Từ cuối năm 2024, quá trình nhập khẩu kính xây dựng đã có sự thay đổi quan trọng. Cụ thể, việc kiểm tra chất lượng bắt buộc phải thực hiện trực tiếp tại nhà máy sản xuất kính xây dựng, thay vì đánh giá tại cảng như trước đây. Trong bài viết này, hãy cùng Vinacontrol CE HCM tìm hiểu cụ thể về thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất nhé!

Nội Dung Bài Viết
- 1. Thay đổi trong chính sách về thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất 2025
- 2. Quy định về việc dán nhãn khi thực hiện thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất
- 3. Tổng hợp mã HS kính xây dựng nhập khẩu
- 4. Quy định về thuế nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng
- 5. Cần chuẩn bị hồ sơ gì nhập khẩu kính xây dựng?
- 6. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất 2025
- 7. Lưu ý cần biết khi thực hiện thủ tục nhập khẩu kính xây dựng
1. Thay đổi trong chính sách về thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất 2025
Căn cứ theo Thông tư số 10/2024/TT-BXD, kể từ ngày 16/12/2024, các sản phẩm kính xây dựng nhập khẩu (kính nổi, kính phẳng tôi nhiệt, kính màu hấp thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính phủ bức xạ thấp, kính hộp gắn kín cách nhiệt, kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp) BẮT BUỘC phải được chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo phương thức 05 trước khi thông quan.
Cụ thể, từ cuối 2024, hoạt động kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu phải được tiến hành trực tiếp tại nhà máy sản xuất kính xây dựng tại nước ngoài. Nếu kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu và nhà máy đạt tiêu chuẩn, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ hợp quy, có hiệu lực trong 3 năm, cho sản phẩm kính xây dựng nhập khẩu. Đây là chứng từ quan trọng để hoàn tất thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất hiện nay.
Ngoài Thông tư số 10/2024/TT-BXD, việc nhập khẩu kính xây dựng cũng được quy định bởi các văn bản pháp luật sau đây:
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2018: Quy định cụ thể một số điều trong Luật Quản Lý Ngoại Thương.
- Thông tư 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20/04/2018 sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015: Quy định thủ tục Hải quan; Kiểm tra, giám sát Hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng nhập khẩu.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP: Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
Dựa theo những văn bản pháp luật trên, Vinacontrol CE HCM sẽ tóm gọn những điểm chính về thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất hiện nay để quý doanh nghiệp dễ dàng theo dõi:
- Kính xây dựng chưa từng qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
- Kính xây dựng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
- Bắt buộc phải kiểm tra chất lượng kính xây dựng nhập khẩu trực tiếp tại nhà máy sản xuất trước khi thông quan vào Việt Nam.
- Một số loại kính xây dựng được MIỄN kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu như kính nổi quang học 7005.2110.
- Cần xác định chính xác mã HS kính xây dựng nhập khẩu để tính đúng thuế nhập khẩu.

>>> CẬP NHẬT NGAY: Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh mới nhất 2025
2. Quy định về việc dán nhãn khi thực hiện thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất
Kể từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành, việc dán nhãn hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng được giám sát chặt chẽ hơn. Quá trình này giúp cơ quan hành chính dễ dàng quản lý được hàng, xác định xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Sau đây là những quy định cụ thể về việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu kính xây dựng:
2.1 Quy định về nội dung trên nhãn kính xây dựng nhập khẩu
Quy định về nội dung nhãn dán trên kính xây dựng nhập khẩu được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể, nhãn phải thể hiện được những thông tin sau đây:
- Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu kính xây dựng (tên công ty/nhà máy, địa chỉ,…);
- Thông tin của đơn vị nhập khẩu kính xây dựng (tên công ty, địa chỉ,..);
- Thông tin chi tiết của món hàng.
- Xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu.
- Nếu hàng hóa bán lẻ trên thị trường, cần bổ sung thêm thông tin về nhà sản xuất, ngày tháng sản xuất, định lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, cảnh báo an toàn.
Thông tin trên nhãn cần được trình bày song ngữ, đảm bảo tính chính xác, dễ hiểu. Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng, nếu gặp phải luồng đỏ, hải quan sẽ rất chú trọng đến nội dung in trên nhãn.
>>> ĐỌC THÊM: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát năm 2025
2.2 Vị trí dán nhãn khi nhập khẩu kính xây dựng
Nhãn hàng hóa cần được dán ở những vị trí dễ quan sát, chẳng hạn như trên thùng carton, kiện gỗ, bao bì sản phẩm,… Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng tại Hải quan.
2.3 Có bắt buộc phải dán nhãn khi nhập khẩu kính xây dựng không?
Việc dán nhãn hàng hóa là quy định bắt buộc đối với sản phẩm kính xây dựng nhập khẩu. Nếu không thực hiện, đơn vị nhập khẩu sẽ phải đối mặt với các rủi ro sau:
- Phạt tiền lên tới 60.000.000 VNĐ theo quy định tại Điều 22 – Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Bị bác bỏ chứng nhận C/O dẫn đến không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
- Dễ gặp tình trạng thất lạc hàng hóa do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

