Cân điện tử được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác khau vì độ chính xác của chúng. Qua thời gian sử dụng thiết bị cân điện tử có thể sai số, vì vậy doanh nghiệp cần kiểm định cân điện tử để thiết bị hoạt động chính xác. Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh theo dõi qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
1. Kiểm định cân điện tử
Cân điện tử là thiết bị sử dụng mạch điện tử và cảm biến lực để xác định trọng lượng của vật hoặc người đang trên cân. Việc xác định đúng trọng lượng rất quan trọng, qua thời gian sử dụng do tác động của môi trường bên ngoài rất có thể làm sai số của cân. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm định cân điện tử định kỳ để thiết bị hoạt động chính xác.
Kiểm định cân điện tử là quá trình đánh giá, xác nhận thiết bị cân điện tử phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường. Nhằm đảm bảo cân điện tử đưa ra kết quả chính xác trong quá trình sử dụng.

>>> XEM THÊM: Kiểm định/ Hiệu chuẩn thiết bị đo lường
2. Quy trình kiểm định cân điện tử
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Khi kiểm tra bên ngoài cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Cân phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết;
- Bộ phân chỉ thị cân phải đảm bảo rõ ràng và đọc được chính xác.
- Cân phải có nhãn hiệu ghi tối thiểu các thông tin sau:
- Ký hiệu cân hoặc cơ sở sản xuất;
- Số cân;
- Mức cân lớn nhất (Max);
- Giá trị độ chia kiểm;
- Cấp chính xác;
- Giá trị độ chia.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Bộ phận tiếp nhận tải của cân phải cứng vững và không bị vướng bởi các bộ phận khác của cân.
- Cân phải có vị trí niêm phong đảm bảo ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.
- Đối với cân phải sử dụng bộ quả cân đi kèm, bộ quả cân này phải có cấp chính xác phù hợp với cân và có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực.
- Gia tải khởi động 3 lần, mức tải khởi động tương đương (80~100)%Max. Trong quá trình tải khởi động, cân phải hoạt động bình thường.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
- Kiểm tra độ động.
- Kiểm tra sai số điểm “0”.
- Kiểm tra độ lệch tâm.
- Kiểm tra độ lặp lại.
- Kiểm tra độ đúng.
Bước 4: Xử lý kết quả
Cân điện tử sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định cho thiết bị cân điện tử.
Trong trường hợp cân điện tử khi thực hiện không đạt thì không cấp chứng chỉ kiểm định cân điện tử và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
Lưu ý: Thời gian kiểm định của cân điện tử là 12 tháng

>>> XEM THÊM: Kiểm định van an toàn | Chi phí thấp – Hỗ trợ toàn quốc
3. Điều kiện kiểm định cân điện tử
Khi tiến hành kiểm định, bạn cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Nơi thực hiện kiểm định phải khô ráo, sạch sẽ, đủ ánh sáng, nhiệt độ nằm trong khoảng nhiệt độ làm việc được nhà sản xuất cân quy định, Biến động nhiệt độ cần nằm trong giới hạn ± 2°C đối với cân phân tích và ± 5°C đối với cân kỹ thuật.
- Đảm đảm tác động bên ngoài như gió, nhiệt, điện từ trường, điện áp lưới,.. không làm sai lệch kết quả kiểm định.
- Bàn cân phải vững chắc, đảm bảo cân không bị ảnh hưởng bởi các nguồn rung.
4. Phân biệt kiểm định cân điện tử và hiệu chuẩn cân điện tử
Về mặt kỹ thuật, cả hiệu chuẩn và kiểm định đều liên quan đến việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật đo lường.
Sự khác biệt nằm ở việc kiểm định là một quy trình bắt buộc phải tuân theo theo yêu cầu pháp lý, trong khi hiệu chuẩn là một quy trình tự nguyện.

Trên đây là toàn bộ thông tin về kiểm định cân điện tử. Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua Hotline 1800.646.820 hoặc email: vncehcm@vnce.com.vn để nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên viên.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Kiểm định thiết bị nâng – Danh mục thiết bị cần kiểm định theo BLĐTBXH
- Kiểm định thiết bị áp lực theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH
Tin tức liên quan
Chứng nhận hợp quy bình chịu áp lực | Vinacontrol CE HCM
Kiểm định phòng sạch | Các quy định trong hoạt động này
Kiểm định thiết bị nâng – Danh mục thiết bị cần kiểm định theo Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
Chứng nhận máy hàn điện theo QCVN 03:2011/BLĐTBXH
Kiểm định bồn chứa hóa chất – Xăng dầu
Kiểm định cần bơm bê tông | Kiểm định Vinacontrol