Các chất bức xạ, phóng xạ là những thành phần được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống và hoạt động sản xuất, tuy nhiên các chất này lại có thể gây nguy hiểm, dễ gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người nếu không kiểm soát chúng một cách đúng đắn và khoa học. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định liên quan đến hoạt động kiểm xạ mà các cá nhân, tổ chức có hoạt động ứng dụng bức xạ, phóng xạ cần chú ý dưới đây. Hãy cùng Vinacontrol CE Hồ Chi Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Nội Dung Bài Viết
1. Kiểm xạ là gì?
Căn cứ và Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử 2008, ta có định nghĩa kiểm xạ như sau:
Kiểm xạ là việc đo liều chiếu xạ hoặc đo mức nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá, kiểm soát mức độ chiếu xạ do bức xạ hoặc chất phóng xạ gây ra.
Hiểu một cách đơn giản thì đây là công việc đo đạc suất liều hay liều bức xạ rò rỉ ra xung quanh thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ và các vị trí mà con người có mặt ở gần xung quanh thiết bị bức xạ. Cụ thể một trong các hoạt động kiểm xạ như đo suất liều bức xạ xung quanh container chứa nguồn phóng xạ, trên bề mặt của các thiết bị phát tia X (soi bo mạch, soi hành lý, máy X-quang,…) và các vị trí mà con người thường xuyên đứng điều khiển thiết bị hoặc nơi có những người không liên quan qua lại.
1.1 Mục đích của đo kiểm tra
Mục đích của hoạt động kiểm xạ là:
- Xác định rõ sự thay đổi có thể xảy ra do thay đổi che chắn, quy trình hoặc vị trí thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ
- Xây dựng hồ sơ đánh giá bảo vệ bức xạ và điều kiện an toàn trong vùng kiểm soát và vùng giám sát
- Đánh giá liều cá nhân so với giới hạn liều
1.2 Những đối tượng phải thực hiện kiểm xạ
Theo điều 14 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định “Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc“.

>>> ĐỌC THÊM: Kiểm định là gì? Phân loại thiết bị theo yêu cầu nhà nước
2. Quy định pháp luật về hoạt động kiểm xạ
Theo Điều 24 Luật năng lượng nguyên tử, Kiểm xạ khu vực làm việc được quy định cụ thể tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải:
- Thực hiện thường xuyên và có hệ thống việc kiểm xạ khu vực làm việc, tương xứng với mức độ, khả năng gây chiếu xạ của công việc bức xạ ,đo đạc các thông số cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá an toàn.
- Lập, cập nhật, bảo quản hồ sơ kiểm xạ, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn.
Điều 14 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN cũng quy định chi tiết hoạt động kiểm xạ phải đảm bảo, tuân theo các yếu tố, yêu cầu sau:
- Thứ nhất, Phải tuân theo các đại lượng đo, phương pháp, quy trình đo, vị trí, thời điểm đo, tần suất kiểm xạ đã được xác định trước;
- Thứ hai, Mức điều tra cho các vị trí đo được quy định phải được thiết lập dựa trên các số liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt ở các cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự;
- Thứ ba, Tần suất kiểm xạ khu vực làm việc phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của công việc bức xạ được thực hiện tại khu vực đó và không được ít hơn 1 lần/năm;
- Thứ tư, Thiết bị kiểm xạ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.
Đơn vị kiểm xạ tiến hành kiểm xạ dựa trên các yêu cầu trên, sau đó lập thành chương trình quan trắc và nộp theo hồ sơ xin cấp giấy phép và lưu trong hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc. Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc sẽ được thông báo cho nhân viên bức xạ và người quản lý trực tiếp tại đơn vị này. Vậy nên, để đảm bảo hoạt động kiểm xạ được thực hiện một cách hợp pháp, đúng theo quy định pháp luật nhất, Quý đơn vị nên lựa chọn tổ chức có năng lực, thiết bị kiểm xạ đạt chuẩn và được cơ quan Nhà nước chỉ định.
>>> ĐỌC THÊM: Giám định là gì? Các loại hình giám định hiện nay
3. Tại sao cần tiến hành kiểm xạ?
Pháp luật Việt Nam quy định rõ việc kiểm xạ là bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức tiến hành bức xạ. Theo điểm b khoản 2 điều 8 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm xạ định kỳ nơi làm việc của nhân viên bức xạ theo quy định. Do đó để tránh bị xử phạt do vi phạm những quy định của Nhà nước đặt ra, những đối tượng này cần tuân thủ nghiêm ngặt cũng như thực hiện tốt việc kiểm xạ định kỳ tại nơi làm việc. Ngoài ra, đơn vị tiến hành kiểm xạ cũng nhận được các lợi ích sau đây:
- Đảm bảo sức khỏe cho người lao động và sức khỏe cộng đồng;
- Giảm thiểu các nguy cơ độc hại, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường sống;
- Khắc phục kịp thời các yếu tố gây hại đến sức khỏe, môi trường tại nơi làm việc;
- Thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị với người lao động và xã hội;
- Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, đơn vị với các khách hàng, đối tác của mình.

>>> ĐỌC TIẾP: Quản trị rủi ro là gì? 4 loại rủi ro doanh nghiệp cần lưu ý
4. Quy trình kiểm xạ
Quy trình kiểm xạ là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của nhân viên làm việc trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm các tác nhân độc hại như bức xạ. Nếu bạn đang làm việc trong ngành y tế, hạt nhân, hay các lĩnh vực liên quan đến đo lường bức xạ, bạn sẽ cần phải áp dụng quy trình kiểm xạ để đảm bảo sự an toàn và tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng.
Dưới đây là quy trình kiểm xạ cơ bản được thực hiện tại nơi làm việc:
- Xác định các khu vực có nguy cơ bị phơi nhiễm bức xạ: Các khu vực này có thể được xác định dựa trên loại tác nhân độc hại, các thiết bị hoặc vật dụng sử dụng trong quá trình làm việc, và các quy định an toàn liên quan.
- Xác định loại thiết bị và phương pháp kiểm xạ phù hợp: Tùy thuộc vào mức độ phơi nhiễm, loại tác nhân độc hại và các yêu cầu pháp lý liên quan, nhà quản lý an toàn sẽ lựa chọn phương pháp kiểm xạ và các thiết bị cần thiết để thực hiện kiểm tra.
- Chuẩn bị và thực hiện kiểm xạ: Trong quá trình này, nhà quản lý an toàn sẽ chuẩn bị các thiết bị kiểm xạ, đồ bảo hộ và các thiết bị liên quan khác. Sau đó, họ sẽ thực hiện kiểm tra khu vực đó để đảm bảo rằng mức độ phơi nhiễm bức xạ ở đó không vượt quá ngưỡng cho phép.
- Đánh giá và xử lý kết quả kiểm xạ: Sau khi hoàn thành kiểm xạ, nhà quản lý an toàn sẽ đánh giá kết quả và xử lý các vấn đề liên quan đến mức độ phơi nhiễm bức xạ, nếu có.
- Báo cáo kết quả kiểm xạ: Cuối cùng, kết quả kiểm xạ sẽ được báo cáo cho những người liên quan để họ có thể thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, quy trình kiểm xạ cũng bao gồm việc duy trì và kiểm tra các thiết bị kiểm xạ để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của chúng, và đào tạo nhân viên về quy trình kiểm xạ và các biện pháp an toàn liên quan đến bức xạ.
Tóm lại, quy trình kiểm xạ là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của nhân viên làm việc trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm các tác nhân độc hại như bức xạ. Việc tuân thủ quy trình này sẽ giúp đảm bảo sự an toàn và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến bức xạ.
5. Tổ chức có năng lực kiểm xạ tại Việt Nam
Vinacontrol CE Hồ Chí Minh là đơn vị được Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân cấp giấy phép hoạt động kiểm xạ, cụ thể là Kiểm xạ trong y tế và Kiểm xạ trong công nghiệp theo Giấy Đăng ký Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử số 28/2017/ĐK/ATBXHN. Chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm và đã thực hiện kiểm xạ cho hàng nghìn đơn vị, đối tác trong và ngoài nước:
– Sở hữu trang thiết bị đạt chuẩn, hiện đại, cho ra kết quả đo lường chính xác nhanh nhất
– Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu
– Chi nhánh văn phòng trên toàn quốc, kịp thời đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên mọi miền
– Hồ sơ đơn giản – thủ tục nhanh chóng
– Chi phí thấp hơn mặt bằng chung – Ưu đãi chiết khấu cho hợp đồng giá trị lớn
Để được tư vấn và báo giá kiểm xạ chi tiết nhất, Quý khách hàng vui lòng chat với chuyên viên hoặc liên hệ chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty CP chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol
- Văn phòng: 41 Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Văn phòng Thanh Hóa: Lô 06 Đại Lộ Võ Nguyên Giáp, Đông Vệ, TP Thanh Hóa.
- Văn phòng Đà Nẵng: 66 Võ Văn Tần, P. Chính Gián, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng.
- Văn phòng Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, P. 13, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Hotline: 1800.646.820
- Email: vncehcm@vnce.com.vn
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Hun trùng hàng hóa xuất nhập khẩu | Thủ tục thực hiện
- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là gì? Thông tin doanh nghiệp cần biết
Tin tức liên quan
Đào tạo an toàn nhóm 6 | Cấp thẻ nhanh – chi phí thấp
Đào tạo an toàn nhóm 5 | Huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn
Tiêu chuẩn ISO 45001 thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001
Huấn luyện an toàn nhóm 1 | Đào tạo cấp chứng chỉ an toàn
Giám Sát An Toàn Lao Động Và Những Điều Kiện Quan Trọng
Huấn luyện an toàn nhóm 4 – Cấp chứng chỉ ATVSLĐ