3. Tổng hợp mã HS kính xây dựng nhập khẩu
Mã HS (Harmonized System) là dãy số riêng biệt của mỗi loại hàng hóa. Dãy số này gồm 6 số đầu tiên giống nhau trên toàn thế giới và một số đuôi khác biệt giữa các quốc gia. Việc xác định đúng mã HS giúp quá trình làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng được nhanh chóng, giao hàng kịp tiến độ, tính đúng thuế, tránh bị phạt thuế và các hình phạt hành chính (quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP).
Sau đây, Vinacontrol CE HCM sẽ tổng hợp đến bạn mã HS kính xây dựng:
Loại kính | Mã HS | Thuế nhập khẩu ưu đãi (%) |
Kính nối | 7005 29 90 | 40 |
Kính phẳng tôi nhiệt | 7007 19 90 | 15 |
Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp | 7007 29 90 | 15 |
Kính hộp gắn kín cách nhiệt | 7008 00 00 | 25 |
Bảng trên có cung cấp thông tin về thuế nhập khẩu của kính xây dựng, từ 15 – 40% tùy loại. Bên cạnh đó, nhóm hàng hóa này cũng chịu thuế GTGT là 10%. Nếu kính xây dựng được nhập khẩu ở các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam, nhà nhập khẩu cần yêu cầu đơn vị sản xuất cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
4. Quy định về thuế nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà đơn vị nhập khẩu phải thực hiện khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng vào Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và thuế VAT nhập khẩu. Cách tính của từng loại thuế cụ thể như sau:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % Thuế suất
- Thuế VAT nhập khẩu = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % Thuế suất GTGT
Lưu ý:
- Trị giá CIF được xác định bằng tổng của tất cả chi phí vận chuyển hàng về cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu với giá trị xuất xưởng của hàng hóa.
- Nếu nhập khẩu kính xây dựng từ các nước có ký kết Hiệp Định Thương Mại với Việt Nam như Nhật Bản, Chi Lê, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… doanh nghiệp xin nhà máy cung cấp chứng nhận C/O hàng hóa để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

>>> XEM THÊM: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài theo Thông tư 10/2024/TT-BXD
5. Cần chuẩn bị hồ sơ gì nhập khẩu kính xây dựng?
Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn chi tiết các loại hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng. Cụ thể, doanh nghiệp cần chuẩn bị: Tờ khai hải quan; Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn (Bill of Lading); Danh sách đóng gói (Packing list); Hợp đồng mua bán (Sale Contract); Hồ sơ kiểm tra chất lượng; Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin); Catalog sản phẩm.
6. Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất 2025
6.1 Kiểm tra chất lượng kính xây dựng nhập khẩu theo Thông tư 10/2024/TT-BXD
Theo Thông tư 10/2024/TT-BXD, từ 16/12/2024, doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng kính xây dựng tại nhà máy sản xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.
Bước 1: Liên hệ với Tổ chức chứng nhận có năng lực kiểm tra chất lượng kính xây dựng nhập khẩu được Bộ Xây Dựng chỉ định
Theo cập nhật mới nhất, chỉ có một vài Tổ chức chứng nhận tại Việt Nam được Bộ Xây Dựng cấp phép kiểm tra chất lượng kính xây dựng nhập khẩu (chứng nhận hợp quy theo phương thức 05) theo Thông tư 10/2024/TT-BXD. Vinacontrol CE HCM tự hào là một trong số ít đơn vị có năng lực thực hiện dịch vụ này. Chúng tôi cung cấp dịch vụ:
- Kiểm tra chất lượng kính nổi nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng kính phẳng tôi nhiệt nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng kính màu hấp thụ nhiệt nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng kính phủ phản quang nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng kính phủ bức xạ thấp nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng kính hộp gắn kín cách nhiệt nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp nhập khẩu.
Doanh nghiệp có nhu cầu chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo phương thức 05 tại nhà máy để làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất, vui lòng liên hệ đến Vinacontrol CE HCM để được tư vấn và báo giá dịch vụ!
Bước 2: Chứng nhận hợp quy kính xây dựng nhập khẩu theo phương thức 05
Chuyên gia chứng nhận của Vinacontrol CE HCM sẽ đến trực tiếp nhà máy sản xuất kính xây dựng tại nước ngoài để tiến hành lấy mẫu thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm.
Bước 3: Tổ chức chứng nhận trả kết quả kiểm tra
Nếu kết quả đánh giá đạt theo các yêu cầu về an toàn, Vinacontrol CE HCM sẽ cấp chứng chỉ hợp quy cho sản phẩm kính xây dựng nhập khẩu. Đây là hồ sơ quan trọng để doanh nghiệp nhập khẩu khai báo Tờ khai Hải quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa tại cảng.

6.2 Khai báo Tờ khai Hải quan đối với sản phẩm kính xây dựng nhập khẩu
Sau khi đã chuẩn bị đủ các hồ sơ quan trọng và có kết quả kiểm tra chất lượng kính xây dựng nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành khai báo Tờ khai Hải quan trên cổng thông tin điện tử của Hải quan càng sớm càng tốt. Trong vòng 30 ngày khi hàng hóa đến cửa khẩu mà vẫn chưa khai báo Tờ khai Hải quan, đơn vị nhập khẩu sẽ bị phía Hải quan phạt hành chính.
6.3 Thực hiện mở Tờ khai Hải quan cho kính xây dựng nhập khẩu
Cổng thông tin điện tử của Hải quan sẽ trả về doanh nghiệp Tờ khai Hải quan cùng với kết quả phân luồng. Doanh nghiệp nhập khẩu in Tờ khai Hải quan, mang xuống Chi cục Hải quan để làm thủ tục mở Tờ khai. Quy trình mở Tờ khai sẽ có sự khác nhau dựa theo kết quả phân luồng.
Việc mở Tờ khai Hải quan cần thực hiện chậm nhất trong vòng 15 ngày sau khi khai báo Tờ khai. Nếu vượt quá thời gian trên, Tờ khai Hải quan sẽ bị hủy và doanh nghiệp phải chịu mức phạt từ phía Hải quan.
6.4 Thông quan kính xây dựng nhập khẩu
Hải quan sẽ kiểm tra các hồ sơ, thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mà doanh nghiệp đã chuẩn bị. Nếu đã nộp đủ giấy tờ, doanh nghiệp tiến hành đóng thuế nhập khẩu và mag hàng hóa về lưu kho. Trong trường hợp giấy tờ còn thiếu, đơn vị nhập khẩu cần nhanh chóng bổ sung theo yêu cầu từ phía Hải quan.

7. Lưu ý cần biết khi thực hiện thủ tục nhập khẩu kính xây dựng
Sau đây là những lưu ý quan trọng khi doanh nghiệp nhập khẩu kính xây dựng:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ đối với đơn vị nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng;
- Bắt buộc phải kiểm tra chất lượng kính xây dựng nhập khẩu trước khi làm thủ tục. Kính đạt tiêu chuẩn, có chứng nhận hợp quy mới được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam;
- Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ quan trọng để doanh nghiệp hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệ;
- Các chứng từ gốc cần phải chuẩn bị và lưu trữ cẩn thận trước khi làm thủ tục. Tránh tình trạng lưu kho, lưu bãi hàng hóa.
Vừa rồi, Vinacontrol CE HCM đã giới thiệu đến quý bạn đọc thông tin về thủ tục nhập khẩu kính xây dựng mới nhất 2025. Nếu quý vị đang tìm đơn vị kiểm tra chất lượng kính xây dựng nhập khẩu theo Thông tư 10/2024/TT-BXD, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để nhận được báo giá ưu đãi nhất!
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Thủ tục nhập khẩu thang máy | Quy trình chi tiết
- Thủ tục nhập khẩu sơn tường | Hướng dẫn chi tiết hồ sơ & thủ tục
Tin tức liên quan
Kiểm Kê Khí Nhà Kính – Quy Định, Thủ Tục, Quy Trình Chi Tiết
PEFC là gì? Tầm quan trọng của chứng nhận rừng bền vững
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài theo Thông tư 10/2024/TT-BXD
Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh mới nhất 2025
Báo cáo CBAM là gì? Cách chuẩn bị báo cáo CBAM chuẩn EU
Báo Cáo CO2 Là Gì? Tầm Quan Trọng, Quy Trình Thực Hiện