Để có thể mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm rộng rãi trên toàn cầu, doanh nghiệp cần thiết tìm hiểu và tiến hành các loại chứng nhận phù hợp cho sản phẩm của mình. CE Marking là một trong các loại chứng nhận được áp dụng phổ biến. Chứng nhận CE Marking không chỉ thỏa mãn nhu cầu mở rộng thị trường sản phẩm mà nó còn đem lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển để trở thành một tổ chức đa quốc gia lớn mạnh. Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu về loại chứng nhận này trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Bài Viết
1. Chứng nhận CE Marking
1.1 CE Marking là gì?
CE là từ viết tắt của Conformité Européenne. Tên gọi đầy đủ và chính thức của CE là CE Marking. Khi một sản phẩm có chứng nhận CE Marking thì điều đó cho thấy sản phẩm này có đầy đủ tính hợp pháp và phù hợp với pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU). Theo đó, sản phẩm được phép lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất khẳng định, cam kết chất lượng của sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu pháp lý để có thể đạt tiêu chuẩn CE Marking.
Có thể hiểu đơn giản chứng nhận CE Marking như là một hộ chiếu thương mại của sản phẩm tại thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu vì nguyên nhân không có CE Marking.
1.2 Chứng nhận CE Marking
Giấy chứng nhận CE Marking chỉ ra rằng sản phẩm được chứng nhận đã tuân thủ các quy định pháp luật tại Liên minh Châu Âu – EU và cho phép những sản phẩm này được lưu hành và tiêu thụ tại thị trường Châu Âu.
Với chứng nhận CE Marking, doanh nghiệp sẽ tiếp cận tới thị trường Châu Âu gồm 500 triệu khách hàng tiềm năng và dễ dàng di chuyển giữa các nước Châu Âu. Ký hiệu CE được quy định bắt buộc phải có trên các sản phẩm được xuất khẩu và tiêu dùng tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu.
1.3 Thông tin cần có trên giấy chứng nhận CE
Tùy thuộc vào từng quốc gia và đơn vị mà chứng nhận CE Marking có các cách trình bày khác nhau. Tuy nhiên, một tờ giấy chứng nhận vẫn phải đảm bảo có đủ những nội dung gồm:
- Đơn vị đăng ký;
- Địa chỉ của đơn vị đăng ký;
- Tên sản phẩm chứng nhận;
- Số mẫu;
- Báo cáo kiểm tra- Ngày cấp;
- Những tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm;
- Kết luận;
- Dấu CE.
1.4 Đối tượng áp dụng chứng nhận CE Marking
Các quốc gia yêu cầu bắt buộc phải có dấu CE sẽ là những đối tượng áp dụng chứng nhận CE, có thể kể đến như:
- Các nước trong khối Liên minh Châu Âu – EU
- Các nước thuộc Hiệp hội thương mại Tự do (EFTA) như Iceland , Nauy, Liechtenstein, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ,….
Ngoài ra, những tổ chức hoạt động sản xuất những sản phẩm yêu cầu phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu cũng là đối tượng áp dụng chứng nhận CE. Tuy nhiên cần lưu ý một số mặt hàng không cần thiết chứng nhận CE như hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm.

>>> XEM THÊM: Chứng nhận JAS Marking – Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản
2. Nguyên tắc chung của CE Marking
- Dấu CE phải được gắn bởi nhà sản xuất hoặc người đại diện
- pháp lý của nhà sản xuất;
- Dấu CE được gắn trên các sản phẩm và việc gắn dấu được tuân theo quy định riêng của Hội đồng pháp luật và sản phẩm được gắn dấu không được đính kèm theo sản phẩm khác;
- Bằng việc gắn dấu CE, nhà sản xuất thể hiện trách nhiệm của mình khi tuân thủ, thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành.
>>> XEM THÊM: Chứng nhận CARB – California Air Resources Board
3. Công dụng của dấu CE và lợi ích cho doanh nghiệp
Dấu CE được sử dụng cho sản phẩm phù hợp theo tiêu chuẩn Châu Âu. Dấu CE thể hiện sản phẩm đáp ứng:
- Yêu cầu của các chỉ thị liên quan về sản phẩm của Châu Âu;
- Yêu cầu của tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất được công nhận có liên quan của Châu Âu;
- Phù hợp với mục đích của nó và sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản.
Dấu CE là giấy thông hành cho sản phẩm đến thị trường Châu Âu, không chỉ vậy dấu CE còn thể hiện chất lượng của sản phẩm từ đó doanh nghiệp đạt các lợi ích sau:
- Nâng cao thương hiệu, uy tín, tính cạnh tranh, vị thế của sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung, tăng năng lực xuất khẩu.
- Với chứng nhận CE, doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng từ các khách hàng, đối tác từ đó tăng lợi nhuận cho tổ chức.
- Chứng nhận CE giúp sản phẩm thể hiện đầy đủ tính hợp pháp.
- Giúp doanh nghiệp hạn chế được việc hàng hóa có vi phạm, từ đó giảm thiểu các rủi ro sản phẩm bị thu hồi tại thị trường Châu Âu bởi các cơ quan Hải quan.

4. Danh sách sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận
Danh sách sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận CE Marking cùng mã số CE doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
STT | Tên sản phẩm | Mã số CE |
1 | Thiết bị y tế cấy dưới da | 90/385/EEC |
2 | Thiết bị năng lượng khí đốt | 2009/142/Ec |
3 | Cáp chuyên chở con người | 2000/9/EC |
4 | Thiết bị điện và điện tử | 2014/30/EU |
5 | Chất nổ dân dụng | 93/15/EEC |
6 | Nồi hơi nước nóng | 92/42/EEC |
7 | Thùng để đóng gói | 94/62/EC |
8 | Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm | 98/79/EC |
9 | Thang máy | 2014/33/EU |
10 | Điện áp thấp | 2014/35/EU |
11 | Máy móc công nghiệp | 2006/42/EC |
12 | Dụng cụ đo | 2004/22/EC |
13 | Thiết bị y tế | 93/42/EEC |
14 | Thiết bị áp lực đơn | 2014/29/EU |
15 | Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ | 94/9/EC |
16 | Dụng cụ cân không tự động | 2009/23/EC |
17 | Thiết bị bảo vệ cá nhân | 89/686/EEC |
18 | Thiết bị áp lực | 2014/68/EU |
19 | Pháo hoa | 2007/23/EC |
20 | Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây | 2014/53/EU |
21 | Du thuyền | 94/25/EC |
22 | Đồ chơi an toàn | 2009/48/EC |
23 | Vật liệu xây dựng | EU No 305/201 |
5. Hồ sơ và quy trình cấp chứng nhận CE Marking
Đầu tiên doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận CE Marking như sau:
- Giấy yêu cầu chứng nhận;
- Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp;
- Các tài liệu giới thiệu được đặc tính kỹ thuật của sản phẩm;
- Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng;
- Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm;
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận.
Việc đánh giá tiêu chuẩn CE rất khắt khe, dựa trên nhiều yếu tố và phải được chứng nhận bởi các cơ quan, tổ chức đánh giá, chứng nhận hợp pháp đã được chỉ định và cấp phép. Theo đó, Quý doanh nghiệp cần nắm rõ sơ bộ quy trình chứng nhận như sau để có thể hoàn thiện thủ tục thông thuận, hiệu quả nhất.
Bước 1: Xác định mục đích của sản phẩm.
Bước 2: Xác định các chỉ thị, quy định hiện hành về chứng nhận CE Marking.
Bước 3: Xác định các yêu cầu thiết yếu có liên quan từ các chỉ thị, quy định CE hiện hành.
Bước 4: Xác định các tiêu chuẩn Châu Âu hiện hành.
Bước 5: Xác định các yêu cầu của các tiêu chuẩn Châu Âu áp dụng cho sản phẩm.
Bước 6: Tiến hành và lập hồ sơ đánh giá sự phù hợp dựa trên các yêu cầu thiết yếu và các yêu cầu từ tiêu chuẩn.
Bước 7: Cung cấp cho người dùng thông tin cần thiết để sử dụng sản phẩm an toàn.
Bước 8: Đảm bảo tính nhất quán của sản xuất và chứng minh được mẫu đánh giá, quá trình sản xuất là giống hệt nhau.
Bước 9: Lưu trữ hồ sơ.
Bước 10: Tiến hành gắn dấu CE.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng chỉ và hoạt động chứng nhận CE Marking cho sản phẩm. Hy vọng qua đây, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh đã giúp Quý doanh nghiệp và bạn đọc có góc nhìn bao quát chi tiết nhất để có thể tiến hành chứng nhận CE thuận lợi nhất. Mọi yêu cầu cần hỗ trợ về dịch vụ của Vinacontrol CE HCM, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline miễn cước 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Tin tức liên quan
Chứng nhận JAS Marking – Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản
Chứng nhận FSC FM/CoC/CW
Chứng nhận CARB – California Air Resources Board
Chứng nhận PEFC – Programme for the Endorsement of Forest Certification