Chứng nhận Organic – Tiêu chuẩn hữu cơ thực phẩm

Thực phẩm hữu cơ luôn chiếm được thiện cảm của người dân và đang trở thành xu hướng tiêu dùng thông minh trên thị trường. Chúng ta không thể phủ nhận sự hấp dẫn của những sản phẩm organic khi mà trên thực tế người dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để có thể sử dụng chúng. Doanh nghiệp ngành nghề thực phẩm cần nắm bắt ngay cơ hội này bằng việc thực hiện chứng nhận Organic để nhận được các lợi ích gia tăng lợi nhuận đáng kể cho tổ chức. Hãy cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Thực phẩm Organic là gì?

Organic bao gồm các sản phẩm hữu cơ được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, bùn thải, sinh vật biến đổi gen, hoặc bức xạ ion; Các sản phẩm thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm sữa từ động vật không dùng thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng.

chứng nhận organic
Nông trại sản xuất sản phẩm Organic cần đáp ứng các yêu cầu & tiêu chuẩn ngành nông nghiệp hữu cơ

Nhìn chung, thực phẩm hữu cơ là loại thực phẩm được sản xuất theo những yêu cầu về tiêu chuẩn và phương thức của ngành nông nghiệp hữu cơ. Có thể hiểu một cách cơ bản các yêu cầu này như sau:

  • Không chất độc hại, không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất diệt nấm. Nếu có sử dụng thì thuốc phải thuộc danh sách được phép sử dụng;
  • Không sử dụng nước bẩn, nước bùn cống hay phân bón hóa học;
  • Không sử dụng giống biến đổi Gen (GMOs);
  • Không thuốc kháng sinh;
  • Không chất kích thích và thuốc tăng trưởng;
  • Không xử lý bằng chiếu, bức xạ nhiệt.

Những nông trại sản xuất sản phẩm hữu cơ luôn cần phải chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và bảo tồn nguồn đất và nước để nâng cao chất lượng môi trường, môi sinh cho thế hệ tương lai.

>>> XEM THÊM: GMP là gì? Yêu cầu và Quy trình thực hành sản xuất tốt

2. Chứng nhận Organic

Chứng nhận Organic hữu cơ là hoạt động nhằm kiểm chứng chất lượng, độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, mỹ phẩm; đồng thời cấp giấy chứng nhận hữu cơ – Organic cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ của quốc gia hay thế giới.

chứng nhận organic
Giấy chứng nhận hữu cơ – Organic được cấp cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ của quốc gia hay thế giới

Giấy chứng nhận hữu cơ sẽ được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần cấu tạo của sản phẩm sẽ có quy định cấp chứng nhận tương ứng.  Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…

Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2017 gồm 3 tiêu chuẩn:

  • TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;
  • TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ;
  • TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ môi trường | Các loại hồ sơ doanh nghiệp cần thực hiện

3. Các yêu cầu của chứng nhận

3.1. Về đa dạng sinh học

khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.

3.2. Về vùng đệm

Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh.

3.3. Về sản xuất song song

Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm

3.4. Về hạt giống và vật liệu trồng trọt

Lý tưởng nhất là tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ, tuy nhiên hiện đã được xác nhận rằng ở nước ta hiện chưa có hạt giống và cây con hữu cơ để đáp ứng cho người sản xuất hữu cơ.

3.5. Về các vật liệu biến đổi gen

Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao sẽ không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng.

3.6. Về các đầu vào hữu cơ

Trong tiêu chuẩn PGS sẽ định hướng những loại đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Vì thế  luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ.

4. Các lợi ích khi thực hiện chứng nhận hữu cơ thành công

Chứng nhận Organic có ý nghĩa vô cùng quan trọng và mang lại nhiều giá trị bền vững cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp và xã hội.

Đối với xã hội

  • Vận dụng các tiêu chuẩn hữu cơ vào canh tác đã làm thay đổi tập quán sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm đúng nghĩa;
  • Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng, cắt giảm chi phí y tế, đảm bảo xã hội phát triển bền vững, ổn định;
  • Góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với nhà sản xuất, doanh nghiệp

  • Tuân thủ các tiêu chuẩn về canh tác sản xuất thực phẩm hữu cơ của quốc gia và trên thế giới;
  • Giúp nhà sản xuất kịp thời phản ứng với các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất có liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát toàn bộ các khâu sản xuất từ làm đất, canh tác, chăm sóc, chăm bón cho đến khi thu hoạch, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định;
  • Tạo được lòng tin đối với các đối tác, khách hàng là đơn vị phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý;
  • Tăng cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa;
  • Với sản phẩm được chứng nhận Organic doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường quốc tế.
chứng nhận organic
Người dân an tâm, tin tưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm có chứng nhận Organic

>>> XEM THÊM: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam | Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

5. Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ

Sau đây là toàn bộ quy trình 6 bước thực hiện xét duyệt chứng nhận Organic:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Đầu tiên để đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam trang trại, nhà sản xuất phải tải bộ tiêu chuẩn Organic từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho từng nhóm sản phẩm như gia súc gia cầm, mỹ phẩm, rau củ quả,…..

Bước 2: Chọn đơn vị tư vấn

  • Sau khi lựa chọn tổ chức chứng nhận được cấp phép để tư vấn, doanh nghiệp sẽ đăng ký kiểm định chất lượng trang trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam.
  • Thời hạn thông thường là 1 năm, khi hết hạn phải kiểm định lại.

Bước 3: Gửi mẫu kiểm nghiệm

  • Thực hiện lấy mẫu đất, nước ngẫu nhiên trong trang trại (lượng mẫu phải lấy đúng quy định và dàn trải toàn nông trại) dưới sự giám sát của tổ chức chứng nhận.
  • Gửi mẫu đất, nước đến các Trung tâm kiểm nghiệm có đầy đủ kỹ thuật, máy móc để báo cáo về hàm lượng của các chất độc hại (bao gồm cả kim loại nặng) và thành phần, tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong đất

Bước 4: Kiểm nghiệm nông sản sau khi thu hoạch

Nông sản sau khi thu hoạch phải lấy mẫu và gửi sang để kiểm định các thành phần độc tố, hàm lượng dinh dưỡng

Bước 5: Khắc phục

  • Đơn vị chứng nhận sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các điểm chưa đạt yêu cầu để có hướng khắc phục.
  • Tiến hành nghiệm thu, lấy mẫu xét nghiệm lại các yếu tố chưa đạt.

Bước 6: Cấp chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam

Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của bộ quy chuẩn hữu cơ thì sẽ được tổ chức cấp chứng nhận Organic cho nông sản, sản phẩm đã đăng ký với thời hạn một năm. Khi đó, nhà sản xuất sẽ được sử dụng logo, số, thời gian hiệu lực của chứng nhận hữu cơ do đơn vị trung gian cấp trên nhãn sản phẩm.

chứng nhận organic
Chứng nhận Organic giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời gia tăng lợi nhuận cho tổ chức

Tựu lại, chứng nhận Organic mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Việc canh tác theo phương pháp hữu cơ sẽ giúp kinh tế phát triển theo chiều hướng bền vững cân bằng, góp phần bảo vệ môi trường, ổn định an sinh xã hội, nâng cao sức khỏe con người – thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đồng thời góp phần gia tăng lợi nhuận cho tổ chức.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng nhận Organic mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc.Với mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO và chứng nhận nông nghiệp hữu cơ với phương thức thực hiện nhanh chóng và tiện lợi nhất. Quý khách hàng cần tư vấn liên hệ hotline miễn phí 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để được chuyên gia hỗ trợ nhanh chất và chi tiết nhất.

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820