Chứng nhận hợp quy thang máy là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ Tổ chức sản xuất, lắp đặt, nhật khẩu, phân phối hoặc sử dụng thang máy nhằm bảo vệ người sử dụng, đảm bảo các thiết bị thang máy vận hành an toàn, loại bỏ các sản phẩm không đạt chuẩn về chất lượng lưu hành trên thị trường. Vinacontrol CE HCM là đơn vị sở hữu năng lực chứng nhận hợp quy thang máy tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu thêm về dịch vụ này trong bài viết sau đây nhé!

Nội Dung Bài Viết
- 1. Chứng nhận hợp quy thang máy
- 2. Vì sao phải chứng nhận hợp quy thang máy?
- 3. Quy trình chứng nhận hợp quy thang máy
- 4. Lợi ích việc chứng nhận hợp quy thang máy
- 5. Các đối tượng cần thực hiện chứng nhận hợp quy thang máy
- 6. Những rủi ro nếu không chứng nhận hợp quy thang máy
- 7. Hồ sơ công bố hợp quy thang máy
- 8. Chi phí và thời gian chứng nhận hợp quy thang máy
1. Chứng nhận hợp quy thang máy
Chứng nhận hợp quy thang máy là hoạt động thử nghiệm, đánh giá toàn bộ thang máy và quá trình sản xuất thang máy phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02:2019/BLĐTHXH của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Từ đó, đưa ra kết luận về chất lượng của thang máy và cấp giấy chứng nhận hợp quy cho thiết bị. Đây là hoạt động bắt buộc với các đơn vị sản xuất, lắp đặt, nhập khẩu, phân phối thang máy trước khi lưu hành hoặc sử dụng thiết bị thang máy.
Hoạt động chứng nhận hợp quy thang máy sẽ được tiến hành đối với các bộ phận an toàn của thang, bao gồm: Thiết bị khóa cửa cửa tầng và khóa cửa cabin (nếu có); Bộ hãm an toàn; Hệ thống phanh của dẫn động; Bộ khống chế vượt tốc; Bộ giảm chấn; Van ngắt/van một chiều.

2. Vì sao phải chứng nhận hợp quy thang máy?
Thang máy là thiết bị bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 02:2019/BLĐTBXH (quy định tại Thông tư 42/2019/TT-BLĐTBXH) trước khi được lưu thông hoặc đưa vào đưa sử dụng. Hoạt động này được thực hiện bởi các Tổ chức chứng nhận hợp pháp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định (như Vinacontrol CE HCM). Sau khi chứng nhận, thiết bị phải tiếp tục được công bố hợp quy và chịu sự giám giá của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về chứng nhận hợp quy thiết bị máy móc
3. Quy trình chứng nhận hợp quy thang máy
Quy trình chứng nhận hợp quy thang máy bao gồm 5 bước:
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy tại Tổ chức chứng nhận;
- Bước 2: Chuyên gia đánh giá thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy và lấy mẫu thử nghiệm;
- Bước 3: Thử nghiệm mẫu sản phẩm thang máy và đưa ra kết quả;
- Bước 4: Báo cáo đánh giá;
- Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thang máy và dấu chứng nhận hợp quy đi kèm.

4. Lợi ích việc chứng nhận hợp quy thang máy
Chứng nhận hợp quy thang máy mang lại những lợi ích sau đây:
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cho xã hội.
- Tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng.
- Thể hiện sự chấp hành pháp luật của đơn vị sử dụng thang máy.
- Tăng giá trị của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Thủ tục nhập khẩu thang máy | Quy trình chi tiết
5. Các đối tượng cần thực hiện chứng nhận hợp quy thang máy
Việc chứng nhận hợp quy thang máy áp dụng với tất cả các đơn vị có thang máy như:
- Công ty sản xuất, lắp đặt thang máy;
- Công ty, đơn vị sử dụng thang máy;
- Đơn vị nhập khẩu, phân phối thang máy.
Các loại thang máy bắt buộc phải thực hiện chứng nhận
- Chứng nhận thang máy chở người;
- Chứng nhận thang máy bệnh viện;
- Chứng nhận thang máy chở hàng kèm người;
- Chứng nhận thang máy chở người kèm hàng;
- Chứng nhận thang máy không phòng máy.
>>> XEM THÊM: Chứng nhận hợp quy pa lăng | 4 thông tin cần lưu ý
6. Những rủi ro nếu không chứng nhận hợp quy thang máy
Trên thực tế cho thấy, nhiều tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng thang máy vẫn chưa năm rõ hoặc không quan tâm đến các quy định về chứng nhận và công bố hợp quy. Do vậy, rủi ro đã xuất hiện từ trước khi sản phẩm được đưa vào sử dụng. Chứng nhận hợp quy có thể được coi như “một sợi dây an toàn” cho các thiết bị có khả năng gây mất an toàn như thang máy, người tiêu dùng cần đặc biệt quan tâm.
Chính các thông tin được xác nhận trong quá trình hợp quy sẽ giúp người tiêu dùng yên tâm về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm, tránh được những tình huống doanh nghiệp sử dụng các thiết bị, bộ phận thật giả lẫn lộn, lắp ghép với nhau rồi bán cho khách hàng, gây nguy cơ mất an toàn trong quá trình sử dụng và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.

>>> THAM KHẢO DỊCH VỤ: Chứng nhận hợp quy đồ bảo hộ an toàn lao động | Liên hệ ngay để nhận báo giá
7. Hồ sơ công bố hợp quy thang máy
Để chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy thang máy, Quý khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ và tài liệu cần thiết sau đây:
- Phiếu yêu cầu công bố hợp quy thang máy: Mẫu phiếu này có thể lấy tại các cơ quan chức năng tại địa phương hoặc tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Giấy đăng ký kinh doanh của công ty: Đây là giấy tờ chứng nhận hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chứng chỉ chất lượng thang máy: Đây là chứng chỉ do nhà sản xuất hoặc tổ chức kiểm định uy tín cấp.
- Giấy tờ liên quan đến thiết kế, sản xuất, lắp đặt và bảo trì thang máy: Bao gồm bản vẽ kỹ thuật, bảng tính thiết kế, bảng danh sách vật tư, hồ sơ kiểm định an toàn vận hành thang máy, v.v.
- Giấy tờ liên quan đến nghiệm thu thang máy: Bao gồm bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định an toàn và kết quả kiểm tra nghiệm thu của thang máy.
- Giấy tờ liên quan đến bảo trì thang máy: Bao gồm hồ sơ kiểm tra bảo trì, bảng danh sách các thiết bị đã được thay thế, bảng biểu hiệu năng suất, v.v.
- Giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn: Bao gồm bảng báo cáo kiểm tra an toàn, bảng khảo sát đánh giá tác động môi trường, v.v.
Ngoài ra, Quý khách hàng cũng cần chuẩn bị một số giấy tờ khác như giấy tờ về quyền sử dụng đất, chứng chỉ kinh doanh, giấy tờ về việc đăng ký và kê khai thuế, v.v.
Lưu ý rằng các yêu cầu cụ thể về hồ sơ có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể và quy định của pháp luật tại Việt Nam có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, Quý khách nên liên hệ với Vinacontrol CE HCM để được hỗ trợ chi tiết nhất.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Công bố hợp quy | Hướng dẫn chi tiết về thủ tục, hồ sơ
8. Chi phí và thời gian chứng nhận hợp quy thang máy
Về chi phí, giá cả sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại thang máy, số lượng thang máy, các yêu cầu đặc biệt của khách hàng, v.v. Tuy nhiên, chi phí trung bình để chứng nhận hợp quy thang máy có thể dao động từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc hơn.
Về thời gian, cũng tùy thuộc vào tổ chức và quy trình. Thông thường, quá trình chứng nhận thang máy có thể mất từ 1 đến 3 tuần để hoàn tất, tuy nhiên, thời gian này có thể dài hơn nếu có các yêu cầu đặc biệt hoặc nếu quá trình kiểm tra phát hiện ra các vấn đề cần phải khắc phục.
Lưu ý rằng các thông tin trên chỉ là ước tính chung và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, Quý khách hàng nên liên hệ trực tiếp với Vinacontrol CE HCM để biết thêm thông tin chi tiết và cập nhật mới nhất.
Tại Việt Nam, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là Tổ chức hàng đầu trong chứng nhận hợp quy thang máy. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp dịch vụ chứng nhận tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Hãy liên hệ với Vinacontrol CE Hồ Chí Minh ngay hôm nay qua số hotline 1800.646.820 hoặc qua địa chỉ email vncehcm@vnce.com.vn
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Chứng nhận máy hàn điện theo QCVN 03:2011/BLĐTBXH
- Chứng nhận hợp quy xe nâng hàng | Hướng dẫn thủ tục chi tiết
- Chứng nhận hợp quy dụng cụ điện cầm tay | Liên hệ ngay
Tin tức liên quan
Chứng nhận hợp quy Bệ Xí bệt | Nhanh chóng, tiết kiệm
Chứng nhận hợp quy bồn tiểu nam treo tường theo QCVN 16:2023/BXD
Chứng nhận thiết bị vệ sinh | Hỗ trợ doanh nghiệp toàn quốc
Chứng nhận hợp quy chậu rửa theo QCVN 16:2023/BXD
Chứng nhận hợp quy bình chịu áp lực | Vinacontrol CE HCM
Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát QCVN 16:2023/BXD