Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là đơn vị thực hiện thử nghiệm không phá hủy hàng đầu Việt Nam với 5 phương pháp được áp dụng phổ biến đó là NDT bằng siêu âm, NDT bằng chụp ảnh phóng xạ, NDT bằng dòng điện xoáy, NDT bằng thẩm thấu chất lỏng, NDT bằng hạt từ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phương pháp thử nghiệm không phá hủy có thể đọc và tham khảo các nội dung dưới đây để có cái nhìn tổng quan và thực hiện NDT hiệu quả nhất!
Nội Dung Bài Viết
- 1. Thử nghiệm không phá hủy (NDT)
- 2. Những phương pháp NDT phổ biến hiện nay
- 2.1 Kiểm tra khuyết tật bằng mắt (Visual testing – VT)
- 2.2 Kiểm tra không phá hủy bằng chất thẩm lỏng (Liquid penetrant testing – PT)
- 2.3 Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp bột/hạt từ (Magnetic particle testing – MT)
- 2.4 Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp siêu âm (Ultrasonic testing – UT)
- 2.5 Kiểm tra không phá hủy bằng chụp ảnh phóng xạ/bức xạ (Radiographic testing – RT)
- 2.6 Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp dòng điện xoáy (Eddy current testing – ET)
1. Thử nghiệm không phá hủy (NDT)
1.1 NDT là gì?
NDT (Non Destructive Testing dịch sang tiếng Việt là “Thử nghiệm không phá hủy”) là phương pháp dò tìm, xác định các khuyết tật bên trong hoặc trên bề mặt vật chất, vật liệu, mối hàn nhưng không gây ra tổn hại đến mẫu kiểm tra. Ngoài ra NDT cũng có thể được biết đến với tên gọi là NDE – kiểm tra hoặc đánh giá không phá hủy hay NDI – Kiểm tra không phá hủy.
Thực tế, NDT thường được sử dụng như một thuật ngữ chung để chỉ các phương pháp kiểm tra không phá hủy hoặc công cụ kiểm tra và có khi là toàn bộ lĩnh vực kiểm tra không phá hủy. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành cơ khí, vật liệu, xây dựng. Là phương pháp phổ biến hiệu quả nhất để thực hiện kiểm tra khuyết tật của vật liệu.

1.2 Mục đích của công tác thực hiện thử nghiệm không phá hủy
Được ứng dụng vào trong thực tế, mục đích của NDT nói chung là đảm bảo rằng các công trình, cơ sở hạ tầng, dự án quan trọng và sản phẩm được khẳng định chất lượng cũng như thể hiện chúng được duy trì đúng cách để tránh tai nạn cũng như đảm bảo chất lượng. Đây được coi là mục đích gián tiếp của công tác NDT.
Mục đích trực tiếp của NDT như tên gọi thử nghiệm không phá hủy của nó chính là hoàn thành các công việc dưới đây mà không làm hư hại, hao tổn vật liệu:
- Phát hiện các khuyết tật có thể xuất hiện trong vật liệu (vết nứt , rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không ngấu, không thấu trong các mối hàn),
- Kiểm tra ăn mòn kim loại, tách lớp của vật liệu composite;
- Do độ cứng của vật liệu;
- Kiểm tra độ ẩm của bê tông;
- Đo bề dày vật liệu, bề dày màng sơn, độ dày lớp mạ;
- Xác định kích thước và định vị cốt thép trong bê tông,….
1.3 Phân loại phương pháp thử nghiệm
Ta có 2 nhóm phương pháp được phân loại dựa trên khả năng phát hiện khuyết tật, cụ thể như sau:
- Nhóm 1 – Nhóm phương pháp có khả năng phát hiện khuyết tật trên bề mặt và gần bề mặt: kiểm tra bằng mắt, NDT bằng thẩm thấu chất lỏng, NDT bằng hạt từ, NDT bằng dòng điện xoáy.
- Nhóm 2 – Nhóm phương pháp có khả năng phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong và cả trên bề mặt vật liệu kiểm tra: NDT bằng chụp ảnh bức xạ, NDT bằng siêu âm.
2. Những phương pháp NDT phổ biến hiện nay
2.1 Kiểm tra khuyết tật bằng mắt (Visual testing – VT)
Là phương pháp kiểm tra trực quan phổ biến nhất trong việc đánh giá chất lượng mối hàn sau khi chế tạo thi công. Đặc điểm của phương pháp này là phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của người kiểm tra và chỉ có thể phát hiện các khuyết tật bề mặt và các biến đổi hình dạng của sản phẩm sau khi chế tạo, trong quá trình sử dụng.
