Vữa là thành phần không thể thiếu trong ngành xây dựng. Vì thế, để đảm bảo chất lượng sản phẩm vữa xây dựng, gia tăng khả năng trúng thầu, Quý doanh nghiệp nên chứng nhận vữa xây dựng. Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu các thông tin về dịch vụ này!
Nội Dung Bài Viết
1. Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng là hoạt động đánh giá quy trình sản xuất, lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm qua đó đánh giá, xem xét tính phù hợp của chất lượng, tình trạng cấu trúc vữa xây dựng với các yêu cầu tại tiêu chuẩn TCVN 4314:2003.
Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động không bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện, tuy nhiên trên thực tế đây được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc chứng minh chất lượng sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu, thỏa mãn đối tác, khách hàng.
► Các loại vữa xây dựng cần chứng nhận hợp chuẩn:
- Vữa tươi (hỗn hợp vữa) (fresh mortar) theo TCVN 3121:2003 (phần 3,6,8,9) : là hỗn hợp của một hoặc nhiều chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ và nước, có thể hoặc không có phụ gia;
- Vữa khô trộn sẵn (premixed dry mortar) theo TCVN 9204:2012: là hỗn hợp của một hoặc nhiều chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ, có hoặc không có phụ gia, được trộn sẵn ở trạng thái khô tại các cơ sở sản xuất;
- Vữa đóng rắn (hardened mortar) theo TCVN 3121:2003 (phần 10,11,12,17,18): là trạng thái đã đóng rắn của vữa tươi.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Chứng nhận chất lượng keo dán gạch | Quy trình và thủ tục
►Phạm vi áp dụng:
- Tiêu chuẩn TCVN 4314:2003 áp dụng cho vữa sử dụng chất kết dính vô cơ, dùng để xây và hoàn thiện các công trình xây dựng.
- Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại vữa đặc biệt, như: vữa chịu axit, vữa chống phóng xạ, vữa xi măng – polyme, vữa không co ngót, …

2. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận chất lượng vữa xây dựng
Dưới đây là những lợi ích khi đơn vị sản xuất chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng theo TCVN 4314:2003:
- Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn và các điều kiện của khách hàng về sản phẩm vữa xây dựng;
- Tiết kiệm chi phí do giảm thiểu được các sản phẩm lỗi, bị hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu.
- Tạo ra cơ hội mở rộng thị trường với chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn và khách hàng, đối tác có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
- Nâng cao hình ảnh, uy tín của tổ chức doanh nghiệp;
- Tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp.

>>> XEM THÊM: Chứng nhận gạch bê tông tự chèn | Thủ tục chi tiết
3. Yêu cầu đối với vật liệu dùng cho vữa xây dựng
- Xi măng có chất lượng tương ứng từng loại theo các tiêu chuẩn: TCVN 6260:1997, TCVN 2682 :1999, TCVN 6067:1995, TCVN 5691:2000 và TCVN 4033:1995;
- Vôi canxi có chất lượng phù hợp với TCVN 2231:1989, trong đó vôi nhuyễn phải có khối lượng thể tích lớn hơn 1400 kg/m3 và phải được lọc qua sàng 2,5 mm. Nếu dùng với bột hydrat phải sàng qua sàng 2,5 mm;
- Đất sét phải là đất sét béo (hàm lượng cát chứa trong đất sét phải nhỏ hơn 5% khối lượng);
- Tùy theo yêu cầu sử dụng, có thể cho phép trộn thêm các phụ gia khoáng, phụ gia hóa học khác để cải thiện tính chất của vữa;
- Nước trộn có chất lượng phù hợp với TCVN 4506:1987;
- Cát có chất lượng phù hợp với TCVN 1770:1986. Có thể sử dụng cát môđun độ nhỏ đến 0,7 để chế tạo vữa có mác nhỏ hơn M7,5.

>>> XEM THÊM: Chứng nhận hố ga bê tông cốt thép | Nâng cao ưu thế cạnh tranh
4. Quy trình chứng nhận chất lượng vữa xây dựng
Bước 1: Đăng ký chứng nhận tại tổ chức chứng nhận
Đơn vị sản xuất đăng ký chứng nhận tại Vinacontrol CE HCM dựa theo mẫu được chuyên viên cung cấp và hướng dẫn điền đầy đủ thông tin chi tiết.
Bước 2: Chuyên gia xem xét trước khi đánh giá
Vinacontrol CE HCM xem xét thông tin, dữ liệu sản phẩm, doanh nghiệp và đưa ra tư vấn cho khách hàng trước khi tiến hành đánh giá.
Bước 3: Đánh giá chứng nhận và thử nghiệm mẫu
Đánh giá chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng theo các phương thức và phương pháp thử phù hợp tại TCVN 4314:2003.
Phương pháp thử cho sản phẩm vữa xây dựng:
- Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất theo TCVN 3121-1:2003;
- Xác định độ lưu động theo TCVN 3121-3:2003;
- Xác định khả năng giữ độ lưu động theo TCVN 3121-8:2003;
- Xác định thời gian bắt đầu đông kết theo TCVN 3121-9:2003;
- Xác định cường độ chịu nén theo TCVN 3121-11:2003;
- Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn theo TCVN 3121-10:2003;
- Xác định khối lượng ion clo trong vữa theo TCVN 3121-17:2003.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận và giám sát định kỳ
- Vinacontrol CE HCM cấp chứng nhận hợp chuẩn cho doanh nghiệp theo TCVN 4314:2003 khi sản phẩm đạt yêu cầu (Giấy chứng nhận hợp chuẩn có hiệu lực trong 03 năm, đánh giá giám sát 02 lần, chu kỳ giám sát không quá 12 tháng/lần);
- Thời gian chứng nhận là 10 ngày không tính thời gian thử nghiệm;
- Chi phí đánh giá thực hiện chứng nhận phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, số lượng sản phẩm mà Vinacontrol CE HCM sẽ báo giá cụ thể, chi tiết, chính xác và miễn phí đến Quý khách hàng;
- Vinacontrol CE HCM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Trên đây là những thông tin về chứng nhận vữa xây dựng, Quý doanh nghiệp có nhu cầu về chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng; vui lòng liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua Hotline miễn phí 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và nhận tư vấn miễn phí, báo giá từ chuyên gia.
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC
- Chứng nhận ống cống bê tông đạt chuẩn TCVN 9113:2012
- Chứng nhận bê tông tươi | Hướng dẫn thủ tục chi tiết
- Chứng nhận Ngói xi măng cát theo Tiêu chuẩn TCVN 1452:1986
Tin tức liên quan
Chứng nhận hợp quy Bệ Xí bệt | Nhanh chóng, tiết kiệm
Chứng nhận hợp quy bồn tiểu nam treo tường theo QCVN 16:2023/BXD
Chứng nhận thiết bị vệ sinh | Hỗ trợ doanh nghiệp toàn quốc
Chứng nhận hợp quy chậu rửa theo QCVN 16:2023/BXD
[UPDATE] Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu
Chứng nhận hợp chuẩn