Kiểm toán năng lượng

Tiết kiệm và quản lý một cách hiệu quả các yếu tố năng lượng luôn là vấn đề được quan tâm trên toàn cầu. Việc thất thoát năng lượng mỗi ngày hoặc không quản lý, sử dụng đúng cũng đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và nền kinh tế. Theo đó, kiểm toán năng lượng giúp các đơn vị quản lý năng lượng một cách tối ưu nhất, từ đó phát triển kinh tế dựa trên các yếu tố bền vững, bảo vệ môi trường hơn. Dưới đây là một số nội dung mà Vinacontrol CE Hồ Chí Minh giới thiệu về hoạt động kiểm toán năng lượng mà Quý doanh nghiệp có thể tham khảo để rõ hơn về hoạt động này.

1. Kiểm toán năng lượng là gì?

Kiểm toán năng lượng là hoạt động kiểm tra, khảo sát và phân tích các dòng năng lượng cho bảo tồn năng lượng trong một tòa nhà, một quá trình, hoặc hệ thống để giảm số lượng đầu vào năng lượng vào hệ thống mà không ảnh hưởng xấu đến đầu ra.

Công việc của kiểm toán năng lượng bao gồm: Đo kiểm xác định định mức tiêu thụ năng lượng hiện tại của nhà máy, trong quá trình kiểm toán năng lượng sẽ tìm thấy những cơ hội tiết kiệm năng lượng, từ đó giúp cho Doanh nghiệp nhận biết được những cơ hội đầu tư nhằm sử dụng tối ưu hoá năng lượng giúp giảm chi phí giá thành đầu vào cho sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh của công ty.

kiểm toán năng lượng
Kiểm toán năng lượng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất hoạt động và tiết kiệm chi phí do thất thoát năng lượng

>>> XEM THÊM: Vì sao quan trắc môi trường xung quanh lại cần thiết với doanh nghiệp 

2. Các văn bản pháp quy liên quan đến kiểm toán năng lượng

  1. Luật số 50/2010/QH12 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
  2. Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
  3. Nghị định 73/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
  4. Thông tư 09/2012/TT-BCT quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: thực hiện kiểm toán năng lượng;
  5. Thông tư 19/2016/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát;
  6. Thông tư 20/2016/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép;
  7. Thông tư 38/2016/TT_BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa.

>>> XEM THÊM: NDT bằng hạt từ | Quy trình chi tiết

3. Những tổ chức, cá nhân nào phải kiểm toán năng lượng?

Theo quy định tại Nghị định 21/2011/NĐ-CP, những đơn vị bắt buộc phải kiểm toán năng lượng là những đơn vị thuộc nhóm cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được xác định như sau:

  • Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổ cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương 1000 TOE trở lên;
  • Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương 500 TOE trở lên.

Ngoài ra, Nhà nước luôn khuyến khích các cơ sở không thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm định kỳ tổ chức kiểm toán năng lượng và báo xáo tình hình sử dụng năng lượng.

kiểm toán năng lượng
Đơn vị tiến hành kiểm toán năng lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu luật định

>>> XEM THÊM: NDT bằng dòng điện xoáy | Thông tin cụ thể

4. Lợi ích khi kiểm toán năng lượng

4.1 Mục tiêu của kiểm toán năng lượng

Mục tiêu của kiểm toán năng lượng nhằm đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng, sau đó xác định các giải pháp giảm suất tiêu thụ năng lượng, giảm các chi phí vận hành.

  • Kiểm toán năng lượng giúp giảm tiêu thụ năng lượng tại các hệ thống sản xuất và sinh hoạt trong khi vẫn duy trì hoặc cải thiện công suất dây chuyền, năng suất lao động, sức khỏe con người, sự thoải mái và an toàn cho môi trường sống, môi trường làm việc;
  • Kiểm toán năng lượng tập trung xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và tiềm năng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng;
  • Kiểm toán năng lượng là công cụ trợ giúp quản lý và được phân thành kiểm toán năng lượng sơ bộ và kiểm toán chi tiết;
  • Kiểm toán năng lượng đáp ứng các yêu cầu của luật định đối với doanh nghiệp.

Với mục đích tiếp kiệm năng lượng đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia thì việc kiểm toán năng lượng trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

>>> XEM THÊM: NDT bằng siêu âm | Thử nghiệm không phá hủy

4.2 Kiểm toán năng lượng mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích 

  • Kiểm toán năng lượng là một trong những bước đi đầu tiên và quan trọng để triển khai dự án tiết kiệm năng lượng, với điều kiện quá trình thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học;
  • Là tiền đề cho các hoạt động dẫn đến tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp và là cơ sở triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Kiểm toán năng lượng lặp lại thường xuyên đảm bảo một hệ thống quản lý năng lượng bền vững trong doanh nghiệp;
  • Khẳng định doanh nghiệp hoạt động đúng theo khuôn khổ pháp luật theo các quy định trong văn bản pháp luật cũng như các nghị định và thông tư liên quan;
  • Tiết kiệm chi phí năng lượng, tiết kiệm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây được xem như là mục tiêu cao nhất và có lợi nhất đối với doanh nghiệp khi muốn thực hiện kiểm toán năng lượng và đầu tư giải pháp tiết kiệm năng lượng;
  • Giảm bớt sự ô nhiễm, phát thải, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Lợi ích này liên quan đến yếu tố phát triển cộng đồng, xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trên đây là các nội dung cần lưu ý khi tiến hành kiểm toán năng lượng. Mọi thông tin chi tiết hỗ trợ dịch vụ Kiểm toán năng lượng, Quý doanh nghiệp liên hệ Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua hotline miễn phí 1800.646.820, email vncehcm@vnce.com.vn để được phục vụ tốt nhất.

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800.646.820