PQC là gì? 11 Yêu cầu để trở thành một nhân viên PQC giỏi

Trong các nhà máy, xưởng và doanh nghiệp sản xuất, PQC là một trong những vị trí then chốt. Vậy PQC là gì? Các tiêu chí để trở thành 1 nhân viên PQC là gì? Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu thông tin chi tiết về TQM trong bài viết dưới dây.

1. Tổng quan về bộ phận PQC trong Doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu tiêu chí trở thành nhân viên PQC là gì, cùng khám phá về công việc PQC là gì. Hiểu rõ về công việc của bộ phận PQC, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tuyển chọn nhân viên đáp ứng yêu cầu khắt khe vị trí này.

1.1. PQC là gì?

PQC (Process Quality Control hay kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất) là bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. PQC là vị trí quan trọng trong các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

PQC là một trong ba bộ phận chịu trách nhiệm quản lý chất lượng (QC) trong Doanh nghiệp. Công tác PQC liên kết chặt chẽ với IQC (Input Quality Control – Kiểm soát chất lượng đầu vào) và OQC (Output Quality Control – Kiểm soát chất lượng đầu ra). Cả ba bộ phận cùng kết hợp để đảm bảo chất lượng của quy trình/ sản phẩm.

pqc là gì
PQC là gì?

>>> XEM THÊM: Khóa đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 45001

1.2. Chức năng của PQC trong Doanh nghiệp

PQC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bộ phận PQC là gì?

  • Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng cho tổ chức:

PQC đảm bảo rằng nhà máy có các quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm được thiết kế và thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Quy trình này bao gồm việc đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng, xác định phương pháp kiểm tra và đo lường, các chỉ số chất lượng quan trọng. 

Mọi nhân viên đều phải tuân thủ quy trình kể trên. Đồng thời, cần thực hiện cải tiến liên tục các tiêu chuẩn mới nhằm đảm bảo được tính linh hoạt.

>>> ĐỌC THÊM: 20+ Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo loại hình, lĩnh vực, bộ phận

  • Kiểm tra, giám sát các công đoạn trong quy trình sản xuất:

PQC thực hiện kiểm tra và giám sát các công đoạn trong quy trình sản xuất để đảm bảo rằng các quy trình này đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã định sẵn. Nếu phát hiện bất kỳ sự cố hoặc vi phạm chất lượng nào trong quy trình sản xuất, PQC sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý hoặc báo cáo các bên có liên quan.

>>> XEM NGAY: 15 Lý do nghỉ việc thuyết phục [kèm mẫu] cùng các gợi ý chi tiết

  • Phản hồi lại các vấn đề về chất lượng với bộ phận IQC – Kiểm soát chất lượng đầu vào:

Process Quality Control làm việc chặt chẽ với bộ phận IQC để thông báo và giải quyết các vấn đề về chất lượng của nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào. Thông qua kiểm tra liên tục, PQC dễ dàng xác định các vấn đề về chất lượng ở khâu đầu vào, từ đó cung cấp thông tin lại cho IQC nhằm mục đích cải thiện.

  • Phân loại các bán thành phẩm chưa đạt yêu cầu và đề nghị sửa chữa

Ngoài việc đánh giá chất lượng tổng thể của nguyên vật liệu, bộ phận PQC sẽ phân loại các chi tiết, bộ phận và sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó, PQC sẽ yêu cầu các cá nhân hoặc bộ phận liên quan điều chỉnh và khắc phục sản phẩm, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

pqc là gì
Bộ phận PQC kiểm tra các quy trình sản xuất

>>> ĐỌC THÊM BÀI VIẾT: TQM là gì? Khó khăn khi triển khai quản lý chất lượng toàn diện ở Doanh nghiệp

2. Nhân viên PQC là gì?

Nhân viên PQC là người thực hiện công việc kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất. PQC là vị trí quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, động cơ, dệt may, thực phẩm…

Vị trí PQC có thể thực hiện việc kiểm tra thông qua các thiết bị hỗ trợ như đồng hồ, thước cặp… và ghi chép lại tất cả các kết quả thử nghiệm. Nếu phát hiện ra lỗi, nhân viên Process Quality Control sẽ thông báo đến người chịu trách nhiệm nhằm can thiệp kịp thời.

pqc là gì
Nhân viên PQC là gì?

>>> ĐỌC NGAY: WBS là gì? 5 Gợi ý giúp phân chia cấu trúc công việc hiệu quả 

3. Mô tả công việc của nhân viên PQC trong Doanh nghiệp

Là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất, PQC cũng thực hiện các nhiệm vụ, công việc sau:

Công việc

Mô tả

Xây dựng quy trình tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng

  • Đưa ra các ý tưởng về quy trình đánh giá, kiểm soát chất lượng chuẩn cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện điều chỉnh các bước kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất dựa trên bộ tiêu chuẩn mới.

Theo dõi quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản xuất

  • Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn làm việc của công nhân.
  • Kịp thời phát hiện lỗi dây chuyền sản xuất và đưa ra giải pháp điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế.
  • Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kịp thời thông báo cho IQC nếu vật tư không đạt chuẩn.
  • Kiểm tra và sàng lọc các chi tiết, bán thành phẩm, bộ phận không đạt yêu cầu để công nhân chỉnh sửa.

Tiếp nhận các yêu cầu đồng thời giải quyết khiếu nại từ khách hàng

  • Tiếp nhận các yêu cầu từ khách hàng liên kết với các bộ phận sản xuất để tiến hành điều chỉnh sản phẩm.
  • Đánh giá lại quy trình sản xuất nhằm phát hiện tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Đề xuất giải pháp xử lý nhanh và hiệu quả các khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Báo cáo và đề xuất giải pháp

  • Báo cáo cho cấp quản lý các vấn đề trong quá trình kiểm soát chất lượng.
  • Ghi chép dữ liệu kiểm tra và thực hiện lưu trữ theo quy định
  • Đề xuất giải pháp khắc phục lỗi quy trình.

Các công việc liên quan đến đào tạo, phát triển sản phẩm

  • Thực hiện đào tạo chuyên môn cho nhân viên mới
  • Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ hoặc tiêu chuẩn mới
  • Tham gia chặt chẽ vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm

>>> ĐỌC TIẾP: TOP 7 Công cụ quản lý chất lượng (7QC-Tools) hiệu quả nhất 2023

4. Những yêu cầu đối với vị trí PQC là gì?

Nhân viên PQC là người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo sản phẩm được sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Vậy những yêu cầu đối với vị trí PQC là gì?

pqc là gì
Các tiêu chí cần đáp ứng đối với nhân viên TQC là gì?

4.1 Về trình độ

Nhân viên Process Quality Control cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể về trình độ, bao gồm:

  • Tốt nghiệp trung cấp trở lên các chuyên ngành chế biến, kỹ thuật,…  (ưu tiên các ứng viên được đào tạo về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp)
  • Có kiến thức chuyên môn vững về quản trị chất lượng
  • Từng có kinh nghiệm làm việc tại vị trí nhân viên PQC, QC, QA

>>> XEM THÊM: 2 Phút hiểu hết về Biểu đồ Histogram trong quản lý chất lượng

4.2 Về kỹ năng

Ngoài đáp ứng tiêu chí về trình độ, nhân viên PQC còn cần sở hữu các kỹ năng dưới đây nhằm đảm nhận tốt công tác kiểm soát chất lượng. Các kỹ năng cần thiết bao gồm: 

  • Kỹ năng theo dõi, giám sát:

Nhiệm vụ chính của PQC là đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng. Kỹ năng giám sát tốt giúp PQC nhanh chóng phát hiện các vấn đề và lỗi trong sản phẩm, từ đó có thể thực hiện các biện pháp hợp lý để khắc phục và cải thiện chất lượng.

  • Kỹ năng tổ chức, quản lý:

Nhân viên PQC nên biết sắp xếp và tổ chức công việc theo thứ tự ưu tiên và quy trình đã được thiết lập. Họ cần lập lịch làm việc, xác định các nhiệm vụ và phân bổ thời gian hợp lý để đảm bảo tiến độ công việc và đạt được mục tiêu chất lượng. Họ cũng cần biết cách quản lý thông tin liên quan đến quy trình kiểm soát chất lượng. 

  • Kỹ năng xử lý tình huống:

Quá trình kiểm soát quy trình có thể phát sinh lỗi, tình huống bất ngờ. Nhân viên PQC cần nhanh chóng nắm bắt tình huống, kịp thời tìm hiểu nguyên nhân, phân tích thông tin, tác động và ưu tiên các hành động cần thực hiện.  Điều đó đòi hỏi nhân viên PQC  phải cần linh hoạt và sáng tạo trong quá trình làm việc.

  • Khả năng sử dụng, ứng dụng phần mềm trong công việc:

PQC cần thực hiện nhập liệu, tạo báo cáo, lập kế hoạch và theo dõi và phân tích các dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất. Do đó, kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm và công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng là vô cùng quan trọng đối với PQC

  • Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm:

PQC là vị trí trung gian, cần phối hợp nhịp nhàng với IQC và OQC đảm bảo sản xuất sản phẩm chất lượng. Do đó, nhân viên PQC cần có khả năng hợp tác và giao tiếp tốt với đồng nghiệp. Họ cần biết lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung về chất lượng.

>>> ĐỌC THÊM: Mô hình SMART và 4 nhược điểm khi thiết lập mục tiêu SMART

4.3 Về thái độ

Không chỉ có kỹ năng và trình độ cần thiết, nhân viên PQC cần có thái độ tích cực và chuyên nghiệp khi thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm. Họ cần phải có các yêu cầu cụ thể sau:

  • Tinh thần trách nhiệm với công việc
  • Nghiêm túc tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy trình, quy định
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý tiểu tiết

>>> XEM NGAY: Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng

5. Mức lương hiện nay của vị trí PQC

Mức lương của vị trí kiểm soát chất lượng (PQC) phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Mức lương trung bình của nhân viên PQC trên thị trường hiện nay khoảng 8 triệu – 10 triệu VNĐ/tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực PQC, mức lương có thể lên tới 20 triệu VNĐ/tháng. Với các vị trí quản lý cấp cao như trưởng phòng, lương có thể lên đến 90 triệu VNĐ

process quality control
Mức lương của PQC hiện tại là bao nhiêu?

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001: 2015

6. Lời khuyên để trở thành nhân viên PQC giỏi

Để trở thành nhân viên PQC giỏi, bạn không chỉ đáp ứng các yêu cầu kể trên, mà còn hiểu rõ về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm cùng quy trình sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể. Thêm nữa, bạn cần hiểu rõ về tính chất, đặc điểm của vật tư chất lượng. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng phân loại và sàng lọc các vật tư kém chất lượng ra khỏi sản xuất. Ngoài ra, bạn nên áp dụng kỹ năng, kiến thức chuyên môn của mình vào thực tế.

pqc là gì
Nhân viên PQC giỏi phải là 1 chuyên gia trong lĩnh vực thực hiện theo dõi và kiểm soát chất lượng

>>> XEM THÊM: ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn

7. Phân biệt nhân viên PQC với nhân viên QA/QC

Nhân viên PQC (Product Quality Control) và nhân viên QA (Quality Assurance) và QC (Quality Control) đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm trong một tổ chức. Trong đó:

  • Nhân viên QA tập trung vào việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng, thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình, và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình chất lượng.
  • Nhân viên QC kiểm tra, đo lường và kiểm soát các thông số chất lượng của sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định.
  • Nhân viên PQC thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của QA và QC có thể giám sát nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến bán thành phẩm. Họ cũng có tay nghề tốt hơn so với QA và QC
pqc là gì
Sự khác biệt của QA, QC và nhân viên PQC là gì?

Trên đây là toàn bộ các thông tin giải thích PQC là gì và các nhiệm của nhân viên PQC là gì, đồng thời các tiêu chí chọn nhân viên chất lượng. Doanh nghiệp có nhu cầu tham khảo các dịch vụ của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ qua hotline: 1800.646.820 hoặc email: vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (11 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *