MBTI là gì? 16 Loại tính cách MBTI chi tiết và cách ứng dụng

MBTI là công cụ phân loại tính cách được phát triển dựa trên lý thuyết tâm lý của Carl Jung. Hãy cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh theo dõi bài viết này để biết cụ thể MBTI là gì và tìm hiểu 16 loại tính cách MBTI chi tiết và cách ứng dụng chúng trong cuộc sống và công việc.

1. MBTI là gì?

MBTI là gì? MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là một công cụ phân tích và đánh giá tính cách phổ biến dựa trên lý thuyết của Carl Jung. Theo MBTI, mỗi chúng ta sở hữu một đặc điểm tính cách thuộc 16 nhóm tính cách MBTI. Cụ thể, mỗi nhóm tính cách MBTI sẽ tiết lộ sở thích, tính cách, hành vi của một người theo 4 chiều tiêu chí:

  • Hướng ngoại (E – Extravert) và Hướng nội (I – Introvert);
  • Trực quan (S – Sense) và Trực giác (N- Intuition);
  • Suy nghĩ (T – Thinking) và Cảm nhận (F – Feeling);
  • Đánh giá (J – Judge) và Nhận thức (P – Perceiving);

Để kiểm tra MBTI của bản thân, trước tiên, bạn cần làm bài trắc nghiệm MBTI. Các câu trả lời bạn cung cấp sẽ tiết lộ về đặc điểm sở thích, tính cách của bạn. Theo lý thuyết MBTI, những dữ liệu mà bài test khai thác sẽ được phân tích để tiết lộ tính cách của bạn – biểu diễn bởi 4 chữ viết tắt đại diện cho 4 chiều tiêu chí trên.

Lưu ý rằng, sẽ chẳng có nhóm tính cách nào là tốt hay nhóm nào xấu cả. Tất cả các nhóm đều có giá trị bình đẳng với nhau. Chỉ số MBTI không sử dụng để định nghĩa bất cứ cá nhân nào. Thay vào đó, MBTI cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về bản thân, từ đó có các kế hoạch và định hướng phù hợp nhất. 

MBTI là gì
Khi đã hiểu trắc nghiệm MBTI là gì theo lý thuyết, bạn sẽ kết hợp sở thích để xác định loại nhân cách của mình.

>>> ĐỌC THÊM: DISC là gì? Hướng dẫn quản lý nhân sự hiệu quả thông qua phân tích hành vi, tính cách DISC

2. Lịch sử ra đời của kiểm tra MBTI là gì?

Bài kiểm tra MBTI dựa trên lý thuyết về các loại nhân cách của nhà tâm lý học Carl Jung. Được phát triển lần đầu vào những năm 1940, MBTI được nghiên cứu bởi Isabel Briggs Myers và Katharine Cook Briggs – mẹ của bà. Mục đích của bài kiểm tra là giúp mọi người hiểu rõ và sử dụng hiệu quả tính cách của mình trong cuộc sống.

Myers và Briggs đã thử nghiệm bài kiểm tra với bạn bè và gia đình để thu thập dữ liệu, xây dựng các câu hỏi và xác định cách tính điểm cho mỗi câu trả lời. Vào năm 1951, hơn 5.000 sinh viên y khoa ở 45 trường y đã sử dụng MBTI để giúp họ xác định chuyên ngành y khoa phù hợp với tính cách của họ. 

Kể từ đó, bảng câu hỏi đã được sử dụng rộng rãi để giúp mọi người trong và ngoài nơi làm việc tìm hiểu thêm về bản thân và người khác.

mbti là gì
Isabel Briggs Myers (bên trái) và Katharine Cook Briggs (bên phải)

>>> XEM NGAY: 15 Lý do nghỉ việc thuyết phục [kèm mẫu] cùng các gợi ý chi tiết

3. Ý nghĩa của bài kiểm tra MBTI là gì?

Bài kiểm tra MBTI còn là phương pháp được học sinh lẫn sinh viên sử dụng nhiều trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Ngoài ra, MBTI còn hỗ trợ đắc lực để bạn khám phá điểm mạnh bản thân để lựa chọn nghề nghiệp hợp lý.

Bên cạnh đó, MBTI còn là công cụ hữu ích cho các nhà tuyển dụng. Kết quả MBTI có thể giúp HR đánh giá được ưu nhược điểm, xu hướng tính cách, hành vi của ứng viên để đưa ra quyết định tuyển người phù hợp nhất.

mbti-la-gi
MBTI còn được sử dụng nhiều trong việc định hướng nghề nghiệp

4. Mô tả về bài kiểm tra MBTI

Bài kiểm tra MBTI bao gồm một bộ câu hỏi xoay quanh về đặc điểm tính cách, suy nghĩ, hành vi của người tham gia kiểm tra. Tùy thuộc vào đơn vị cung cấp bài test, độ dài ngắn của danh sách câu hỏi sẽ khác nhau. Kết quả của các câu trả lời sẽ xác định người đó thành một trong 16 nhóm tính cách MBTI

Bài kiểm tra nhân cách MBTI dựa trên các lý thuyết MBTI của Carl Jung để phân loại tính cách của một người. Thông qua kết quả kiểm tra MBTI, người đó có thể hiểu rõ hơn về bản thân, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, nghề nghiệp phù hợp và sự tương thích với người khác.

Không có loại tính cách nào là tốt hay xấu hơn cả. Mỗi loại tính cách sẽ mang những ưu, nhược điểm riêng. Bài kiểm tra không phải là để đánh giá hay chỉ trích bất kỳ cá nhân nào. Mục tiêu của trắc nghiệm MBTI chỉ đơn giản là giúp mọi người hiểu hơn về bản thân, từ đó có các điều chỉnh cần thiết cho chính mình mà thôi.

kiểm tra mbti
Những câu hỏi của MBTI đều xoay quanh về đặc điểm tính cách, suy nghĩ, hành vi của người được trả lời

5. Các tiêu chí để đánh giá tính cách MBTI

Các tiêu chí chính để đánh giá và phân loại một người theo MBTI là gì?

  • Xu hướng tính cách tự nhiên

Tiêu chí này cho biết bạn là người có xu hướng hướng nội hoặc hướng ngoại. Người hướng nội thường ít nói, suy nghĩ nhiều và khó mở lòng với người lạ. Người hướng ngoại thường hay nói, vui vẻ, cởi mở và thân thiện với mọi người. 

  • Xu hướng ra quyết định

Tiêu chí này xác định bạn là người quyết định bằng trái tim hay bằng lý trí. Nếu là người lý trí, bạn sẽ dựa vào những số liệu và tiêu chuẩn để ra quyết định. Nếu bạn dựa vào cảm nhận và cảm xúc của mình để ra quyết định thì chắc chắn bạn chính là một người thiên về cảm xúc. 

  • Xu hướng cảm nhận thế giới xung quanh

Yếu tố này giúp bạn nhận ra mình là người hiểu thế giới bằng cách nào. Nếu là người thiên về trực quan, bạn sẽ tin vào những gì bạn thấy, nghe, chạm, nếm và ngửi được. Ngược lại, bạn sẽ tin vào những gì bạn suy luận, tưởng tượng và phỏng đoán được khi là người trực giác.

  • Xu hướng hành động

Bạn là người làm việc theo cách nào: theo nguyên tắc hay thích sự linh hoạt? Với người theo nguyên tắc, họ sẽ luôn tuân theo kỷ luật và quy tắc. Nếu là người linh hoạt, họ sẽ có thể thay đổi kế hoạch, quy tắc khi cần thiết hoặc không muốn bị ràng buộc.

mbti là gì
Để đánh giá MBTI, người ta dựa trên cơ sở 4 tiêu chí chính

6. Các thành phần của MBTI là gì?

Chỉ số MBTI được đánh giá dựa theo 4 cặp tính cách đối lập sau:

mbti là gì
Chỉ số MBTI được đánh giá dựa theo 4 cặp tính cách đối lập

6.1 Hướng ngoại (E – Extravert) và Hướng nội (I – Introvert)

Nhiều ý kiến cho rằng người hướng ngoại thì giỏi giao tiếp, mạnh mẽ còn người hướng nội thì nhút nhát, khép kín. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực chất, hướng nội đề cập đến cách mà một người hình thành, lan tỏa, tiếp nhận năng lượng; từ đó, hình thành nên hành vi, cách họ tương tác với thế giới xung quanh như thế nào.

  • Người hướng ngoại: 

Đây là những cá nhân thường hành động nhiều hơn – chú ý đến người khác và sự vật xung quanh. Họ cảm thấy tràn đầy năng lượng khi tiếp xúc với mọi người, tham gia những cuộc gặp gỡ, giao tiếp và thường có xu hướng lan tỏa năng lượng ra bên ngoài.

  • Người hướng nội: 

Đề cập đến những cá nhân có xu hướng ở một mình. Họ cảm thấy thoải mái và phục hồi năng lượng trong các khoảng thời gian riêng tư. Người hướng nội thường cảm thấy thoải mái khi họ được sống với thế giới nội tâm đầy màu sắc, đọc sách, chiêm nghiệm bản thân, thực hiện các cuộc trò chuyện sâu sắc, có ý nghĩa,..

Ai trong chúng ta đều tồn tại hai mặt hướng ngoại và hướng nội trong tính cách. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phối của hai xu hướng này ở mỗi người sẽ khác nhau. Do mặt nào chiếm ưu thế mạnh mẽ hơn mà hình thành nên khái niệm Người hướng nội và Người hướng ngoại. Suy cho cùng, cả hai đều là phần quan trọng tạo nên bản sắc của mỗi người.

>>> ĐỌC THÊM: 20+ Lời chào mở đầu bài thuyết trình gây ấn tượng trong 1′

6.2 Trực quan (S – Sense) và Trực giác (N- Intuition) 

Tiêu chí S và N nói về cách mà một người tiếp nhận và phân tích thông tin. 

  • Người Trực quan (S) thường thích nhìn vào những điều có hiện hữu. Cụ thể, họ cảm nhận thế giới xung quanh qua chính các giác quan của họ. 
  • Người Trực giác (N) thường suy nghĩ, chiêm nghiệm, tập trung hơn. Họ nhìn nhận và phân tích thông tin, thế giới xung quanh bằng khả năng trực giác của bản thân.

Tương tự như E và I, sẽ không có ai là hoàn toàn sử dụng trực quan hay trực giác. Mọi người đều sẽ sử dụng cả hai xu hướng này trong cách tiếp cận thông tin hàng ngày. Tuy nhiên, ở mỗi người, xu hướng S hay N chi phối nhiều hơn sẽ hình thành nên bạn là người Trực quan hay Trực giác trong tính cách MBTI.

6.3 Suy nghĩ (T – Thinking) và Cảm nhận (F – Feeling)

Khi ra quyết định, bạn thích xem xét logic và tính nhất quán trước hay xem xét người và hoàn cảnh đặc biệt trước? Đây chính là căn cứ để hình thành nên cặp tiêu chí Suy nghĩ (T) và Cảm nhận (F). Theo đó, cặp tiêu chí này mô tả cách mà người ta ra quyết định và sử dụng phán đoán.

Người T thường sử dụng lý trí, tính logic và sự thật để phán xét, đánh giá thế giới và đưa ra quyết định. Trong khi đó, người F thường thiên về tình cảm, cảm xúc trước khi đưa ra đánh giá hay một quyết định quan trọng.

Trong cuộc sống, bất cứ một quyết định nào cũng được hình thành dựa trên cả lý trí lẫn tình cảm. Tuy nhiên, một người nếu đưa ra quyết định dựa nhiều hơn vào yếu tố nào sẽ được phân định là người T (Thinking – Suy nghĩ) hay người F (Feeling – Cảm nhận) trong nhóm tính cách MBTI.

>>> XEM THÊM: 16+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả nhất trong công việc

6.4 Đánh giá (J – Judge) và Nhận thức (P – Perceiving)

Tiêu chí này nói về cách mà một người hành động và thể hiện bản thân với thế giới bên ngoài. 

  • Người J (Judge – Đánh giá) thường có kế hoạch và hướng đến mục tiêu, thích làm việc theo trật tự và quyết định nhanh. 
  • Người P (Perceive – Nhận thức) thường linh động và thích thay đổi, có khả năng làm nhiều việc một lúc.

Một số câu hỏi trong bài kiểm tra MBTI sẽ đo lường xu hướng hành động của một người như thế nào. Các đáp án sẽ được hình thành dựa theo tỷ lệ chi phối J-P khác nhau. Tương tự, thông qua việc bạn lựa chọn sử dụng P hay J nhiều hơn sẽ phân định nhóm chính xác của bạn ở cặp tiêu chí này.

7. Điều kiện để đạt được hiệu quả khi làm kiểm tra MBTI là gì?

Để có thể làm bài trắc nghiệm MBTI đạt kết quả chính xác nhất, những nguyên tắc bạn cần tuân thủ khi test MBTI là gì?

  • Tâm trạng của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn trả lời các câu hỏi. Hãy là bài test MBTI khi tâm lý đang ổn định nhất, không quá phấn khích cũng không quá tiêu cực.
  • Kết quả của bài kiểm tra là câu chuyện của riêng bạn, phản ánh con người thực tế của bạn. Do đó, hãy trung thực khi trả lời câu hỏi, không nên tự lừa dối bản thân hay lựa chọn kết quả bị chi phối bởi ảnh hưởng của người khác hay xã hội.
  • Kết quả MBTI cũng có thể thay đổi theo cách hiểu và nhìn nhận của mỗi người. Yếu tố này sẽ thay đổi theo thời gian trưởng thành của bạn. Vì vậy, hãy làm bài kiểm tra nhiều lần và so sánh kết quả để có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất.
  • Kết quả của bài kiểm tra MBTI chỉ là gợi ý cho bạn chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách của bạn. Bạn vẫn có quyền lựa chọn con đường của mình dựa trên sở thích, khả năng và mục tiêu của mình.
mbti là gì
Phải trung thực khi trả lời câu hỏi, không để bản thân bị ảnh hưởng bởi người khác

8. 16 Loại tính cách trong MBTI là gì?

16 nhóm tính cách MBTI là gì bạn đã biết chưa? Với 4 đặc điểm riêng biệt được phân tích theo lý thuyết MBTI đã nêu trên, khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên những nhóm tính cách khác nhau, mang những nét đặc trưng riêng.

8.1 ISTJ – Người hậu cần

Đặc điểm của ISTJ trong MBTI là gì? “Nói ít, làm nhiều” là mô tả chính xác nhất dành cho ISTJ – những con người chăm chỉ, chính trực, theo đuổi các giá trị truyền thống và nguyên tắc. Không hào nhoáng hay gây sự chú ý, các ISTJ làm việc chăm chỉ một cách âm thầm để tạo dựng nền tảng vững chắc, ổn định cho chính họ và xã hội.

Là những cá nhân có lòng tự tôn xuất phát từ sự chính trực, ISTJ không ngần ngại thừa nhận những lỗi sai của mình. Tinh thần trách nhiệm cao khiến họ đôi khi cảm thấy kiệt sức và dễ bị người khác lợi dụng. Ngoài ra, ISTJ không dễ dàng bộc lộ cảm xúc, họ cũng khó cảm thông cho người khác nên thường bị đánh giá là nghiêm khắc.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Làm việc tốt ở nhiều lĩnh vực đa dạng.

– Tinh thần trách nhiệm cao.

– Tôn trọng các cam kết.

– Kỹ năng lập kế hoạch và sắp xếp công việc tuyệt vời.

– Đề cao sự thẳng thắn, trung thực.

– Kiểm soát cảm xúc tốt.

– Cứng nhắc, bảo thủ.

– Khó đồng cảm với người khác.

– Hay phán xét.

– Tự gây áp lực cho bản thân.

8.2 ISFJ – Người bảo vệ

Nhóm ISFJ trong MBTI là gì? Chăm chỉ và tận tụy là những điều thường thấy ở một ISFJ. Những cá nhân thuộc tính cách MBTI này thường cho đi nhiều hơn là mong cầu nhận lại bởi trách nhiệm sâu sắc với những người xung quanh mình. Bên cạnh sự nhạy cảm và chu đáo, ISFJ cũng được ban tặng óc phân tích tuyệt vời cùng khả năng quan sát chi tiết.

Lòng trung thành là đặc điểm nổi bật nhất ở các ISFJ. Họ luôn nỗ lực để “vun vén” cho những mối quan hệ của mình. Họ sẵn sàng từ bỏ mọi khó khăn để giúp đỡ những người xung quanh. Tuy rất ấm áp, các ISFJ lại không dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình ra ngoài. Họ khiến mọi người cảm thấy khó hiểu vì sự lạnh lùng của mình.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Luôn ủng hộ, giúp đỡ mọi người.

– Nhiệt tình, luôn tràn trề năng lượng.

– Trung thành, trách nhiệm.

– Có óc tưởng tượng và khả năng quan sát tốt.

– Nhẫn nại, đáng tin cậy,

– Giải quyết các công việc mang tính “thực hành” tốt.

– Nhút nhát, khiêm tốn (quá mức).

– Tạo áp lực cho bản thân bởi tính cầu toàn.

– Không biết tách biệt giữa cuộc sống và công việc.

– Ngại thay đổi, khó thích nghi với sự đổi mới.

– Khó từ chối yêu cầu từ người khác.

– Kìm nén, khép kín cảm xúc.

8.3 INFJ – Người truyền cảm hứng

INFJ trong MBTI là gì? Nhóm tính cách INFJ tập hợp những cá nhân có mục tiêu và tham vọng to lớn. Hiếm khi hài lòng với hiện tại, các INFJ luôn không ngừng phấn đấu với mong muốn tạo nên những gì khác biệt, ý nghĩa với thế giới này. 

Đối với các INFJ, sự thành công không đến từ tiền bạc hay địa vị, mà đó là sự thỏa mãn khi được giúp đỡ người khác và đấu tranh vì một thế giới tốt đẹp hơn. Nhóm tính cách MBTI này thường chìm đắm trong thế giới nội tâm phong phú và thường cảm thấy khác biệt với mọi người xung quanh.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Có óc sáng tạo tốt, luôn mong muốn để thể hiện những suy nghĩ vượt trội của bản thân.

– Có thể nhìn thấy những giá trị sâu sắc trong cuộc sống.

– Sống theo nguyên tắc, hệ thống niềm tin và giá trị mạnh mẽ của bản thân.

– Đam mê theo đuổi mục tiêu.
– Có lòng vị tha.

– Nhạy cảm với những lời chỉ trích.

– Khó cởi mở, dễ bị tổn thương.

– Quá cầu toàn.

– Khó khăn trong việc hiện thực hóa những mục tiêu phi thường của bản thân.

– Dễ bị kiệt sức.

tính cách mbti là gì
16 nhóm tính cách MBTI

8.4 INTJ – Kiến trúc sư

INTTJ trong lý thuyết MBTI là gì? Nổi bật với óc suy nghĩ, phân tích sâu sắc cùng khả năng nhìn thấu được sự giả dối, các INTJ cảm thấy khá tách biệt với mọi người. Bộ não của INTJ luôn hoạt động cùng khả năng phân tích nhanh khiến nhiều người không thể bắt kịp được suy nghĩ của INTJ.

Luôn đặt câu hỏi về mọi thứ, INTJ không ngừng tìm tòi và khám phá mọi việc theo cách riêng của mình. Cá nhân này không ngại hành động một mình, tự đưa ra quyết định mà không cần thông qua người khác nên hay gặp mâu thuẫn với đồng nghiệp cấp trên. Họ cũng coi trọng sự thật hơn cảm xúc nên thường bị mất đi các mối quan hệ xã hội.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Khả năng xử lý tính huống, giải quyết vấn đề tốt.

– Đưa ra quyết định dựa trên nghiên cứu và phân tích chuyên sâu.

– Sáng tạo, năng động, làm việc theo cách riêng.

– Quyết tâm cao độ.

– Luôn tò mò, không ngừng tìm tòi và học hỏi.

– Tiếp cận vấn đề theo góc nhìn mới lạ.

– Kiêu ngạo, luôn cho mình là đúng.

– Coi trọng “sự thật” hơn “cảm xúc”.

– Phán xét và chỉ trích quá mức.

– Khả năng làm việc nhóm không tốt bởi ghét các quy tắc “máy móc”.

– Dễ bị mất kết nối với các mối quan hệ xã hội.

8.5 ISTP – Thợ thủ công

Nhóm ISTP trong MBTI là gì? Nhóm người ISTP khá lạc quan và đầy nhiệt huyết. Họ yêu thích phiêu lưu, trải nghiệm. Những ISTP thường tò mò và khám phá mọi thứ bằng các giác quan của mình. Ngoài ra, nhóm tính cách này rất thích hỗ trợ người khác thông qua những kinh nghiệm của bản thân

Điểm mạnh của ISTP là sự linh hoạt và giải quyết vấn đề khá tốt. Tuy nhiên, nhóm tính cách này lại có hạn chế là khả năng tập trung kém, không thích ràng buộc, ít chú tâm đến cảm nhận những người xung quanh. 

Ưu điểm

Nhược điểm

– Lạc quan và tràn đầy năng lượng.

– Sáng tạo và thực tế.

– Linh hoạt, dễ thích nghi.

– Khả năng xử lý khủng hoảng tốt.

– Sống thoải mái ở hiện tại.

– Bướng bỉnh, khó tiếp nhận lời góp ý từ người khác.

– Thiếu sự nhạy cảm, tinh tế.

– Khép kín cảm xúc bản thân, riêng tư, kín đáo.

– “Cả thèm chóng chán”

– Không thích sự ràng buộc, cam kết.

– Hay đương đầu với những mạo hiểm.

8.6 ISFP – Nghệ sĩ

Các ISFP trong MBTI là gì? ISFP là những người sống thiên về cảm xúc, yêu thích cái đẹp, có xu hướng hành động hơn. Họ khá sâu sắc và tinh ý nên sẽ phù hợp với lĩnh vực nghệ thuật và công việc liên quan đến sáng tạo.

Nhược điểm của nhóm tính cách mbti này là hay bị căng thẳng và hay có những suy nghĩ tiêu cực mỗi khi gặp xung đột hoặc trắc trở. 

Ưu điểm

Nhược điểm

– Duyên dáng, quyến rũ

– Tính cách ôn hòa, dễ đồng cảm với người khác.

– Khả năng tưởng tượng phong phú.

– Đam mê.

– Tò mò, mong muốn tìm hiểu mọi thứ (đặc biệt về lĩnh vực nghệ thuật, nhân văn).

– Làm việc độc lập, khó tuân theo những quy tắc, nguyên tắc cứng nhắc, chặt chẽ.

– Không thích cam kết.

– Làm việc tự phát, không tuân theo kế hoạch.

– Dễ bị căng thẳng.

– Chỉ tập trung vào hiện tại, thiếu đi tầm nhìn dài hạn cho bản thân.

– Dễ bị xao động bởi lời chỉ trích từ người khác mà đánh mất đi bản thân.

8.7 INFP – Nhà hòa giải

Những nhà hòa giải (INFP) trong MBTI là gì? INFP trong 16 nhóm tính cách mbti là những người chu đáo, luôn lắng nghe, thấu hiểu và quan tâm đến mọi người. Họ luôn tìm cách hòa giải, cân bằng các cuộc xung đột.

Tuy nhiên, INFP lại khá mơ mộng viển vông. Ngoài ra, dù có khả năng kết nối với mọi người, nhưng các INFP lại thường loay hoay không biết phải làm thế nào. Điều đó khiến họ tự cô lập chính mình, mất kết nối với mọi người xung quanh, đặc biệt là trong môi trường mới.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Lắng nghe thấu cảm, dễ dàng đồng cảm với mọi người.

– Hào phóng, mong muốn giúp đỡ mọi người.

– Cởi mở với mọi quan điểm, góc nhìn khác với họ.

– Sáng tạo, nhìn mọi thứ từ quan điểm độc đáo.

– Đam mê với những gì thu hút họ.

– Sống duy tâm, có mục đích cao đẹp.

– Mơ mộng viển vông, phi thực tế.

– Tự cô lập mình (đặc biệt trong môi trường mới).

– Khó tập trung.

– Nhạy cảm,  dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc.

– Kỳ vọng không thực tế, tự phán xét chính mình.

8.8 INTP – Nhà phân tích

INTP trong MBTI là gì? Đây là những cá nhân đại diện cho sự sáng tạo, quan điểm độc đáo và trí tuệ mạnh mẽ. INTP không ngừng suy nghĩ, nảy lên ý tưởng mới về cách mà Vũ Trụ đang vận hành. Đôi khi, sự tò mò, mong muốn tìm kiếm thông tin khiến họ nảy sinh những cuộc xung đột, tranh luận với chính bản thân mình.

Với một bộ não không ngừng phân tích và tò mò về mọi thứ, hầu hết thời gian, INTP chìm đắm trong suy nghĩ và thế giới nội tâm sâu sắc. Họ trầm ngâm, dè dặt và tách biệt với thế giới xung quanh. INTP luôn khao khát những khoảng thời gian riêng tư và có xu hướng né tránh các cuộc giao tiếp xã hội.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Khả năng phân tích tuyệt vời.

– Không ngừng sáng tạo và nảy sinh những ý tưởng mới.

– Tư duy cởi mở.

– Tò mò, ám ảnh với các quy luật vận hành của Vũ Trụ.

– Luôn hướng đến mục tiêu.

– Khó kết nối với mọi người.

– Không nhạy cảm, đồng cảm với người xung quanh.

– Khó bằng lòng với hiện tại.

– Thiếu kiên nhẫn.

– Cầu toàn quá mức.

8.9 ESTP – Nhà kinh doanh

Những điểm nổi bật của nhóm ESTP trong MBTI là gì? ESTP là nhóm tính cách MBTI của sự thực tế, hành động ngay lập tức. Đây là những cá nhân ưa thích giao tiếp xã hội, lan tỏa năng lượng đến mọi người xung quanh. Họ yêu thích lối sống mạo hiểm, sự kịch tích, đam mê và niềm vui. Đây là những yếu tố kích thích tính logic trong đầu óc của họ.

Lý thuyết, khái niệm trừu tượng, thời sự chưa bao giờ là những chủ đề thu hút sự chú ý của ESTP. Họ không phải là những cá nhân có “đủ thời gian” cho việc nghiên cứu, phân tích, tìm tòi. Thay vào đó, họ ưu tiên những gì thực tế đang xảy ra, bắt tay vào hành động ngay lập tức.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Táo bạo, năng lượng.

– Đề cao tính hợp lý và sự thực tế.

– Yêu thích thử nghiệm những ý tưởng và giải pháp mới.

– Nhận thức tốt những thay đổi xung quanh.

– Yêu thích sự rõ ràng, trực tiếp.

– Hòa đồng, kết nối với mọi người.

– Định hướng hành động.

– Thiếu sự đồng cảm với người khác, khó khăn trong việc thừa nhận cảm xúc bản thân.

– Thiếu kiên nhẫn.

– Dễ gặp rủi ro.

– Bỏ qua các quy tắc, lý thuyết.

– Tập trung vào hiện tại, thiếu đi cái nhìn dài hạn.

– Ghét cảm giác gò bó, khuôn khổ, rập khuôn.

8.10 ESFP – Người giải trí

Đặc điểm của nhóm ESFP trong MBTI là gì? Tính cách ESFP đại diện cho “sự tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu”. Họ là những cá nhân yêu thích giao tiếp xã hội, lan tỏa sự tích cực đến mọi người bởi nét duyên dáng, dí dỏm của mình. Các ESFP yêu thích cái đẹp, có khiếu thẩm mỹ mạnh mẽ. Nhóm tính cách này không ngại thay đổi môi trường để thoải mái thể hiện cá tính của mình.

Các cá nhân ESFP là những người có khả năng quan sát và đồng cảm với cảm xúc của người khác. Họ thường chủ động đưa ra lời đề nghị giúp đỡ, lắng nghe, chia sẻ và cho người khác những lời khuyên chân thành. Đối với vấn đề của bản thân, họ thường có xu hướng tránh né, không trung thực với chính mình.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Táo bạo, dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

– Yêu thích những điều mới lạ, tìm cách để khiến bản thân nổi bật.

– Có óc thẩm mỹ cực kỳ tốt.

– Ưa thích hành động hơn là “nói suông”.

– Khả năng quan sát tốt.

– Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.

Nhạy cảm với những lời chỉ trích.

– Tránh xung đột.

– Dễ chán nản.

– Thiếu khả năng lập kế hoạch dài hạn.

– Không tập trung.

8.11 ENFP – Nhà vận động

ENFP trong nhóm tính cách MBTI là gì? Đại diện cho tinh thần tự do, sự hướng ngoại và cởi mở; các ENFP được xem là trung tâm của sự chú ý ở bất cứ nơi nào họ đặt chân đến. Họ là những cá nhân hòa đồng, dễ tính, sôi nổi , có trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo tuyệt vời. ENFP luôn tỏa ra một năng lượng tích cực, thu hút mọi người xung quanh.

Hướng ngoại và sôi nổi là thế, thế giới nội tâm của các ENFP cực kỳ phong phú. Họ yêu thích những cuộc trò chuyện sâu sắc, mong muốn thiết lập những kết nối ý nghĩa với mọi người. Sự tò mò luôn thôi thúc ENFP tìm hiểu về bản chất cuộc sống. Với họ, tất cả sự vật và hiện tượng trong Vũ Trụ đều có sự kết nối với nhau.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Không ngừng tò mò về bản chất của mọi thứ.

– Ưa thích mạo hiểm, thử thách bản thân bước ra khỏi vùng an toàn.

– Nhiệt tình với những gì thu hút và truyền cảm hứng cho họ.

– Giao tiếp xã hội xuất sắc.

– Lan tỏa sự tích cực, niềm vui cho mọi người xung quanh.

– Tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ.

– Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.

– Khó khăn trong việc duy trì kỷ luật và sự tập trung trong thời gian dài.

– Vô tổ chức.

– Khó nói lời từ chối.

– Tích cực, lạc quan quá mức.

– Áp lực với chính mình.

8.12 ENTP – Nhà hùng biện

ENTP trong MBTI là gì? Trong 16 nhóm tính cách MBTI, tính cách ENTP được mô tả là những cá nhân đại diện cho sự nổi loạn. Người ENTP không dễ dàng chấp nhận một ý tưởng, chân lý, tiêu chuẩn nào đó và áp dụng một cách máy móc. Họ thường đặt câu hỏi, sự nghi ngờ để khai thác những góc nhìn đa dạng từ mọi người cho cùng một vấn đề.

Đôi khi, các ENTP còn nghi ngờ cả chính những suy nghĩ của bản thân để kích thích tư duy phản biện của mình. Không ngừng động não và suy nghĩ lớn, các ENTP được tôn trọng bởi tầm nhìn, sự tự tin, kiến thức của họ. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến họ mất đi các mối quan hệ và đe dọa đến cơ hội, con đường dài hạn của bản thân.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Hiểu biết, kiến thức sâu rộng.

– Suy nghĩ và phản ứng nhanh.

– Tiếp cận vấn đề theo hướng độc đáo.

– Không ngừng động não.

– Lôi cuốn, dí dỏm.

– Năng động.

– Tranh luận quá nhiều.

– Không nhạy cảm, tinh tế.

– Không khoan dung, thích lấn át người khác.

– Khó tập trung,

– Không thích những vấn đề thực tế.

8.13 ESTJ – Nhà giám sát

Kiểu tính cách ESTJ trong MBTI là gì? “Trật tự là nền tảng vận hành của thế giới” chính là câu cửa miệng của ESTJ – nhóm tính cách đại diện cho truyền thống, sự trật tự, kỷ luật, nguyên tắc. Đây là những cá nhân gắn liền cuộc sống với sự thật, quy tắc rõ ràng. Với khả năng lập kế hoạch và tổ chức xuất sắc, các ENTJ có thể biến những thách thức trở thành nhiệm vụ đơn giản.

Đề cao giá trị của sự trung thực, cống hiến, các ENTJ thường cung cấp các lời khuyên và hướng dẫn được đánh giá cao bởi tính rõ ràng, cụ thể. Họ sẵn sàng là “ngọn hải đăng” cho mọi người bởi sự kỷ luật và nguyên tắc của mình. Với ENTJ, cho dù “trời có sập”, họ vẫn tuân thủ hệ thống quy tắc và đưa ra các phản biện dựa trên sự thật, thực tế.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Tận tụy, trách nhiệm.

– Ý chí mạnh mẽ.

– Rõ ràng, thẳng thắn, trung thực.

– Trung thành, nhẫn nại, đáng tin cậy.

– Sống và làm việc theo trật tự, kỷ luật.

– Lập kế hoạch và tổ chức công việc xuất sắc.

– Quá cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt.

– Khó thích ứng với các tình huống mới lạ, khác thường.

– Áp đặt.

– Tập trung vào quyền lực, địa vị xã hội.

– Khó thư giãn.

– Khó bày tỏ cảm xúc.

8.14 ESFJ – Người săn sóc

Nhóm tính cách ESFJ trong MBTI là gì? Sự ấm áp, san sẻ, trách nhiệm với mọi người là những mỹ từ dùng để diễn tả nhóm tính cách ESFJ. Mong muốn lớn nhất của ESFJ đó chính là hỗ trợ, săn sóc cho những người xung quanh mình. Yêu thích sự trật tự và nguyên tắc, các ESFJ luôn lập kế hoạch và kiểm soát mọi thứ theo đúng những gì đã vạch ra.

Tương tự trong các mối quan hệ của mình, ESFJ thường kiểm soát, muốn người khác đi theo những con đường mà họ cho là đúng và phù hợp nhất. Chính vì vậy, ESFJ thường có xu hướng phản đối, chỉ trích kịch liệt khi ai đó làm những điều trái với nguyên tắc của họ. Ngoài ra, ENFJ cũng thích được khen ngợi quá mức.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Quản lý và tổ chức công việc xuất sắc.

– Ý thức trách nhiệm mạnh mẽ.

– Nhạy cảm, tinh tế và ấm áp.

– Giỏi kết nối với mọi người xung quanh.

– Tập trung quá nhiều về địa vị xã hội gây hạn chế đến sự sáng tạo và tư duy mở.

– Quá cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt.

– Miễn cưỡng đổi mới hoặc cải tiến điều gì đó mà họ tin tưởng.

– Dễ tổn thương trước những chỉ trích.

– Nhu cầu được khen ngợi quá mức.

– Quá vị tha.

8.15 ENFJ – Người cho đi

Nhóm tính cách ENFJ trong MBTI là gì? Sự cho đi, phục vụ, mong muốn cải thiện và hỗ trợ người khác là tất cả những gì mà nhóm tính cách mbti ENFJ hướng đến. Duy tâm và chu đáo, các cá nhân ENFJ tận dụng mọi cơ hội để lan tỏa những điều tích cực đến mọi người và thế giới xung quanh. Họ không ngại lên tiếng, làm những gì mà bản thân cho là đúng đắn, cần thiết.

Bẩm sinh mang sự tinh tế, nhạy cảm, hiếm khi nhận thấy ENFJ tỏ ra thô lỗ, tự cao; thay vào đó, họ hướng dẫn mọi người bằng sự tinh tế, sâu sắc của mình. Do đó, rất nhiều người tìm đến ENFJ để xin sự giúp đỡ và lời khuyên hữu ích từ họ. Tận tâm là thế, nhưng ENFJ cố gắng đừng tham gia quá sâu vào vấn đề của người khác nhé!

Ưu điểm

Nhược điểm

– Tư duy cởi mở, tiếp thu ý kiến từ mọi người.

– Chân thành, đáng tin cậy.

– Đam mê to lớn.

– Vị tha.

– Lôi cuốn, truyền cảm hứng.

– Phi thực tế.

– Lý tưởng quá cao.

– Đôi khi hơi trịch thượng.

– Gây khó chịu khi thúc đẩy người khác khi người đó chưa sẵn sàng để thay đổi.

– Đồng cảm quá mức với vấn đề của người khác.

8.16 ENTJ – Nhà lãnh đạo

Nhóm tính cách ENTJ trong MBTI là gì? Xuất hiện với dáng vẻ tràn đầy lôi cuốn và tự tin, ENTJ là mang trong mình tố chất của nhà lãnh đạo – những người có thể thu hút và thúc đẩy một đám đông đi theo một mục tiêu chung. Yêu thích thử thách, khả năng tư duy chiến lược cùng định hướng dài hạn giúp các ENTJ có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào do họ đề ra.

Trong các cuộc đàm phán, ENTJ thường chiếm thế thượng phong, không khoan nhượng. Họ thực sự ưa thích thách thức, sự đấu trí và muốn giành chiến thắng về phía mình. Ngoài ra, ENTJ có khả năng đặc biệt trong việc nhìn người, dụng người. Đây là yếu tố giúp họ xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, cùng nhau tiến lên phía trước.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Làm việc hiệu quả.

– Hăng hái, quyết tâm.

– Tự tin, lôi cuốn.

– Ý chí mạnh mẽ.

– Tư duy chiến lược.

– Khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ.

– Bướng bỉnh và thống trị.

– Không khoan nhượng.

– Thiếu kiên nhẫn.

– Kiêu ngạo, tự cao.

– Kiểm soát cảm xúc kém.

– Tàn nhẫn, lạnh lùng, đay nghiến.

9. Hướng dẫn ứng dụng kết quả tính cách MBTI vào cuộc sống

Sau khi thực hiện bài MBTI và thu được kết quả, ngoài xác định được nhóm tính cách của mình, bạn còn có thể ứng dụng kết quả ấy vào cuộc sống thực tiễn. Vậy những cách để ứng dụng hiệu quả MBTI là gì?

STT

Phương pháp

Mô tả chi tiết

1

Đào sâu hơn vào kết quả bằng cách chiêm nghiệm bản thân

Khi đã biết được kết quả MBTI là gì, bạn cần đọc kỹ các thông tin về nhóm tính cách MBTI của mình, đồng thời, soi chiếu lại bản thân và tự vấn:

  • Bản thân có kiến thức, hiểu biết ở những mảng nào?
  • Bản thân còn yếu ở những điểm nào? Cần người khác hỗ trợ những vấn đề nào?
  • Còn nhu cầu nào của bản thân mà chưa được đáp ứng hay không?

Chỉ khi tự vấn bản thân để có thể đào sâu kết quả hơn, bạn có thể có cái nhìn khách quan hơn, nên khai thác nhóm tính cách ấy sao cho hiệu quả, vận dụng tốt vào cuộc sống, công việc.

2

Soi chiếu kết quả nhận được với bản thân

Sau khi đã xác định được kết quả MBTI là gì, từ những thông tin được cung cấp, hãy soi chiếu lại với chính bản thân bạn. Hãy tìm kiếm những hành vi, suy nghĩ (tích cực và tiêu cực) mà bạn đã và đang trải qua ứng với thông tin của MBTI.

Việc tự soi chiếu sẽ giúp bạn có thể nhận định được tính phù hợp của kết quả MBTI. Từ đó, theo các lời khuyên của nhóm tính cách đó mà bạn sẽ có kế hoạch cải thiện bản thân tốt hơn.

3

Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Mỗi loại tính cách MBTI đều bao gồm một tập hợp các điểm mạnh và điểm yếu. Đây sẽ là thông tin hữu ích để bạn nhận thức và có kế hoạch cải thiện bản thân hơn. 

Thực tế, có thể bản thân bạn hàng ngày đều trải qua những đặc điểm đó nhưng chưa nhận thức rõ ràng được. Các thông tin mà kiểm tra MBTI cung cấp không phải là thông tin mới. Chúng chỉ khẳng định lại và giúp bạn nhìn nhận bản thân rõ nét hơn.

4

Cải thiện các mối quan hệ

Hiểu tính cách của chính mình và người khác theo MBTI là gì sẽ giúp bạn dễ dàng thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia với mọi người hơn. Hãy áp dụng điều này trong các mối quan hệ lãng mạn, gia đình, bạn bè, công việc,… nhé!

5

Điều chỉnh hành vi phù hợp

Gắn nhãn bản thân với một nhóm tính cách MBTI không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn làm theo những hướng dẫn đó. Thay vào đó, hãy dựa vào bảng thông tin về nhóm tính cách của mình, lựa chọn các đặc điểm mà bạn muốn phát triển cũng như khắc phục để cải thiện bản thân theo một hướng tốt nhất.

Hãy nhớ rằng, MBTI chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tham khảo. Bản thân của bạn do chính bạn lựa chọn cách thể hiện. Do đó, từ kết quả MBTI là gì, hãy sử dụng công cụ này một cách có chọn lọc nhé!

10. Những ứng dụng của MBTI trong lĩnh vực quản trị nhân sự

Sở dĩ, trắc nghiệm MBTI phổ biến cho đến tận bây giờ là do khả năng ứng dụng của nó trong đa dạng lĩnh vực. Ngoài là công cụ giúp cá nhân khám phá bản thân, MBTI còn đóng vai trò quan trọng khác trong lĩnh vực tuyển dụng và quản lý con người. Vậy các cách để ứng dụng MBTI là gì?

  • Đánh giá và tuyển dụng

Trình độ của một ứng viên được thể hiện thông qua những thông tin về học vấn, kinh nghiệm của họ. Bài kiểm tra MBTI cung cấp thêm cho nhà tuyển dụng các thông tin về điểm mạnh, điểm yếu, xu hướng tính cách, hành vi của ứng viên đó. Đây là những thông tin cần thiết để lựa chọn và bố trí công việc phù hợp cho ứng viên.

  • Quản lý 

Với kết quả bài MBTI, các quản lý nhân sự hiểu rõ hơn về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, phong cách làm việc, mong muốn và khó khăn của nhân viên. Từ đó, họ có thể áp dụng các phương pháp quản lý, giao tiếp, động viên, giải quyết xung đột, phát triển năng lực cho nhân viên một cách hiệu quả

mbti là gì
Người tuyển dụng có thể chọn được người có tính cách hợp với công việc

11. Những chỉ trích xoay quanh về độ tin cậy của bài kiểm tra MBTI

Tuy được sử dụng rộng rãi, bài trắc nghiệm MBTI vẫn còn vướng phải nhiều tranh cãi bởi các nghiên cứu gia. Những chỉ trích này xoay quanh đến tính chính xác mà kết quả MBTI phản ánh. Vậy những tranh luận về MBTI là gì?

  • Không có nhiều bằng chứng khoa học: Có rất ít bằng chứng khoa học cho các cặp phân chia tiêu chí trong MBTI. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra hầu hết mọi người đều thay đổi chứ không cố định ở một loại tính cách cụ thể.
  • Độ tin cậy thấp: 16 nhóm tính cách MBTI không dựa trên bất cứ nghiên cứu khoa học uy tín nào. Rất nhiều ý kiến cho rằng lý thuyết MBTI có độ tin cậy thấp, không đủ bằng chứng khoa học.
  • Tiềm ẩn thiên vị: Người tham gia trắc nghiệm MBTI có thể cố tình trả lời không trung thực bất kỳ câu hỏi nào đó nhằm đạt được kết quả là một loại tính cách MBTI theo cách có chủ ý. Điều này khiến cho kết quả bài kiểm tra MBTI bị sai lệch.
  • Thiếu nhất quán: Khi làm lại bài kiểm tra MBTI theo thời gian có thể cho ra kết quả tính cách khác nhau. Điều này cho thấy kết quả MBTI không nhất quán, thiếu độ tin cậy.
  • Thuật ngữ không rõ ràng: Bài kiểm tra MBTI sử dụng các thuật ngữ không rõ ràng. Điều này khiến cho người thực hiện bài test bối rối, hiểu nhầm, dẫn đến kết quả không chính xác.

Hy vọng bài viết này của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ giúp bạn hiểu MBTI là gì, 16 loại tính cách MBTI chi tiết và cách ứng dụng chúng trong cuộc sống và công việc!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (153 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820