2.2 Kiểm tra không phá hủy bằng chất thẩm lỏng (Liquid penetrant testing – PT)
Là phương pháp kiểm tra không phá hủy trực tiếp để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt bằng cách sử dụng chất lỏng hóa học có màu, độ nhớt thích hợp.
Phương pháp này có những đặc điểm điểm sau: Chất lỏng thấm vào vật liệu thông qua các khuyết tật trên bề mặt từ đó phát hiện các vết nứt bề mặt, rỗ,…. Được áp dụng thử nghiệm đối với các vật liệu không nhiễm từ và không áp dụng cho những vật liệu có độ xốp cao.
>>> XEM CHI TIẾT: NDT bằng chất thấm lỏng | Thử nghiệm không phá hủy bằng chất thấm lỏng
2.3 Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp bột/hạt từ (Magnetic particle testing – MT)
Là phương pháp kiểm tra không phá hủy dựa trên tính liên tục của các đường sức từ được tạo ra từ giữa hai cực của nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
Đặc điểm ở phương pháp này là có độ nhạy và độ tin cậy cao đối với khuyết tật ở bề mặt vật liệu, mối hàn. Tuy nhiên phương pháp không được dùng cho các vật không nhiễm từ.

>>> ĐỌC THÊM: NDT bằng hạt từ | Quy trình thử nghiệm không phá hủy bằng hạt từ
2.4 Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp siêu âm (Ultrasonic testing – UT)
Là phương pháp kiểm tra không phá hủy sử dụng chùm sóng âm truyền vào vật kiểm tra. Đo cường độ của xung phản hồi khi phát sóng âm vào vật chất thông qua đầu dò. Nhờ đó, Kiểm định viên sẽ xác định hình dạng, kích thước và các vị trí khuyết tật bên trong.
Đặc điểm của phương pháp này là siêu âm kiểm tra độ dày, ăn mòn của vật liệu, các khuyết tật bên trong vật liệu và ứng dụng cho tất cả các vật liệu dạng rắn. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra phụ thuộc khá nhiều vào thiết bị và kinh nghiệm của kiểm định viên siêu âm.
>>> XEM CHI TIẾT: Quy trình thử nghiệm không phá hủy NDT bằng siêu âm
2.5 Kiểm tra không phá hủy bằng chụp ảnh phóng xạ/bức xạ (Radiographic testing – RT)
Chiếu một chùm tia phóng xạ (tia X, tia Gamma) qua vật kiểm tra, hình ảnh khuyết tật bên trong hay trên bề mặt của vật liệu sẽ được ghi nhận trên phim. Khác với những phương pháp kiểm tra không phá hủy khác, chụp ảnh bức xạ còn ứng dụng cho nhiều laoij vật liệu khác nhau mà không cần chuẩn bị gì cả đối với bề mặt vật chất. Kết quả kiểm tra từ phương pháp này là đáng tin cậy, số liệu kiểm tra có thể lưu lại được. Hạn chế của phương pháp là có thể gây nguy hiểm cho cá nhân do việc tiếp xúc gần với bức xạ và việc tiến hành thử nghiệm ở hiện trường có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất của nhà máy.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Quy trình thực hiện NDT chụp ảnh phóng xạ tại Vinacontrol CE HCM
2.6 Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp dòng điện xoáy (Eddy current testing – ET)
Dòng điện xoay chiều chạy qua tạo ra từ trường biến thiên (sơ cấp), đưa vật có dòng điện xoay cần vật liệu cần kiểm tra. Dòng điện xoáy cảm ứng tạo ra từ trường của riêng nó (thứ cấp), có phương ngược với từ trường sơ cấp. Sự tồn tại các bất liên tục, độ dẫn điện, độ thấm từ, độ cứng (xử lý nhiệt)…ảnh hưởng đến độ lớn và của dòng điện xoáy và từ trường thứ cấp.
Phương pháp này giúp kiểm tra khuyết tật bề mặt đường ống; hệ thống trao đổi nhiệt dạng ống chùm; đánh giá được độ dẫn điện; Đo kiểm tra độ ăn mòn, chiều dày lớp phủ.
>>> XEM CỤ THỂ: Thông tin về phương pháp NDT bằng dòng điện xoáy
Trên đây là toàn bộ các thông tin xung quanh hoạt động thử nghiệm không phá hủy và các phương pháp phổ biến mà Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu và nghiên cứu tốt nhất. Mọi yêu cầu thắc mắc liên quan đến dịch vụ thử nghiệm của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí và nhanh nhất.
>>> ĐỌC THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Tin tức liên quan
OKRs là gì? Hướng dẫn cách viết và đánh giá OKR tốt nhất
TOP 3 Dao mổ điện cao tần uy tín và các lưu ý an toàn khi dùng
Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng
Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart
Biểu đồ phân tán trong quản lý chất lượng và 5 Lưu ý quan trọng
ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn