Nội Dung Bài Viết
1. Mã vạch là gì?
Mã vạch (Barcode) là một phương pháp truyền tải thông tin, dữ liệu của sản phẩm hàng hóa. Mã vạch có độ lớn nhỏ khác nhau và khoảng trống song song xen kẽ nhau. Chúng được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa để các máy quét, máy đọc mã vạch có thể nhận dạng và đọc được thông tin của sản phẩm.
Mã vạch do Norman Joseph Woodland và Bernard Silver phát triển. Ý tưởng này dựa trên mong muốn của một vị chủ tịch buôn bán thức ăn, muốn kiểm soát toàn bộ quy trình bằng tự động kiểm tra hàng hóa. Ý tưởng đầu tiên là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hoặc dạng hẹp thẳng đứng, sau đó họ chuyển sang sử dụng hình dạng điểm đen của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Sau này, họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế của Mỹ để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế này đã được Mỹ phát hành ra thị trường vào ngày 7 tháng 10 năm 1952.
►Cấu tạo của mã vạch sản phẩm gồm 2 thành phần chính: mã số và mã vạch.
- Mã số: dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của tổ chức GS1. Người tiêu dùng có thể nhận dạng được mã số này.
- Mã vạch: tổ hợp những khoảng trắng, vạch đen được sắp xếp dưới dạng mã hóa. Mã vạch này để cho các thiết bị như máy quét, máy đọc tiếp nhận thông tin.

>>> XEM THÊM: Logistics là gì? Những tiêu chuẩn cần thiết trong ngành Logistics
2. Ý nghĩa và ứng dụng của mã vạch
- Ý nghĩa: tất cả các mã vạch lưu thông trên thị trường cần có mã vạch. Mã vạch giống như một “chứng minh thư” của hàng hóa, giúp phân biệt được nhanh chóng và xác định các loại hàng hóa khác nhau.
- Ứng dụng: hiện nay mã vạch được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau: kiểm tra hàng nhập khẩu, sản xuất, chuyển phát nhanh, y tế, vật liệu xây dựng, thiết bị điện,…

>>> XEM THÊM: Hồ sơ môi trường | Các loại hồ sơ doanh nghiệp cần thực hiện
3. Quy trình và hồ sơ đăng ký số mã vạch
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN tại khoản 2 điều 7 quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch. Khi chuẩn bị xong hồ sơ, tờ khai đăng ký mã số mã vạch, doanh nghiệp cần gửi đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ: số 8 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội để tiếp nhận và xem xét và xin giấy chứng nhận MSMV.
- Bước 3: Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký mã số sản phẩm. Bắt đầu từ thời điểm nhận đầy đủ thông tin hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, cũng như chỉ định tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL trong thời gian không quá 5 ngày làm việc.
- Bước 4: Ra quyết định cấp/từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và hồ sơ đăng ký mã số mã vạch hợp lệ thì phía GS1 Việt Nam sẽ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận sử dụng MSMV sản phẩm cho doanh nghiệp, đồng thời sẽ vào sổ đăng ký và lưu vào ngân hàng mã số quốc gia theo đúng quy định.
Nếu trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc phía GS1 Việt Nam sẽ thông báo cho doanh nghiệp tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.
►Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV gồm:
- Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
- Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định;
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định.

>>> XEM THÊM: Giám định là gì? Các loại hình giám định hiện nay
4. Chi phí đăng ký số mã vạch
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng): 1.000.000 đồng/mã.
- Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã.
- Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã.
- Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ.
- Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã.
STT | Phân loại phí | mức thu (đồng/năm) | |
1 |
| ||
1.1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) | 500.000 | |
1.2 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) | 800.000 | |
1.3 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) | 1.500.000 | |
1.4 |
| 2.000.000 | |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 200.000 | |
3 |
| 200.000 |
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.Trên đây là những thông tin cung cấp về mã vạch, Quý doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ kiểm tra hàng nhập khẩu, vui lòng liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua hotline 1800.646.820 (miễn phí hoàn toàn) hoặc email vncehcm@vnce.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất từ chuyên gia hàng đầu.
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Tin tức liên quan
Ứng dụng biểu đồ Pareto hiệu quả trong quản trị chất lượng
Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart
Biểu đồ phân tán trong quản lý chất lượng và 5 Lưu ý quan trọng
ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn
ISO 9001 là gì? Tìm hiểu bản chất và yêu cầu của tiêu chuẩn
PDCA là gì? Mô hình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng