Mọi cơ sở hoạt động sản xuất, cung ứng, kinh doanh thực phẩm cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. ISO 22000 là một tiêu chuẩn để đánh giá và chứng minh rằng doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, theo đó, doanh nghiệp cần thiết hiểu rõ và áp dụng ISO 22000:2018 vào hoạt động tổ chức của mình.
Nội Dung Bài Viết
- 1. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?
- 2. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 là gì?
- 3. Doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000?
- 4. Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018?
- 5. Lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống An toàn thực phẩm
- 6. Các bước chính để triển khai thành công ISO 22000 là gì?
1. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?
ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này đưa ra cho tổ chức một khuôn khổ gồm các yêu cầu để tiến hành xây dựng, áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; theo đó, doanh nghiệp có thể thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi cung ứng một cách khoa học và tối ưu nhất bằng cách xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn đối với an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng mọi tiêu chí luật định và quy định hiện hành liên quan đến an toàn thực phẩm; theo đó, các tổ chức có thể thiết lập một FSMS tập trung, chặt chẽ và tích hợp hơn so với yêu cầu thông thường của luật pháp.
ISO 22000 kết hợp và bổ sung các yếu tố cốt lõi của ISO 9001 và HACCP để cung cấp khuôn khổ hiệu quả cho việc phát triển, thực hiện, giám sát và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) đã được lập thành văn bản trong bối cảnh rủi ro kinh doanh tổng thể của tổ chức.
Phiên bản ISO 22000:2018 là phiên bản cập nhật mới nhất trên thế giới. Tại Việt Nam tiêu chuẩn TCVN 22000:2018 có nội dung tương tự theo tiêu chuẩn Quốc tế. Theo nghiên cứu hàng năm của ISO, hơn 32.000 chứng chỉ ISO 22000 chứng nhận việc áp dụng đúng tiêu chuẩn hiện đang được trưng bày bởi các tổ chức trên toàn thế giới.
✍ Xem thêm: Tải tài liệu tiêu chuẩn ISO 22000:2018 PDF phiên bản song ngữ MIỄN PHÍ
2. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 là gì?
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là một hệ thống quản lý bao gồm các quy trình, thủ tục và yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được coi là 1 quyết định chiến lược đối với các tổ chức nhằm cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của tổ chức về an toàn thực phẩm. Dưới đây là những lợi ích tiềm năng mà hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:
- Khả năng cung cấp ổn định thực phẩm an toàn và các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến đáp ứng yêu cầu khách hàng và yêu cầu quy định pháp luật;
- Khả năng vận hành theo 1 quy trình liên tục cung cấp nguồn lực và được quản lý một cách thỏa đáng, đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi;
- Giải quyết được các rủi ro liên quan đến mục tiêu của tổ chức.

3. Doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000?
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể được sử dụng bởi tất cả các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi thực phẩm, bất kể quy mô hoặc vị trí của họ trên thế giới
Những đối tượng cần áp dụng ISO 22000 có thể kể đến như:
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và các nhà sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi và / hoặc sản xuất cây trồng);
- Các nhà sản xuất và chế biến, nhà cung cấp dịch vụ, nhà điều hành vận tải và nhà thầu phụ, kho bãi và phân phối, cửa hàng bán lẻ và dịch vụ thực phẩm;
- Các tổ chức liên quan chặt chẽ đến khu vực, chẳng hạn như nhà sản xuất thiết bị, bao bì, sản phẩm tẩy rửa, phụ gia và thành phần.
✍ Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể thay thế giấy an toàn vệ sinh thực phẩm không?
4. Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018?
Có 4 yêu cầu cơ bản như sau:
- An toàn thực phẩm – các quy trình và thủ tục mà doanh nghiệp cần tuân theo trong suốt chuỗi cung ứng để giữ cho thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng;
- Trách nhiệm quản lý – các lĩnh vực mà nhóm quản lý cần tập trung vào, tham gia và chịu trách nhiệm;
- Quản lý nguồn lực – phải phân công các nguồn lực như con người, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất như thế nào để đảm bảo hiệu suất tốt nhất có thể;
- Đo lường, phân tích và cải tiến – các điều khoản cuối cùng đề cập đến cách doanh nghiệp có thể xác định xem Hệ thống quản lý của mình có hoạt động như mong đợi hay không, tạo điều kiện cho việc cải tiến liên tục hệ thống của bạn.

5. Lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống An toàn thực phẩm
Khi áp dụng quy trình Quản lý An toàn Thực phẩm được quốc tế công nhận vào doanh nghiệp của mình để tăng cường các biện pháp kiểm soát quản lý rủi ro và cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Nâng cao danh tiếng cho thương hiệu từ đó sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh và giúp tổ chức giành được công việc kinh doanh mới;
- Tăng cường kiểm soát quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng thực phẩm;
- Xây dựng lòng tin với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên quan tâm trong chuỗi thực phẩm về sự an toàn của thực phẩm và khả năng giảm thiểu rủi ro sức khỏe của doanh nghiệp;
- Cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức;
- Giúp tối ưu hóa và cập nhật hệ thống quản lý thông qua một quá trình cải tiến liên tục để chúng vẫn hoạt động hiệu quả ;
- Đảm bảo với nhóm quản lý rằng tổ chức có các quy trình an toàn thực phẩm mạnh mẽ và hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình;
- Đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn việc đưa các vật liệu nguy hiểm và ô nhiễm không may.
6. Các bước chính để triển khai thành công ISO 22000 là gì?
ISO 22000 thường được thực hiện theo 9 giai đoạn:
- Xác định nền và hướng đi;
- Hoạch định hệ thống quản lý: trả lời các câu hỏi ai, cái gì, ở đâu, khi nào và như thế nào;
- Xây dựng cơ sở vững chắc thông qua thực hành tốt vệ sinh;
- Thực hiện một nghiên cứu HACCP;
- Triển khai hệ thống quản lý;
- Dự đoán và quản lý các tình huống khủng hoảng;
- Kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống quản lý;
- Chứng nhận ISO 22000:2018;
- Liên tục cải tiến hệ thống quản lý.

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000:2018 – Thông tin chi tiết
Vinacontrol CE HCM là đơn vị tư vấn chứng nhận ISO hàng đầu Việt Nam, được Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam chỉ định và cấp phép đánh giá cấp chứng nhận ISO 22000 trên toàn quốc. Với hệ thống văn phòng trên khắp cả nước, Vinacontrol CE HCM luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi, chứng chỉ của Vinacontrol CE HCM được công nhận rộng rãi trên thế giới mang đến cho doanh nghiệp cơ hội cạnh tranh và khằng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Hiện chúng tôi đang diễn ra chương trình Ưu đãi CỰC HẤP DẪN cho Quý khách hàng đăng ký dịch vụ lần đầu, Mọi yêu cầu về tư vấn áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, xin liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.646.820 (miễn phí hoàn toàn), email vncehcm@gmail.com để được hỗ trợ tốt nhất!
Tin tức liên quan
Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi | Hỗ trợ tư vấn thông quan
Dịch vụ chứng nhận hợp quy hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT
Chứng nhận hợp quy Natri Hydroxit công nghiệp theo QCVN 03A:2020/BCT
[DOWNLOAD] Tài liệu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 PDF song ngữ
Tiêu chuẩn ISO 22716 | Giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết