Xi măng poóc lăng là vật liệu xây dựng bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo quy định và hướng dẫn tại Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 19/2019/TT-BXD. Để hỗ trợ Quý doanh nghiệp thực hiện chứng nhận hợp quy tốt nhất, Vinacontrol CE HCM sẽ cung cấp các nội dung liên quan đến quy trình thủ tục chứng nhận hợp quy xi măng Pooc lăng dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
1.Chứng nhận hợp quy xi măng pooc lăng là gì?
Xi măng poóc lăng thuộc “Nhóm sản phẩm Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông” theo quy định tại QCVN 16:2019/BXD. Như vậy, sản phẩm Xi măng poóc lăng phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
Theo đó chứng nhận hợp quy Xi măng pooc lăng chính là hoạt động cấp chứng nhận hợp quy cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất Xi măng poóc lăng phù hợp với các yêu cầu của QCVN 16:2019/BXD sau khi tổ chức chứng nhận đã thực hiện đánh giá, kiểm tra, xác nhận rằng sản phẩm là đủ điều kiện, chất lượng.
Chứng nhận hợp quy xi măng pooc lăng là thủ tục pháp lý bắt buộc
Đối tượng phải thực hiện chứng nhận
Đối tượng cần thực hiện thủ tục này là: Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu xi măng trong nước & doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực xi măng tại Việt Nam.
Danh sách tài liệu viện dẫn
Danh sách tài liệu viện dẫn cần thiết để áp dụng quy chuẩn cho xi măng, phụ gia của xi măng và bê tông:
- TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng – Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6067:2018, Xi măng poóc lăng bền sun phát – Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 7711:2013, Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát;
- TCVN 7713:2007, Xi măng- Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sun phát;
- TCVN 141:2008, Xi măng poóc lăng – Phương pháp phân tích hóa học;
- TCVN 6016:2011, Xi măng – Phương pháp thử – Xác định cường độ;
- TCVN 8877:2011, Xi măng – Phương pháp thử – Xác định độ nở autoclave;
- TCVN 6017:2015, Xi măng – Phương pháp thử – Xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích;
- TCVN 9807:2013, Thạch cao dùng để sản xuất xi măng;
- TCVN 11833:2017, Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng;
- TCVN 4315:2007, Xỉ hạt lò cao để sản xuất xi măng;
- TCVN 11586:2016, Xỉ hạt lò cao nghiền mịn dùng cho bê tông và vữa;
- TCVN 8265:2009, Xỉ hạt lò cao – Phương pháp phân tích hóa học;
- TCVN 10302:2014, Phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng;
- TCVN 6882:2016, Phụ gia khoáng cho xi măng;
- TCVN 8262:2009, Tro bay – Phương pháp phân tích hóa học;
- TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông;
- TCVN 9339:2012, Bê tông và vữa xây dựng – Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH;
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường | Tư vấn miễn phí
2. Tại sao phải chứng nhận hợp quy xi măng?
Chứng nhận hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu xi măng pooc lăng trước khi đưa sản phẩm của mình ra tiêu thụ.
Ngoài ra, phải kể đến một số lợi ích của việc chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp như:
- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hợp quy và phù hợp tiêu chuẩn đối với hợp chuẩn;
- Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần;
- Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu;
- Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng;
- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường;
- Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước.

3. Các loại xi măng nào cần chứng nhận hợp quy
- Xi măng poóc lăng: xi măng được nghiền từ clinker với một lượng thạch cao nhất định (chiếm từ 4-5%).
- Xi măng poóc lăng hỗn hợp: xi măng Pooclăng hỗn hợp được sản xuất từ việc nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia (lượng phụ gia kể cả thạch cao không quá 40% trong đó phụ gia đầy không quá 20%).
- Xi măng poóc lăng bền sun phát: Xi măng poóc lăng bền sulfat là sản phẩm được nghiền mịn từ clanhke xi măng poóc lăng bền sunfat với lượng thạch cao cần thiết. Có thể sử dụng phụ gia công nghệ nhưng không quá 1% so với khối lượng clanhke.
- Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát: Theo TCVN 7711:2013, Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát là một trong các loại xi măng: Xi măng poóc lăng hỗn hợp hoặc xi măng poóc lăng xỉ lò cao hoặc xi măng đa cấu tử.
4. Phương thức chứng nhận hợp quy xi măng pooc lăng
►Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
►Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001 hoặc tương đương.
►Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
5. Quy trình chứng nhận hợp quy xi măng poóc lăng
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Vinacontrol CE HCM tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận hợp quy
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng và báo giá
Bước 3: Tiến hành đánh giá tại nhà máy sản xuất hoặc tại cảng, kho hàng (nếu là đơn vị nhập khẩu) và thực hiện lấy mẫu về thử nghiệm
Vinacontrol CE HCM sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng
Bước 4: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có, đối với đơn vị sản xuất)
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy xi măng sau khi có kết quả thử nghiệm
Nếu kết quả trên phù hợp với các yêu cầu quy định thì khách hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy.
Bước 6: Hướng dẫn công bố hợp quy xi măng tại Sở Xây dựng
Vinacontrol CE hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố theo quy định pháp luật và hướng dẫn nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng tỉnh/thành phố.
Lưu ý: Vinacontrol CE HCM chỉ chấp nhận chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn hoặc phù hợp tiêu chuẩn khi và chỉ khi tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm có kết quả phù hợp với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật.

✍ Xem thêm: quy trình công bố hợp quy vật liệu xây dựng cho sản phẩm xi măng
Nhận được sự chỉ định từ Bộ Xây dựng theo Quyết định số 148/QĐ-BXD, Vinacontrol CE HCM không chỉ chứng nhận hợp quy xi măng pooc lăng, chúng tôi còn thực hiện chứng nhận hợp quy 6 nhóm Vật liệu xây dựng như gạch đá ốp lát, cát xây dựng, kính xây dựng, gạch đất sét nung, thanh nhôm định hình,… Quý doanh nghiệp có nhu cầu cấp giấy chứng nhận hợp quy các vật liệu xây dựng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.646.820 , email: vncehcm@gmail.com hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ, tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tin tức liên quan
Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi | Hỗ trợ tư vấn thông quan
Dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy Natri Hydroxit công nghiệp theo QCVN 03A:2020/BCT
[DOWNLOAD] Tài liệu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 PDF song ngữ
Tiêu chuẩn ISO 22716 | Giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết