên quan
Kiểm định thang cuốn – Băng tải | Kiểm định Vinacontrol
Danh mục kiểm định máy móc thiết bị theo quy định Nhà nước
Chi phí kiểm định thang máy mới nhất 2023 | Hỗ trợ toàn quốc
Kiểm định thang máy theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH năm 2023
Kiểm định phòng sạch | Các quy định trong hoạt động này
Kiểm định Hệ thống lạnh – Quy trình kiểm định 08-2016/BLĐTBXH