Kiểm định pa lăng điện, pa lăng xích | Chi phí thấp

Pa lăng là thiết bị nâng, dùng để nâng các vật liệu, thiết bị nặng, có tải trọng lớn. Vì thế, theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm định pa lăng là quy định bắt buộc trước khi đưa vào vận hành. Dưới đây Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ giới thiệu đến Quý bạn đọc về hoạt động kiểm định này.

1. Kiểm định pa lăng và phân loại thiết bị

Pa lăng là sản phẩm dùng để kéo, nâng hạ các vật lên cao một cách dễ dàng thông qua dây cáp hoặc xích vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc. Pa lăng là thiết bị chính quyết định tải trọng của máy cẩu, pa lăng có công dụng nâng hạ và lắp đặt máy móc thiết bị, hoạt động được thông qua cơ cấu hoạt động theo tang cuốn hoặc bánh xích.

Hiện nay trên thị trường, có các loại pa lăng phổ biến sau:

– Pa lăng xích kéo tay: được sử dụng phổ biến nhất bởi các tính năng tuyệt vời của sản phẩm như :

  • Tính cơ động . Có thể dùng ở bất cứ nơi nào vì sản phẩm này sử dụng sức người để kéo dây xích
  • Tải trọng nâng lớn : từ 1 – 30 tấn với chiều dài dây xích từ 3 – 15 mét
  • Đa dạng về chủng loại

– Pa lăng xích lắc tay: Sản phẩm có cấu tạo tương đối giống với dòng pa lăng xích kéo tay nhưng người dùng không sử dụng dây xích để kéo mà chỉ dùng cơ cấu lắc tay đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều.

– Pa lăng xích điện: Thiết kế theo dạng cuốn nhả bằng xích qua hệ thống truyền lực động cơ điện và hộp giảm tốc. Bộ phận Puly có cấu tạo hình bánh xích với tính năng kẹp chặt sợi xích theo một chiều nhất định và cuốn nhả xích vào trong dạng túi đựng tiện lợi.

– Pa lăng cáp điện: Sản phẩm có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương đối giống với Pa lăng xích điện nhưng thay vì sử dụng dây xích thì kéo vật bằng dây cáp chắc chắn. Có tang cuốn cáp giống với dòng máy tời điện, dùng động cơ điện và hộp giảm tốc để cuốn nhả cáp qua hệ thống Puly, móc cẩu. Đây là dòng máy được sử dụng phổ biến hiện nay.

Theo đó, thiết bị pa lăng bắt buộc kiểm định trước khi đưa vào vận hành theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. 

kiểm định pa lăng
Kiểm định thiết bị pa lăng là yêu cầu cần thiết của tổ chức, doanh nghiệp

>>> XEM THÊM: Kiểm định máy móc thiết bị | Danh mục kiểm định theo quy định Nhà nước

2. Kiểm định pa lăng là gì?

Kiểm định pa lăng là việc đánh giá, kiểm tra theo quy trình về mức độ an toàn của pa lăng, tình trạng kỹ thuật  dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi đưa vào sử dụng và vận hành.

>>> XEM THÊM: Hiệu chuẩn – Kiểm định cân điện tử | Uy tín – Chi phí thấp

3. Tại sao phải kiểm định pa lăng?

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người khác trong phạm vi làm việc của pa lăng, tránh hư tổn hàng hóa, thiết bị;
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Tuân thủ các quy định do nhà nước ban hành yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Là minh chứng pháp lý cho khách hàng căn cứ giải quyết các vấn đề xung đột trách nhiệm hay giải thích cho đơn vị bảo hiểm.

>>> XEM THÊM: Kiểm định áp kế lò xo – Quy trình thực hiện kiểm định chi tiết

4. Tiêu chuẩn kiểm định an toàn pa lăng

  • QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
  • QTKĐ: 13-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng xích kéo tay;
  • QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện);
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
  • TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
  • TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

>>> XEM THÊM: Danh mục kiểm định thiết bị nâng theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH

5. Quy trình kiểm định an toàn pa lăng

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau trước khi kiểm định:

  • Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của Pa lăng
  • Hồ sơ xuất xưởng, chế tạo.
  • Bản vẽ chế tạo, lắp đặt.
  • Quy trình vận hành và xử lý sự cố
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài;

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;

Bước 4: Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

kiểm định pa lăng
Doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các bước khi kiểm định

>>> XEM THÊM: Kiểm định bàn nâng, sàn nâng | Hỗ trợ, tư vấn tải trọng

6. Tổ chức kiểm định pa lăng uy tín trên cả nước

Vinacontrol CE Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hồ Chí Minh – Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol là đơn vị được Cục An toàn lao động – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Chỉ định số 408/QĐ-ATLĐ.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, giấy kiểm định cấp bởi Vinacontrol CE chi nhánh Hồ Chí Minh được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và hợp pháp theo quy định Nhà nước.

Bên cạnh đó, Vinacontrol CE còn sở hữu hệ thống chi nhánh, văn phòng trên khắp cả nước nên có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí khi thực hiện dịch vụ.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn dịch vụ kiểm định pa lăng vui lòng liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua hotline 1800.646.820, email  vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất.

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5/5 - (47 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *