Khi quyết định rời bỏ công việc hiện tại, việc viết một đơn xin nghỉ việc thích hợp và chuẩn mực là rất quan trọng bởi nó thể hiện sự tôn trọng và duy trì mối quan hệ tốt với người quản lý. Nghỉ việc đúng luật đem lại rất nhiều giá trị cho bạn. Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tham khảo ngay 15 mẫu đơn xin nghỉ việc chi tiết, chuyên nghiệp sau đây!
Nội Dung Bài Viết
- 1. 15 Mẫu đơn xin nghỉ việc chi tiết, chuyên nghiệp nhất 2023 [TẢI MIỄN PHÍ]
- 2. 4 Bước trong quy trình nghỉ việc chuẩn
- 3. Các lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc
- 4. Những yếu tố cần cân nhắc trước khi nộp đơn xin nghỉ việc
- 5. Các câu hỏi liên quan đến mẫu đơn xin nghỉ việc
- 5.1. Hậu quả khi không tuân thủ quy trình nghỉ việc là gì?
- 5.2. Nộp đơn xin nghỉ việc trong lúc thử việc có được trả lương không?
- 5.3. Nhân sự nữ khi nào được hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trong lúc mang thai?
- 5.4. Khi nào được quyền nghỉ việc mà không cần báo trước?
- 5.5. Nghỉ việc không báo trước có được hưởng trợ cấp không?
- 5.6. Khi nào được hưởng trợ cấp nghỉ việc sau khi nghỉ việc?
- 5.7. Nghỉ việc trước khi thời hạn hợp đồng lao động có được nhận sổ bảo hiểm xã hội không?
- 5.8. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết mẫu đơn xin nghỉ việc không?
- 5.9. Phải làm sao khi nộp đơn xin nghỉ việc nhưng không nhận được phê duyệt từ công ty?
- 5.10. Các khoản tiền nhận được sau khi nghỉ việc đúng luật là gì?
- 5.11. Có thể viết email xin thôi việc thay cho đơn xin nghỉ việc được không?
1. 15 Mẫu đơn xin nghỉ việc chi tiết, chuyên nghiệp nhất 2023 [TẢI MIỄN PHÍ]
Một mẫu đơn xin nghỉ việc cần phải có đủ các nội dung cơ bản như: Cá nhân/ bộ phận nhận đơn, họ tên, chức vụ, bộ phận làm việc, lý do nghỉ việc, thời gian nghỉ việc, nhân sự bàn giao, chữ ký xác nhận,…
Bên cạnh các nội dung đó thì người gửi có thể thêm vào một số thành phần khác để phù hợp với tình huống, nhu cầu của mình. Thông thường thì các công ty sẽ xây dựng các mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn. Trong trường hợp công ty bạn ko có thì hãy tham khảo 15 mẫu sau đây:

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 1

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 2

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN THÔI VIỆC SỐ 3

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN DỪNG CÔNG TÁC SỐ 4

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 5

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 6

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN THÔI VIỆC SỐ 7

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN THÔI CÔNG TÁC DÀNH CHO GIÁO VIÊN

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 10

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 11

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 12

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 13

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 14

>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC SỐ 15
2. 4 Bước trong quy trình nghỉ việc chuẩn
Nếu bạn muốn nghỉ việc tại một công ty, bạn cần trải qua 4 bước như sau: thông báo nghỉ việc, nộp đơn xin thôi việc, chờ phê duyệt và thanh lý hợp đồng lao động, bàn giao cho nhân sự thừa kế.

2.1. Thông báo đến cấp trên hoặc bộ phận liên quan
Thông thường, trong hợp đồng lao động sẽ ghi đầy đủ thời gian bạn cần thông báo nghỉ việc trước bao nhiêu ngày. Theo luật hiện hành, thời gian thông báo nghỉ việc đối với người lao động như sau:
- Đối với hợp đồng không xác định thời hạn: thời gian thông báo trước ít nhất 45 ngày.
- Đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 – 36 tháng: thời gian thông báo trước ít nhất 30 ngày.
- Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng: thời gian thông báo trước ít nhất 3 ngày.
Bên cạnh đó, đối với hợp đồng lao động thử việc chưa kết thúc, bạn có quyền nghỉ việc với điều kiện:
- Thời gian hợp đồng dưới 12 tháng
- Thông báo trước ít nhất 3 ngày
Bạn cần chủ động về thời gian xin nghỉ và nên thông báo sớm nhất có thể để công ty tìm nhân sự thay thế, đặc biệt đối với các vị trí quan trọng. Ngoài ra, bạn nên liên hệ trước với người quản lý để họ có thể chủ động sắp xếp công việc hoặc có kế hoạch tuyển dụng người mới.
>>> ĐỌC THÊM: 9 Mẫu bảng kế hoạch công việc cá nhân, tuần, tháng trên Excel
2.2. Nộp đơn xin thôi việc
Sau khi đã thông báo cho quản lý trực tiếp về quyết định nghỉ việc của bạn, bước tiếp theo là viết một đơn xin nghỉ việc và gửi cho quản lý cùng bộ phận nhân sự. Việc này là bắt buộc trong quy trình xin thôi việc.
Bạn có thể tải về một trong 15 mẫu đơn ở phía trên để sử dụng. Những mẫu đơn này cung cấp nội dung cơ bản và đảm bảo đầy đủ thông tin quan trọng như: lý do nghỉ việc, thời gian nghỉ việc,…
2.3. Chờ phê duyệt và thanh lý hợp đồng lao động
Trong thời gian chờ quản lý phê duyệt đơn xin nghỉ việc và bộ phận nhân sự tiến hành thanh lý hợp đồng, tính toán lương thưởng, bạn vẫn tiếp tục đi làm bình thường. Điều này giúp bạn đảm bảo tính chuyên nghiệp và mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế thay đổi thái độ và hiệu suất làm việc sau khi nộp đơn xin nghỉ, bởi nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bạn. Việc đi làm muộn, chểnh mảng trong công việc có thể tạo ra một ấn tượng không tốt và ảnh hưởng đến cách mà người khác đánh giá bạn.
2.4. Bàn giao cho nhân sự kế thừa
Trong quá trình chuẩn bị nghỉ việc, bạn nên tạo một drive để bàn giao lại tất cả các công việc và tài liệu hướng dẫn chi tiết cho nhân sự thay thế. Đừng quên bàn giao lại tất cả các tài sản công ty mà bạn đang sở hữu. Việc này giúp bạn tránh những tranh cãi hoặc tranh chấp pháp lý có thể xảy ra trong tương lai.
3. Các lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc
Khi viết đơn xin nghỉ việc, bạn cần lưu ý một số điều sau:

3.1. Sử dụng ngôn từ phù hợp
Khi quyết định rời bỏ công ty vì bất kỳ lý do gì, bạn vẫn cần thể hiện sự tôn trọng đối với công ty và công việc mà họ đã mang đến cho bạn trong suốt thời gian làm việc.
Khi viết đơn xin nghỉ việc, hãy lựa chọn ngôn từ lịch sự và gửi lời chúc tốt đẹp đến công ty. Điều này cũng giúp duy trì mối quan hệ tốt với công ty và có thể mang đến cơ hội hợp tác trong tương lai.
3.2. Thể hiện lòng biết ơn
Một công việc dù vui vẻ hay không, nó cũng sẽ luôn cho bạn kinh nghiệm và bài học trong cuộc sống. Vì vậy, bạn nên gửi lời cảm ơn đến cấp trên và đồng nghiệp về những điều bạn nhận được từ công việc đó.
4. Những yếu tố cần cân nhắc trước khi nộp đơn xin nghỉ việc
Trước khi bạn quyết định gửi đơn xin thôi việc lên ban lãnh đạo, bạn sẽ phải cân nhắc rất nhiều yếu tố, nhằm đảm bảo quyết định nghỉ việc thật sự tốt cho bản thân trong giai đoạn đó:

4.1. Có lý do chính đáng
Trên thực tế, có rất nhiều lý do nghỉ việc khác nhau như: các lý do về gia đình, thay đổi định hướng công việc, muốn tập trung thời gian để học tập,… Mỗi lý do đều chính đáng và đáng được tôn trọng. Nếu bạn đang trải qua những tình huống trên, bạn có thể trực tiếp ghi nhận lý do đó vào đơn xin nghỉ việc của mình.
Nếu có những lý do đặc biệt khác mà không thuộc vào các trường hợp đã nêu, bạn hãy chia sẻ với quản lý để họ có thể hiểu và thông cảm. Việc trình bày rõ ràng về lý do nghỉ việc của bạn sẽ giúp quản lý đưa ra quyết định và xử lý tình huống của bạn một cách dễ dàng và linh hoạt.
>>> THAM KHẢO NGAY: 15 Lý do nghỉ việc thuyết phục [kèm mẫu] cùng các gợi ý chi tiết
4.2. Lựa chọn thời gian phù hợp
Trước khi nộp đơn xin nghỉ việc, bạn sẽ cần thời gian để xử lý các vấn đề trong quá trình bàn giao công việc cho người tiếp nhận, tìm việc làm mới, hỗ trợ xử lý hợp đồng và khách hàng cũ.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc thời điểm rời đi phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho bản thân bạn mà không gây ảnh hưởng đến công ty.
4.3. Xem xét yếu tố tài chính trong giai đoạn thất nghiệp tạm thời
Ngoài ra, bạn nên tính toán và dự trù tài chính để đảm bảo bạn có đủ tiền trang trải cuộc sống trong trường hợp chưa tìm được công việc mới ngay sau khi nghỉ việc. Điều này rất cần thiết bởi nó đảm bảo việc ổn định tài chính và tránh việc bạn bị rơi vào tình huống khó khăn.
4.4. Xác định rõ ràng con đường phía trước
Điều quan trọng nhất khi quyết định nghỉ việc là bạn đã xác định rõ con đường tiếp theo mà bạn muốn đi và định hướng phát triển của bản thân. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định nghỉ việc phù hợp thay vì chỉ là một quyết định bốc đồng nhất thời ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của chính mình.
4.5. Thông báo đến công ty
Sau khi quyết định thôi việc, bạn cần thông báo trước cho quản lý hoặc chủ doanh nghiệp về quyết định của bạn để họ có thể có kế hoạch tìm kiếm người thay thế. Từ đó, quá trình nghỉ việc diễn ra thuận lợi và tuân thủ đúng quy định, quy trình của công ty.
4.6. Tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp mới
Trong quá trình bàn giao công việc, bạn có thể tìm kiếm công việc mới bằng việc cập nhật CV và nộp đơn vào các công ty khác. Nó sẽ giúp bạn có sự chủ động và tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình sau khi rời công ty cũ.
4.7. Giữ mối quan hệ với công ty cũ
Cuối cùng, bạn hãy giữ liên lạc tốt với giám đốc, quản lý và nhân sự tại công ty cũ. Một mạng lưới mối quan hệ tốt có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong con đường sự nghiệp sau này.
5. Các câu hỏi liên quan đến mẫu đơn xin nghỉ việc
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến mẫu đơn xin nghỉ việc mà người lao động thường quan tâm.

5.1. Hậu quả khi không tuân thủ quy trình nghỉ việc là gì?
Nếu bạn không tuân thủ quy trình nghỉ việc như tự ý nghỉ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn sẽ phải nhận những hậu quả sau:
- Không được thanh toán nốt phần lương trong tháng cuối đi làm.
- Không được hưởng trợ cấp nghỉ việc.
- Phải hoàn lại các chi phí đào tạo cho công ty.
- Phải bồi thường chi phí đền bù hợp đồng theo thỏa thuận đã ký.
- Khó khăn trong quá trình tìm công việc mới.
>>> THAM KHẢO THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 9 Mẫu bảng lương nhân viên Excel mới nhất
5.2. Nộp đơn xin nghỉ việc trong lúc thử việc có được trả lương không?
Theo điều 27 Bộ Luật lao động, quy định đối với thời gian thử việc của người lao động, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc đã ký kết nhưng cần báo trước với bên còn lại và không phải bồi thường. Do đó, trong thời gian nghỉ việc, nếu bạn quyết định nghỉ thì đó là quyền chứ không phải bạn vi phạm.
Chính vì vậy, đối với trường hợp nhân sự nộp xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán toàn bộ số tiền công tương ứng với số công thực tế mà người lao động đã làm việc.
5.3. Nhân sự nữ khi nào được hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trong lúc mang thai?
Nhân sự nữ khi đang mang thai nghỉ việc sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng một trong những trường hợp sau:
- Trường hợp 1 – Thai phát triển bình thường: Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp 2 – Thai yếu: Lao động nữ cần phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Khi này, bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
5.4. Khi nào được quyền nghỉ việc mà không cần báo trước?
Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 quy định rằng người lao động hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết hợp đồng.
Trong trường hợp người lao động không được bố trí công việc đúng theo thỏa thuận ban đầu, địa điểm làm việc; không nhận đủ tiền lương hoặc không nhận lương đúng thời hạn, bị ngược đãi từ người sử dụng lao động, bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc,…người lao động có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước.
Tuy nhiên, trong trường hợp nghỉ việc vì các lý do khác, người lao động cần thông báo trước cho doanh nghiệp biết. Hiện tại, pháp luật không quy định rõ về hình thức cụ thể để thông báo trước, vì vậy người lao động có thể sử dụng các phương thức như thông báo bằng lời, viết đơn, gửi email và các hình thức khác đến người sử dụng lao động.
Mặc dù không bắt buộc viết đơn xin nghỉ trước khi rời công ty, tuy nhiên, việc viết đơn xin nghỉ việc hoặc gửi email cho người sử dụng lao động có thể tạo bằng chứng và thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc thông báo nghỉ việc của người lao động.
Theo Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019, trong trường hợp người lao động không được bố trí công việc, địa điểm làm việc không đúng theo thỏa thuận ban đầu; không nhận đủ hoặc đúng hạn tiền lương, bị ngược đãi từ người sử dụng lao động, bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc,… thì họ hoàn toàn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước.
5.5. Nghỉ việc không báo trước có được hưởng trợ cấp không?
Theo Điều 40 Bộ Luật lao động, người lao động nghỉ việc không báo trước sẽ:
- Không được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền bằng nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với số ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động các chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động.
Do đó, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo trước, người lao động sẽ phải tuân thủ các nghĩa vụ như không được hưởng trợ cấp thôi việc, phải bồi thường một phần tiền lương và phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
5.6. Khi nào được hưởng trợ cấp nghỉ việc sau khi nghỉ việc?
Người lao động được hưởng trợ cấp nghỉ việc sau khi thôi việc nếu đáp ứng các tiêu chí:
- Đã làm việc trên 12 tháng.
- Chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn, hoàn thành công việc,…
5.7. Nghỉ việc trước khi thời hạn hợp đồng lao động có được nhận sổ bảo hiểm xã hội không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và bàn giao lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
Nghĩa là khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đồng thời người sử dụng lao động cũng phải trả lại các giấy tờ chính và tài liệu khác mà họ đã giữ từ người lao động.
Vì vậy, dù có viết đơn xin nghỉ việc hay không, người lao động vẫn sẽ được người sử dụng lao động thực hiện các thủ tục chốt sổ BHXH và xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
5.8. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết mẫu đơn xin nghỉ việc không?
Theo Điều 25 của Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc được thỏa thuận bởi hai bên, nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc cụ thể. Nếu trong quá trình thử việc, người lao động cảm thấy không phù hợp, họ có quyền xin nghỉ việc.
Không chỉ vậy, điều 27 của Bộ luật Lao động năm 2019 đã đề cập rằng, trong thời gian thử việc, cả hai bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã được ký kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Do đó, việc viết đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc không bắt buộc. Tuy nhiên, người lao động nên thông báo trước cho người quản lý trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng và để công ty có thể áp dụng chính sách nhân sự phù hợp khi người lao động quyết định nghỉ việc.
5.9. Phải làm sao khi nộp đơn xin nghỉ việc nhưng không nhận được phê duyệt từ công ty?
Nếu người lao động đã tuân thủ đúng quy định, quy trình nghỉ việc mà vẫn gặp khó khăn từ phía người sử dụng lao động như giữ giấy giờ hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền tố cáo những vi phạm của doanh nghiệp theo hướng dẫn được quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP để bảo vệ quyền lợi của mình.
5.10. Các khoản tiền nhận được sau khi nghỉ việc đúng luật là gì?
Người lao động khi nghỉ việc đúng luật sẽ nhận được các khoản tiền sau:
- Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán bởi Doanh nghiệp.
- Tiền trợ cấp thôi việc: Trong trường hợp người lao động đã làm việc đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do hợp pháp như hết hạn hợp đồng, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động đã đóng đủ 12 tháng trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc sẽ có cơ hội nhận bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động sẽ được Qũy Bảo hiểm chi trả khoản này.
- Tiền trợ cấp mất việc làm: Được chi trả bởi Doanh nghiệp trong trường hợp người lao động đã làm việc đủ 12 tháng và mất việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, chia, tách, hợp nhất, và các trường hợp tương tự.
- Tiền lương cho những ngày nghỉ phép chưa sử dụng hoặc chưa được nghỉ hết: Theo quy định, người lao động được cấp từ 12-16 ngày nghỉ phép trong một năm. Trong trường hợp chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép trong quá trình làm việc, người lao động sẽ được Doanh nghiệp chi trả khoản tiền này.
5.11. Có thể viết email xin thôi việc thay cho đơn xin nghỉ việc được không?
Email xin nghỉ việc nên sử dụng từ ngữ trang trọng và lịch sự, đồng thời không quên biểu đạt lòng biết ơn đối với những trải nghiệm khi làm việc tại công ty. Hãy ghi lại những thành tựu mà bạn đã đạt được và những đóng góp của mình trong suốt thời gian làm việc, đồng hành cùng công ty trong việc tạo ra những thành công.
Cuối cùng, bạn cũng đừng quên bày tỏ lời chúc và mong muốn cho sự phát triển của công ty trong tương lai để email của bạn trở nên toàn diện và ý nghĩa hơn.
Trên đây là 15 mẫu đơn xin nghỉ việc và các vấn đề xoay quanh chủ đề này. Hy vọng những thông tin mà Vinacontrol CE Hồ Chí Minh vừa chia sẻ sẽ hữu ích với bạn khi quyết định xin nghỉ việc. Chúc bạn có một sự khởi đầu mới thuận lợi và thành công!
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:
- 9 Mẫu báo cáo doanh thu ngày, tháng, năm chi tiết trên Excel
- 18 Bảng đánh giá nhân viên theo tháng, năm, ngành nghề chi tiết
Tin tức liên quan
Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng
Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart
Biểu đồ phân tán trong quản lý chất lượng và 5 Lưu ý quan trọng
ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn
ISO 9001 là gì? Tìm hiểu bản chất và yêu cầu của tiêu chuẩn
PDCA là gì? Mô hình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng